Thực Trạng Quyết Toán Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Thị Xã Sơn Tây


thu NSNN thường xuyên phải chiếm tỷ trọng cao còn các khoản thu NSNN không thường xuyên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu NSNN. Vì vậy, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng các nguồn thu từ thuế CTN ngoài quốc doanh, lệ phí trước bạ, phí, lệ phí và thuế TNCN một cách hợp lý và giảm dần sự phụ thuộc vào thu từ tiền sử dụng đất (các khoản thu không thường xuyên).

Qua thực trạng việc thu ngân sách thị xã Sơn Tây 2017-2020 cho thấy công tác chấp hành dự toán thu ngân sách của thị xã Sơn Tây như sau:

Thứ nhất, quản lý thu ngân sách thị xã cơ bản đã hoàn thành, hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách được giao góp phần đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, giáo dục, văn hoá

- xã hội, quốc phòng, an ninh…

Thứ hai, sự chỉ đạo của UBND thị xã trong công tác quản lý thu thuế trên địa bàn. Xác định thuế là nguồn thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu ngân sách thị xã Sơn Tây nên trong những năm qua thị uỷ, UBND thị xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung và thu thuế nói riêng nên công tác thu thuế đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Thứ ba, thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản thu từ thuế, là nội dung quan trọng trong công tác quản lý thu thuế. Nhận thức được điều này, chi cục thuế Sơn Tây đã tham mưu cho UBND thị xã các văn bản tăng cường quản lý công tác thu ngân sách, tập trung vào việc đề ra các giải pháp nhằm hoàn thành dự toán thu được giao, đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ trong công tác thu thuế. Chi cục thuế Sơn Tây thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền các chính sách thuế mới, niêm yết công khai, đầy đủ các văn bản về chính sách thuế, thủ tục thuế để người nộp thuế nắm bắt kịp thời, đồng thời triển khai các biện pháp khai thác nguồn thu, tổ chức thực hiện quản lý thuế theo đúng quy trình. Bên cạnh đó, chi cục thuế Sơn Tây đẩy mạnh thực hiện uỷ nhiệm thu cho các xã, phường, đồng thời tổ chức tập huấn kiến thức cơ bản về thuế, quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể, đôn đốc thu nợ… cho lực lượng phục trách công tác uỷ nhiệm thu ở xã, phường góp phần mang lại kết quả tích cực trong công tác thu thuế trên địa bàn.


Thứ tư, các khoản thu từ tiền sử dụng đất không ổn định: Các dự án đấu giá quyền sử dụng đất triển khai chậm do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dẫn đến hiệu quả dự án không cao gây thất thu ngân sách thị xã, các thủ tục liên quan giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn nhiều khâu phức tạp khiến các cá nhân tham gia mua bán, chuyển nhượng không tự nguyện nộp thuế. Bên cạnh đó, một số dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn thị xã không hoàn thành theo đúng tiến độ hoặc dừng triển khai do năng lực của các nhà đầu tư, quy trình thủ tục đầu tư phức tạp liên quan đến các sở, ngành thành phố dẫn đến tình trạng thất thu cho ngân sách thị xã, hiệu quả dự án thấp.

Thứ năm, công tác quản lý thu phí, lệ phí được thực hiện tương đối tốt góp phần tăng thu ngân sách cho thị xã. Nội dung thu phí, lệ phí căn cứ theo Luật phí, lệ phí ngày 25/11/2015, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 và Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội, các cơ quan, đơn vị được giao thu phí, lệ phí chủ yếu như phòng Tư pháp, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Quản lý đô thị, Ban quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm, UBND các xã, phường… đã tổ chức công tác thu phí, lệ phí tốt, hoàn thành dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với chi cục thuế Sơn Tây.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết trong tổ chức thu ngân sách thị xã như sau:

Một là, trong quá trình tổ chức thu ngân sách vẫn còn để xảy ra tình trạng thất thu ngân sách, trong đó có thất thu thuế từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Một số hộ kinh doanh không đăng ký, kê khai nộp thuế, không mở sổ sách kế toán đầy đủ, thực hiện sai chế độ ghi hoá đơn bán hàng, giấu doanh thu thuế; một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh chưa kê khai đúng số thuế phải nộp; hầu hết các hộ thực hiện thu thuế khoán, mức thuế khoán phải nộp thường thấp hơn rất nhiều so với doanh số thực tế phát sinh; một số cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng không thực hiện kinh doanh mà để buôn bán hoá đơn bất hợp pháp; vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp chây ì, dây dưa nợ đọng thuế kéo dài, cố tình hạch toán chi phí sai qui định để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân còn thất thu nhiều, đặc biệt là đối với những cá nhân hành nghề tự do.


Thị xã Sơn Tây đang trong quá trình đô thị hóa với nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới trên địa bàn thị xã như: Khu đô thị Phú Thịnh, Khu đô thị HUD, Khu nhà ở Sơn Lộc, Khu nhà ở Đồi Dền, Khu nhà ở Thiên Mã. Số tiền thu nộp ngân sách từ các dự án này đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngân sách của thị xã Sơn Tây nhưng trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhiều dự án chậm nộp, nợ đọng, doanh nghiệp chây ì, không nộp tiền sử dụng đất hoặc chưa nộp đủ số thu theo quy định. Từ đó, chưa phản ánh đúng khả năng thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Hai là, thủ tục hành chính trong kê khai thuế vẫn còn rườm rà, trải qua nhiều bước gây khó khăn, phiền hà cho các đối tượng nộp thuế. Công tác tuyên truyền, giải thích pháp luật về thuế chưa thường xuyên, kịp thời.

Ba là, chưa phân định rõ ràng trách nhiệm, vai trò của các cấp trong quản lý ngân sách, sự phối hợp chưa đồng bộ và chặt chẽ giữa các ban, ngành và chính quyền cấp cơ sở trong quản lý thu NSNN. Trong đó, thông tin về số liệu giữa của cơ quan thuế, Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước chưa kịp thời; sự phối hợp của chi cục thuế với chính quyền các xã, phường chưa chặt chẽ, sâu sát trong việc rà soát đăng ký, kê khai nộp thuế của các hộ kinh doanh, đôn đốc thu nợ đọng thuế, thất thu thuế thu nhập cá nhân đối với các hộ kinh doanh tự do…

Bốn là, Công tác kế hoạch hoá nguồn thu chưa được coi trọng đúng mức:. Chi cục thuế Sơn Tây chưa làm tốt công tác kế hoạch hóa các nguồn thu, chưa nắm chắc được khả năng nguồn thu trên địa bàn bao gồm các nguồn thu đã có, nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó từ đó có biện pháp quản lý và thu đúng, thu đủ và đa dạng hoá nguồn thu. Tập trung vào công tác quản lý thu thuế đối với các đơn vị doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có để nhằm đạt được dự toán được giao mà chưa có biện pháp mở rộng và đa dạng hoá các nguồn thu.

2.2.3. Thực trạng quyết toán thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây

Quyết toán thu NSNN là khâu cuối chu trình thu ngân sách, là nội dung quan trọng trong công tác quản lý thu NSN. Quyết toán ngân sách thị xã Sơn Tây hàng năm được HĐND thị xã phê duyệt khi đã đảm bảo các yêu cầu thực hiện đúng dự toán ngân sách địa phương đã được HĐND thị xã quyết định,


những chỉ tiêu tăng, giảm so với dự toán phải được thuyết minh rõ các nguyên nhân; đảm bảo đúng chế độ, chính sách của nhà nước. Thông qua công tác quyết toán thu NSNN, HĐND thị xã sẽ đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây làm cơ sở đề ra những chủ trương, giải pháp tạo nguồn thu cho ngân sách, chống thất thu ngân sách và điều chỉnh những bất hợp lý trong việc xây dựng dự toán ngân sách năm sau.

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán ngân sách hàng năm và hướng dẫn của Sở Tài chính thành phố Hà Nội, phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Sơn Tây phối hợp với chi cục thuế Sơn Tây, Kho bạc nhà nước Sơn Tây tổ chức quyết toán thu ngân sách NSNN. Công tác quyết toán thu ngân sách thị xã được thực hiện trên cơ sở số liệu quyết toán các khoản thu do chi cục thuế Sơn Tây, các đơn vị giao thu thực thu và nộp vào NSNN. Quyết toán thu NSNN trên địa bàn thị xã được tổng hợp số liệu thu hàng tháng, quý. Theo đó hàng quý, phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã đối chiếu với chi cục thuế Sơn Tây và KBNN thị xã Sơn Tây số liệu thu NSNN trên địa bàn thị xã nhằm thực hiện điều chỉnh các khoản thu nếu có sai sót, nhầm lẫn trong quá trình hạch toán nộp vào NSNN.

Khi kết thúc năm ngân sách, phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã kiểm tra, rà soát với KBNN, chi cục thuế, các đơn vị dự toán và UBND các xã, phường để thực hiện đối chiếu số liệu thu, chi NSNN. Thực hiện đôn đốc các khoản tạm thu, tạm giữ để nộp NSNN theo quy định. Thực hiện đối chiếu số thu NSNN phát sinh trên địa bàn thị xã và số thu, chi NSNN do thị xã quản lý đảm bảo đúng từng khoản, mục theo mục lục ngân sách nhà nước trước khi lập báo cáo quyết toán. Thực hiện rà soát các nội dung chi được phép chuyển nguồn sang năm sau đảm bảo theo quy định và hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm của Sở Tài chính.

Khi kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán, các đơn vị được giao thu ngân sách gửi báo cáo thu NSNN có xác nhận của KBNN Sơn Tây để phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện thẩm định, thẩm tra theo quy định. Phòng Tài chính

- Kế hoạch tiến hành thực hiện thẩm tra quyết toán các đơn vị dự toán trực


thuộc thị xã và thẩm định quyết toán của các xã, phường và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN thị xã Sơn Tây báo cáo UBND thị xã để trình HĐND thị xã Sơn Tây phê chuẩn quyết toán thu ngân sách thị xã và báo cáo Sở Tài chính Hà Nội thẩm định, tổng hợp vào thu ngân sách thành phố theo quy định.

Bảng 2. 12: Quyết toán thu ngân sách nhà nước thị xã Sơn Tây 2017-2020

Đơn vị: Triệu đồng



Nội dung


Thuế CTN

ngoài quốc doanh


Thu tiền sử dụng đất


Thuế thu nhập cá nhân


Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp


Tiền thuê đất


Lệ phí trước bạ


Thu phí, lệ phí


Thu khác

Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công

sản


Tổng cộng


2017

Dự toán

97.200

19.000

20.000

2.000

22.500

38.300

10.000

8.500

1.000

218.500

Quyết toán

94.039

160.469

21.772

3.350

24.392

43.476

14.429

10.510

1.168

373.605

Tỷ lệ QT/DT

96,7%

844,6%

108,9%

167,5%

108,4%

113,5%

144,3%

123,6%

116,8%

171,0%


2018

Dự toán

110.750

276.500

24.900

3.500

30.000

50.200

11.200

12.450

1.000

520.500

Quyết toán

108.113

51.583

25.890

4.650

32.238

56.950

16.274

13.250

773

309.721

Tỷ lệ QT/DT

97,6%

18,7%

104,0%

132,9%

107,5%

113,4%

145,3%

106,4%

77,3%

59,5%


2019

Dự toán

119.300

170.000

25.000

4.200

30.000

62.000

6.000

13.500

1.000

431.000

Quyết toán

118.510

273.429

26.972

4.852

31.152

65.581

6.733

14.221

852

542.302

Tỷ lệ QT/DT

99,3%

160,8%

107,9%

115,5%

103,8%

105,8%

112,2%

105,3%

85,2%

125,8%


2020

Dự toán

115.350

140.500

25.500

4.500

30.000

63.700

6.250

13.500

1.000

400.300

Quyết toán

113.892

149.405

26.729

5.120

26.744

65.500

6.557

13.545

756

408.248

Tỷ lệ QT/DT

98,7%

106,3%

104,8%

113,8%

89,1%

102,8%

104,9%

100,3%

75,6%

102,0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 9

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN thị xã Sơn Tây 2017-2020)


Dựa vào bảng 2.12 cho thấy quyết toán thu ngân sách so với dự toán ngân sách vẫn còn khoảng cách lớn. Điều này thể hiện việc lập dự toán thu ngân sách thị xã chưa thực sự bám sát so với thực tế. Cụ thể: tỷ lệ quyết toán/dự toán năm 2017 đạt 171%, năm 2018 đạt 60%, năm 2019 đạt 125,8%. Đến năm 2020, việc dự toán đã tương đối sát so với quyết toán thực tế (tỷ lệ quyết toán/dự toán đạt 102%). Điều này cho thấy sự tiến bộ trong công tác lập dự toán thu NSNN. Thông qua công tác quyết toán thu ngân sách thị xã Sơn Tây cho chúng ta thấy thực trạng như sau:

Thứ nhất, Thu NSNN từ khu vực ngoài quốc doanh là số thu tương đối ổn định, tăng đều qua các năm và sấp xỉ đạt dự toán được giao đầu năm. Trong năm 2019 và 2020 thu từ khu vực ngoài quốc doanh đạt 99% so với dự toán được giao đầu năm. Đây là nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 27%) trong tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Nguồn thu chính từ các khoản thu từ khu vực ngoài quốc doanh là thuế GTGT, thuế TNDN (chiếm 99,7%).

Thứ hai, Lệ phí trước bạ chiếm khoảng 14 % tổng thu NSNN trên địa bàn thị xã. Đây là khoản thu tăng ổn định qua các năm và luôn là nguồn thu vượt dự toán được giao. Tỷ lệ vượt dự toán giao đầu năm giảm dần qua các năm từ 114% năm 2017 xuống còn 103% năm 2020. Điều này chứng tỏ việc lập dự toán nguồn thu này đã ngày càng bám sát thực tế hơn.

Thứ ba, Thu tiền sử dụng đất trong giai đoạn 2017-2020 đạt 635.886 triệu đồng, chiếm khoảng 39% tổng thu NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Tuy nhiên đây là khoản thu không ổn định. Năm 2017 đạt 850% dự toán giao, năm 2019 đạt 161% dự toán giao nhưng năm 2018 chỉ đạt 20% dự toán giao đầu năm. UBND thị xã Sơn Tây đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát lại quỹ đất trên địa bàn, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc thủ tục giao đất dự án nhà ở, đô thị trên địa bàn thị xã, đẩy nhanh việc đấu giá quyền sử dụng đất các dự án.

2.2.4. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các chế độ quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây nói riêng


được quan tâm chỉ đạo và thực hiện định kỳ, thường xuyên nên đạt được những kết quả nhất định và tạo được chuyển biến trong công tác quản lý thu NSNN. Thông qua kiểm tra, thanh tra thu NSNN đã phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật thu NSNN, đồng thời kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, ban hành văn bản pháp luật.

Hàng năm, Chi cục thuế Sơn Tây kiểm tra các hoạt động thu NSNN ở các đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền quản lý theo quy định, phòng Tài chính

- Kế hoạch thị xã tiến hành kiểm tra thu NSNN của một số đơn vị dự toán được giao thu NSNN, UBND các xã, phường và các trường học trên địa bàn. Bên cạnh đó, Thanh tra thị xã Sơn Tây tham mưu UBND thị xã lập kế hoạch thanh tra theo chuyên đề về đầu tư xây dựng, quản lý thu - chi ngân sách tại một số xã, phường.

Bảng 2. 13: Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra 2017-2020


Nội dung

2017

2018

2019

2020

1. Kiểm tra kê khai thuế





Số doanh nghiệp, hộ kinh doanh kiểm tra

75

75

66

34

Số thuế nộp bổ sung (tr.đ)

464

410

291

135

2. Kiểm tra báo cáo tài chính





Số doanh nghiệp kiểm tra

14

10

6

2

Số thuế điều chỉnh (tr.đ)

422

367

223

85

(Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của chi cục thuế 2017-2020)

Chi cục thuế thị xã Sơn Tây tiến hành kiểm tra, kiểm soát kê khai thuế của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Sơn Tây, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ để có các biện pháp xử lý theo quy định. Kết quả đã xử lý được hơn 250 trường hợp với số tiền 1,3 tỷ đồng. Việc kiểm tra báo cáo tài chính cũng được chú trọng tập trung vào các doanh nghiệp lớn trên địa bàn, lĩnh vực quan trọng, ngành nghề đặc thù, các đơn vị có không phát sinh lợi nhuận, có dấu hiệu thất thu thuế… qua đó đã xử lý 32 doanh nghiệp, yêu cầu điều chỉnh báo cáo tài chính với số thuế tăng lên gần 1,1 tỷ đồng.


2.3. Đánh giá về quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thị uỷ, UBND thị xã Sơn Tây trong việc tổ chức thực hiện tốt các giải pháp, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN hàng năm, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã và sự chủ động thực hiện nhiệm vụ của chi cục thuế, phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước thị xã Sơn Tây nên hầu hết số thu ngân sách hàng năm đều đạt cao so với dự toán năm. Từ đó, công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã.

Thứ nhất, chất lượng công tác lập dự toán đã dần đi vào nề nếp và từng bước được nâng lên.

Công tác xây dựng dự toán cơ bản đã đi vào nề nếp, đã bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của thị xã và theo phân cấp của thành phố. Phương pháp lập dự toán thu NSNN trên địa bàn thị xã được thực 2 chiều từ trên xuống và từ dưới lên, đảm bảo tính khoa học, theo đúng quy định hiện hành. Điều đó cho thấy các đơn vị dự toán đã tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước về công tác lập dự toán thu NSNN.

Việc xây dựng dự toán trên tinh thần tích cực, chủ động khai thác nguồn thu tại chỗ, đảm bảo đúng quy định về thời gian lập dự toán của Luật NSNN và bám sát các quy định của thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ thu… để làm căn cứ xây dựng dự toán. Chất lượng xây dựng dự toán đã từng bước được nâng cao góp phần kiểm soát phần lớn các khoản thu NSNN, tăng thu NSNN theo hướng ổn định, bền vững.

Thứ hai, công tác chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật.

Nhiều khoản thu đạt và vượt dự toán thu NSNN được giao. Công tác tổ chức thu NSNN được thực hiện chặt chẽ đảm bảo đúng quy định hiện hành và sự hướng dẫn của cơ quan cấp trên. Công tác quản lý thu thế, phí, lệ phí có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được kết quả tốt, đảm bảo khách

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí