Nguyên Tắc Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Cấp Quận


quận và quyết toán thu ngân sách quận (bao gồm quyết toán thu ngân sách cấp quận và cấp xã, phường) trình UBND cấp quận xem xét gửi Sở Tài chính thẩm định; đồng thời UBND cấp quận trình HĐND cấp quận phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp quận phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.

Kết quả của quản lý thu NSNN có thể nhìn nhận trên nhiều góc độ, có thể nhìn nhận từ số thu NSNN, từ việc tuân thủ các quy định pháp luật về thu NSNN của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, từ việc so sánh giữa chi phí hành thu với số thu tập trung vào NSNN.

1.2.1.4. Công tác kiểm tra, thanh tra

Công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý thu NSNN là yếu tố không thể thiếu trong suốt chu trình ngân sách; trong đó thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền trên từng lĩnh vực công tác. Việc kiểm tra thực hiện ngân sách quận của các ngành, các cấp phải được thực hiện thường xuyên và thường được tiến hành dưới hình thức kiểm tra nội bộ và kiểm tra hành chính.

Mục tiêu kiểm tra và giám sát là xem xét việc chấp hành luật pháp, chính sách của các chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với việc hình thành và sử dụng các nguồn thu; tính cân đối và hợp lý trong việc phân bổ các nguồn lực tài chính; xem xét mức độ đạt được về hiệu quả kinh tế - xã hội của các khoản thu và chi ngân sách quận; hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công.

Trên cơ sở đó, các chủ thể kiểm tra là Hội đồng nhân dân, UBND, các cơ quan tài chính cấp trên, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước.

Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề như: phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách; công tác quản lý ngân sách; việc chấp hành luật pháp, chính sách trong lĩnh vực tài chính; thu nhập và phân tích dữ liệu, thông tin tài chính để rút ra những nhận xét, đánh giá.

Thông qua kết quả kiểm tra, các chủ thể được kiểm tra có thể đề xuất các kiến nghị về mặt luật pháp, chính sách và các biện pháp cụ thể nhằm điều chỉnh quá trình phân phối, phân bổ và cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng cácnguồn lực tài


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

chính, hoàn thiện việc hình thành và sử dụng các nguồn thu ngân sách nhà nước.

1.2.2. Các công cụ quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn cấp quận Theo Phan Huy Đường (2015): Công cụ quản lý của Nhà nước là tất cả các phương tiện mà Nhà nước sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Như vậy, công cụ quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp quận là tất cả các phương tiện mà các cơ quan Nhà nước địa phương sử dụng để tác động lên hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước của địa phương nhằm thực

Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - 5

hiện các mục tiêu đề ra.

Các công cụ quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp quận bao gồm:

a. Công cụ pháp luật

Pháp luật là công cụ không thể thiếu của các cơ quan QLNN từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Cơ quan QLNN luôn thực hiện quyền của mình bằng các văn bản quy phạm pháp luật để tác động vào ý chí, điều hành vi của đối tượng quản lý. Trong công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp quận, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

- Cấp trung ương: các văn bản do quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất nhà nước ban hành theo hình thức và thủ tục được quy định trong hiến pháp, đó là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hoặc các văn bản dưới luật như Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh và Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết và Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của các Bộ, ban ngành; …

- Cấp địa phương: các văn bản dưới luật là công cụ có vai trò quan trọng nhất và được sử dụng phổ biến để duy trì trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực thu NSNN, các văn bản dưới luật về quản lý thu NSNN của chính quyền địa phương gồm có Nghị quyết của HĐND, Quyết định, chỉ thị của UBND các cấp, các văn bản được ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương hoặc văn bản do UBND ban hành Nghị quyết của HĐND cùng cấp.

Vấn đề quản lý thu NSNN gắn chặt với lợi ích vật chất và tinh thần của mọi đối tượng nên dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong các mâu thuẫn đó có những vấn


đề phải dùng đến quyết định quản lý mới xử lý được. Do đó, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải rõ ràng, đồng bộ và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, hệ thống lưu trữ thông tin quản lý thu NSNN phải chính xác, cùng với một đội ngũ công chức chuyên nghiệp mới xử lý và quản lý tốt vấn đề quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp quận.

b. Công cụ kế hoạch hóa

Trong quản lý thu NSNN, công cụ kế hoạch hóa là công cụ quản lý quan trọng không thể thiếu được ở tất cả các cấp quản lý trong đó có địa phương cấp quận.

Kế hoạch thu NSNN đảm bảo cho việc lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyề n địa phương có sự thống nhất trong quản lý thu NSNN. Kế hoạch thu khi được phê duyệt là cơ sở pháp lý để quyết định các khoản thu và mức thu. Đây là công việc khó khăn và tốn kém cần có sự phối hợp thực hiện của nhiều cơ quan quản lý. Từ đó, chính quyền địa phương sẽ kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình thu NSNN được lập chi tiết theo từng khoản thu, vùng lãnh thổ và theo các ngành nghề kinh doanh.

Kế hoạch thu NSNN theo khoản thu là kế hoạch thu được lập theo nội dung các khoản thu: các khoản thu từ thuế, các khoản thu từ phí, lệ phí, các khoản thu từ đất,…

Kế hoạch thu NSNN theo vùng lãnh thổ là kế hoạch thu được lập theo các cấp hành chính gồm: kế hoạch thu NS toàn quốc, kế hoạch thu NS thành phố, kế hoạch thu NS quận và kế hoạch thu ngân sách phường.

Kế hoạch thu NSNN theo ngành nghề kinh doanh là kế hoạch thu được lập theo các ngành nghề như: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

c. Công cụ chính sách

Chính sách là công cụ được sử dụng bởi Nhà nước để giải quyết các vấn đề công trong đó có quản lý thu NSNN tại cấp quận để đạt được mục đích như kỳ vọng.

Chính sách là một công cụ quan trọng để chính quyền địa phương thực hiện


quản lý thu NSNN sao cho hiệu quả. Các chính sách chủ yếu liên quan đến quản lý thu NSNN do nhà nước ban hành được các cơ quan quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp quận áp dụng là chính sách thuế, chính sách phí, lệ phí, chính sách giá đất, chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí…. Trong đó, chính sách thuế nhằm đảm bảo các nguồn thu từ thuế, chính sách phí, lệ phí nhằm đảm bảo cho việc thực hiện thu các khoản phí, lệ phí, chính sách đất phục vụ cho việc thu đấu giá quyền sử dụng đất, …

Đối với cấp quận, chính sách quản lý thu NSNN do quận ban hành là các giải pháp tháo gỡ khó khăn để các cơ quan quản lý thu NSNN trên địa bàn quận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao hoặc các biện pháp để nuôi dưỡng, huy động nguồn thu trên địa bàn.

1.2.3. Nguyên tắc quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn cấp quận

Thứ nhất, toàn bộ các khoản thu NSNN phải được dự toán tổng hợp đầy đủ vào NSNN.

Nguyên tắc này nhằm giúp Quốc hội, HĐND các cấp khi quyết định dự toán thu NSNN có thể xem xét tổng thể tình trạng thu, khả năng nội chi ngân sách, mức vay, mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ từ đó lựa chọn các ưu tiên chi ngân sách, mức vay, mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ từ đó lựa chọn các ưu tiên cho và tìm ra giải pháp quản lý phù hợp. Ngoài ra, tuân thủ tốt nguyên tắc này để tránh được sự tùy tiện trong quản lý thu của các cơ quan thu và đảm bảo công bằng đối với người nộp thuế.

Theo điều 5 của Luật NSNN năm 2015 thì toàn bộ các khoản thu sau đây phải được dự toán và tổng hợp đầy đủ vào NSNN:

- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

- Toàn bộ các khoản phí thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ: các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật;


- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, toàn bộ các khoản thu NSNN phải được nộp qua tài khoản của KBNN tại Ngân hàng thương mại hoặc nộp trực tiếp tại KBNN.

KBNN có chức năng nhiệm vụ quản lý tập trung, thống nhất ngân quỹ nhà nước để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như bảo đảm quản lý an toàn và sử dụng có hiệu quả NSNN.

KBNN được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NSNN: hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định.

Về nguyên tắc, các khoản thu NSNN phải nộp qua ngân hàng hoặc nộp tại KBNN. Trường hợp ở các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại KBNN hoặc không tổ chức thu tiền tại điểm làm thủ tục hải quan, thì cơ quan thu được trực tiếp thu hoặc ủy nhiệm cho tổ chức thu tiền mặt từ người nộp NSNN và sau đó, phải nộp đầy đủ vào KBNN.

Thứ ba, các khoản thu NSNN phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước, đúng mục lục NSNN, đúng niên độ ngân sách.

Tại điểm 1, điểm 2 Điều 2 Luật kế toán số 88/2015/QH13 quy định các cơ quan có nhiệm vụ thu NSNN các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng NSNN đều thuộc đối tượng áp dụng của Luật. Do đó, mọi chứng từ thu NSNN, tài khoản kế toán và sổ kế toán, báo cáo tài chính phải theo quy định của Luật này. Thu NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ lệ hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh. Quy định này nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hạch toán, quyết định khi đồng Việt Nam là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam. Hạch toán thu NSNN cũng cần tuân thủ theo đúng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục đã được quy định trong mục lục NSNN nhằm giúp cho việc thu thập, phân tích và xử lý số liệu thông tin phục vụ cho công tác quản lý thu, xây dựng chính sách thu một cách hiệu quả.


Thứ tư, Công khai, minh bạch, bình đẳng thu NSNN.

Cơ quan thuế và KBNN phải thực hiện các quy định về thủ tục công khai, thu, nộp, miễn giảm, gia hạn, hoàn lại các khoản thu bằng các hình thức niêm yết tại cơ quan. Thực hiện tốt công khai thủ tục NSNN một mặt nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp các khoản thu vào NSNN. Mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và tăng cơ hội tham gia vào quá trình quản lý thu, hạn chế các hành vi tiêu cực của các cơ quan thu. Trên cơ sở đó giảm chi phí tuân thủ và chi phí hành thu.

Nguyên tắc bình đẳng được áp dụng đối với từng khoản thu, sắc thuế. Cùng một diện tích đất như nhau; vị trí giống nhau thì mức thuế phải nộp phải tương đương nhau. Các hộ kinh doanh cá thể có quy mô, cùng ngành hàng, lĩnh vực như nhau tạo nên mức thu nhập bình quân tháng tương đương nhau thì nộp thuế cùng mức thuế môn bài.

Thứ năm, Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp.

Người nộp thuế hoặc các khoản thu của NSNN có quyền được hướng dẫn, giải thích; quyền được cơ quan nhà nước cung cấp thông tin tài liệu liên quan để họ thực hiện đúng nghĩa vụ.

Người nộp thuế hoặc các khoản thu NSNN có quyền yêu cầu tài chính quận, cơ quan thuế giải thích về các căn cứ tính, ấn định mức thu, các quy định liên quan; họ cũng có quyền khởi kiện, khiếu nại, tố cáo nếu phát hiện có các hành vi thu sai hoặc lạm thu.

1.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận

1.3.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý thu ngân nhà nước sách cấp

quận

Căn cứ Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015, tiêu

chí đánh giá quản lý thu ngân sách cấp quận được điều chỉnh và xây dựng dựa trên các nguyên tắc, nội dung chủ yếu của công tác quản lý thu ngân sách cấp quận như sau:


- Tính đầy đủ: khi tất cả các nguồn thu ngân sách tại địa bàn quận đều được xác lập, các khoản thu ngân sách được nộp đủ, toàn bộ các khoản thu được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào NSNN thì hiệu quả quản lý thu NS quận càng cao và ngược lại.

- Tính thống nhất: tính thống nhất trong quản lý thu NSNN cấp quận được thể hiện trong việc phân công, phân cấp quản lý của bộ máy quản lý thu NS. Quản lý thu NS quận được coi là đạt hiệu quả tốt khi hoạt động của bộ máy quản lý thu NS và công tác thu NS trên địa bàn được thực hiện thống nhất theo chủ trương đã xác định, cùng hướng tới mục tiêu kinh tế- xã hội chung đã đặt ra. Trong đó việc lập dự toán thu NS được tiến hành đúng quy trình, việc triển khai chấp hành dự toán thu NS được thực hiện theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ mà HĐND, UBND giao phó.

- Tính đồng bộ: trong công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn quận, các chính sách, kế hoạch được thực thi đồng đều với mọi đơn vị thu NS và đối tượng thu NS, việc triển khai thu NS và thực hiện quy trình quản lý thu NSNN tại các phường trong quận cũng cần được thực hiện đồng bộ: thời hạn lập dự toán thu NS đúng tiến độ về thời gian, các khoản thu ngân sách được nộp đúng thời gian, các khoản thu ngân sách được tổng hợp và báo cáo, quyết toán đúng thời hạn. Quản lý thu NS quận sẽ kém hiệu quả nếu không đạt được những tiêu chuẩn này.

- Tính hiệu lực, hiệu quả: đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu NS quận thông qua việc xem xét công tác thu ngân sách có được phê duyệt và phân bổ đúng thời gian và hợp lý hay không, công tác kiểm tra các nguồn thu có được tiến hành thường xuyên hay không, việc xác lập nguồn thu và thực hiện thu ngân sách có đảm bảo hạn chế tối đa thất thoát nguồn thu hay không?

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận

1.3.2.1. Nhân tố khách quan

- Hệ thống pháp luật và thể chế tài chính

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh


các quan hệ xã hội. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất, trên quy mô rộng lớn nhất. Chỉ có trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ và đủ mạnh, nhà nước mới phát huy được hiệu lực quản lý KT – XH.

Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ thu, quản lý thu của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu NS, sử dụng quỹ NS. Quản lý thu NSNN cấp quận là một trong những hoạt động của cơ quan nhà nước, do đó nằm trong sự điều chỉnh và chịu ảnh hưởng của pháp luật và thể chế tài chính chung của quốc gia.

- Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập

Thu NS quận phụ thuộc lớn vào sự ổn định, phát triển nền kinh tế một quốc gia và của quận. Việc quản lý thu NS luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn NS và sử dụng có hiệu quả mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do vậy, trong quá trình hoạch định chính sách thu NSNN, người ta luôn quan tâm đến nhân tố này.

1.3.2.2. Nhân tố chủ quan

- Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong quản lý thu ngân sách địa phương

Để tham gia chỉ đạo, điều hành và quản lý thu NS cấp quận, các cấp lãnh đạo của quận phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý thu NSNN, hiểu rõ NS địa phương được hình thành từ đâu? Tại sao phải QLNS huyện đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu của chu trình NS: Lập dự toán NS – Chấp hành dự toán NS – Quyết

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí