Sử Dụng Công Cụ Sản Phẩm Phái Sinh Để Che Chắn Rrls


Ví dụ:Ngân hàng có 2 tài sản có:

TSC1: Có giá trị 1tr$, PVBP1 = $47.47, kỳ hạn 6 tháng. TSC2: Có giá trị 10tr$, PVBP2 = 902$, kỳ hạn 1 năm.

Vấn đề đặt ra là quy tương đương hai TSC này về một TSC có cùng kỳ hạn 6 tháng. Quy tương đương TSC2:10tr$, PVBP2 = 902$, kỳ hạn 1 năm về kỳ hạn 06 tháng: PVBP của TSC kỳ hạn 06 tháng là không đổi là $902. Giá trị của TSC2 sẽ là 902*1/47.47 = 19tr$

Như vậy, nếu quy tương đương tất cả các TSC về kỳ hạn 6 tháng hai TSC kia sẽ tương đương với một TSC là 19 + 1 = 20tr$, PVBP = 902$.

Tương tự như vậy trên TSN, ngân hàng quy tương đương tất cả các TSN về một TSN có là 06 tháng) và sẽ được PVBP là một con số là X và ngân hàng có thể đặt hạn mức trên con số X này.

- Kỳ hạn kinh tế và kỳ hạn kinh tế hiệu chỉnh (Duration and Modified Duration)

Kỳ hạn kinh tế là số đo “trung bình theo tỷ trọng” các kỳ hạn tái định giá của các giá trị hiện tại ròng các dòng tiền lưu chuyển trong tương lai. Kỳ hạn kinh tế là số đo nhạy cảm của TSC hoặc TSN ứng với các biến động của lãi suất. Kỳ hạn kinh tế càng lớn thì tài sản càng có độ nhạy cảm cao.

Tính PVBP theo hai cách

- Theo kỳ hạn kinh tế hiệu chỉnh: Giá trị trường của trái phiếu $104,818.56. Giá trị trái phiếu sẽ thay đổi là 0.9529% *104,818.56 = $998.82 nếu lãi suất thay đổi 1%. PVBP = 998.82/100 = 9.99$.

- Tính theo phương pháp PVBP: Giá thị trường với lãi suất là 5% =

$104,818.56. Giá trị trường với lãi suất là 5.01 % = 104,808.57 . Như vậy PVBP =

$104,818.56 - $104,808.57 = $9.99

Như vậy là hai phương pháp tính cho kết quả giống nhau

Dựa trên kỳ hạn kinh tế hiệu chỉnh và giá trị thị trường của tài sản có thể tính ra PVBP. Sau đó ngân hàng lại đặt lại các hạn mức cho PVBP như phương pháp trên hoặc ngân hàng cũng có thể đặt hạn mức lên kỳ hạn kinh tế và kỳ hạn kinh tế điều chỉnh của TSN&TSC. Hạn mức này và độ lệch kỳ hạn kinh tế và kỳ hạn


kinh tế điều chỉnh của 2 bên TSN&TSC phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng cũng như mục tiêu của chiến lược quản lý RRLS.

Ngân hàng cũng có thể tính ra kỳ hạn kinh tế của toàn bộ ngân hàng theo công thức tại phần định lượng RRLS, tính ra sự thay đổi của vốn chủ sở hữu (MVE) khi lãi suất thay đổi, sau đó đặt hạn mức cho Duration Gap này.

c. Hạn mức giá trị tổn thất (VaR)

Sau khi ngân hàng đã định lượng được RRLS theo phương pháp giá trị có thể tổn thất(VaR), ngân hàng có thể đặt hạn mức cho mức độ VaR này. Hạn mức được xác định bởi HĐQT ngân hàng và tuỳ thuộc vào mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Phương pháp tính VaR đã được đề cập tại phần trên

1.2.3.4. Sử dụng công cụ sản phẩm phái sinh để che chắn RRLS

Chiến lược dùng các sản phẩm phái sinh để che chắn RRLS liên quan đến các hạng mục ngoại bảng. Mục đích dùng các sản phẩm phái sinh để biến đổi rủi ro chứ không liên quan gì đến TSN và TSC.

a. Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRAs)

Hợp đồng lãi suất kỳ hạn FRA, viết tắt của từ Forward Rate Agreement được định nghĩa là một thoả thuận giữa hai đối tác để chốt cố định lãi suất với một lượng tiền gốc danh nghĩa cho một kỳ hạn vay hoặc gửi trong tương lai, được bắt đầu từ một ngày xác định trong tương lai. Như vậy nó là một dạng của hợp đồng kỳ hạn lãi suất. FRAs có thể được dùng bởi (1) Những người đi vay, cho vay và các nhà đầu tư để che chắn các thay đổi có hại của lãi suất, bằng cách chốt lại lãi suất “ngay bây giờ”, (2) Các nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận từ những di chuyển không đoán được của lãi suất, (3) Các nhà kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch về giá của FRAs đối với các công cụ tài chính khác nhau, ví dụ hợp đồng tương lai về lãi suất.

Các hợp đồng lãi suất kỳ hạn được giao dịch giữa các ngân hàng kiểu OTC (Over The Counter) và có các kỳ hạn rất đa dạng từ vài tuần đến vài năm. Trên thực tế hầu hết các hợp đồng lãi suất kỳ hạn được mua/bán với kỳ hạn hàng năm, do vậy FRAs được coi là công cụ trên thị trường tiền tệ. Một hợp đồng FRAs không phải là một cam kết ràng


buộc ngân hàng đi vay/cho vay tiền tại một ngày xác định trong tương lai, mặc dù một lượng tiền gốc danh nghĩa được dùng để tính khoản phải trả tại ngày thanh toán.

Hợp đồng FRAs là một hợp đồng kỳ hạn của lãi suất. Tuy nhiên, nó cũng không phải là một hợp đồng để tạo ra một món cho vay, gửi tiền tại ngày trong tương lai.

Có 3 loại ngày có liên quan tới việc định nghĩa FRAs.

- Ngày giao dịch (Trade date): Đây là ngày mà các điều khoản của FRAs được đồng ý giữa hai đối tác.

- Ngày thanh toán hoặc ngày bắt đầu (settlement date or start date): đó là ngày khi tiền thanh toán phần bù (compensatory payment) thanh toán được thực hiện bởi một đối tác cho đối tác kia. Đó cũng là ngày bắt đầu cho khoản thời gian của món cho vay/tiền gửi.

- Ngày đáo hạn (Term date or Maturity date): Đó là ngày cuối cùng của kỳ hạn món cho vay/tiền gửi mà trong kỳ hạn này lãi suất được cố định. Điều này được yêu cầu để tính toán khoản tiền phải trả.

Ngày Fixing date: hai ngày trước ngày Settlement date, là ngày lãi suất cố định sẽ được so sánh với một lãi suất chuẩn.

Trade date


Time


Fixing date Settlement Term date

Khoảng cách từ ngày Fixing Date đến Settlement date là hai (02) ngày làm việc, còn từ ngày thanh toán đến đáo hạn là khoảng kỳ hạn cho vay, gửi tiền danh nghĩa.

FRAs được thực hiện như thế nào?

1. Một khách hàng chuẩn bị mua/ bán FRA với ngân hàng. Hợp đồng FRA chốt một lãi suất cho một món vay hoặc tiền gửi danh nghĩa với một thời hạn cố định, bắt đầu tại một ngày trong tương lai. Lãi suất cố định này đôi khi còn được gọi là lãi suất hợp đồng (Contract rate) là “giá” của hợp đồng FRAs, nó được đưa ra bởi ngân hàng chào giá trên thị trường.


2. Ngân hàng không đồng ý cho vay món tiền hoặc chấp nhận tiền gửi với lãi suất cố định trên. Thay vào đó ngân hàng và khách hàng đồng ý với nhau là 02 ngày trước khi kỳ hạn danh nghĩa bắt đầu (ngày fixing date), lãi suất cố định FRAs sẽ được so sánh với một lãi suất chuẩn, một lãi suất benchmark trên thị trường tiền tệ, thông thường là lãi suất LIBOR. Lãi suất chuẩn này được xác định tại ngày fixing date và đôi khi còn được gọi là lãi suất thanh toán (settlement rate).

3. Phụ thuộc vào là khách hàng mua hay bán FRA, và cũng phụ thuộc vào lãi suất cố định FRA cao hơn hay thấp hơn lãi suất chuẩn, một bên sẽ trả tiền đền bù cho bên kia.

4. Việc trả tiền đền bù này (payment of compensation) sẽ có kết quả tương tự như việc chốt lại lãi suất cố định cho khách hàng.

Chúng ta hãy xét một ví dụ về FRA như sau:

Giả sử rằng một công ty lớn muốn chốt cố định lãi suất của một món vay 20tr$ trong vòng 3 tháng, món vay này bắt đầu vào 2 tháng tới. Công ty này có thể mua một FRA từ ngân hàng. Ngân hàng sẽ đưa ra lãi suất cố định. Lãi suất FRA này sẽ được áp dụng, không cho món vay thực tế 20 tr$, mà cho con số danh nghĩa 20 tr$.

Lãi suất FRA là lãi suất “cố định” mà công ty nhờ vào lãi suất này đảm bảo cho món vay 3 tháng của mình (từ kết thúc tháng thứ 2 đến kết thúc tháng thứ 5). Lãi suất cố định được coi là lãi suất kinh doanh, nhưng lãi suất chuẩn (benchmark) vẫn chưa biết tại thời điểm này.

Hai ngày trước ngày thanh toán (hoặc ngày bắt đầu) cho kỳ hạn đi vay/gửi, lãi suất thả nổi chuẩn đã được xác định. Chỉ số thả nổi do đó đã được xác định,ở đây là lãi suất LIBOR.

Phụ thuộc vào lãi suất FRA cao hơn hay thấp hơn lãi suất thả nổi LIBOR, sự thanh toán tiền đền bù (compensation) được thanh toán:

+ Hoặc là Công ty trả phần được bù cho ngân hàng.

+ Hoặc là Ngân hàng trả cho Công ty.


Không có khoản tiền gốc 20tr$ nào được trao đổi, chỉ có tiền thanh toán phần bù, được gọi là quá trình thanh toán. Tuy nhiên, kết quả của việc thanh toán phần bù là chốt cố định lãi suất cho khách hàng (bao gồm cả phần thanh toán) tại lãi suất đã thoả thuận tại hợp đồng FRA (FRA rate).

Người mua và người bán FRA đang mua hoặc bán một công thức chính xác mà tại đó so sánh lãi suất cố định đã được đồng ý với một chỉ số lãi suất thả nổi chuẩn, ví dụ như là LIBOR đối với đồng đô la mỹ.

Người mua một FRA đã chốt cố định được lãi suất trả trong một món vay.

Người mua FRA đã bảo vệ được trước rủi ro khi lãi suất thị trường tăng lên.

Người bán FRA đã cố định được lãi suất của lãi nhận được đối với món tiền gửi.


BUY FRA

SELL FRA

Chốt cố định lãi suất đi vay

Chốt cố định lãi suất việc đầu tư/ tiền gửi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro lãi suất tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 12

Ngày xác định số lãi suất chuẩn được gọi là ngày Fixing date, thông thường ngày này là hai ngày trước khi ngày thanh toán, để cho có đủ thời gian cho hoặc người mua hoặc bán FRA để thanh toán tiền đền bù tại ngày thanh toán.

Ai sẽ trả tiền đền bù cho ai?

Tại ngày Fixing, nếu chỉ số lãi suất thả nổi (ví dụ như LIBOR), cao hơn lãi suất FRA, người bán FRA phải trả tiền đền bù cho người mua FRA. Người mua FRA đã cố định được lãi suất đi vay do vậy nếu lãi suất hiện hành vượt quá lãi suất trên hợp đồng FRA, người mua sẽ nhận tiền đền bù.

Ngược lại, nếu chỉ số lãi suất thả nổi lại thấp hơn so với lãi suất cố định trên FRA, người mua FRA phải trả tiền đền bù cho người bán.

Có thể minh hoạ sự thanh toán tiền đền bù theo bảng như sau :


Giá thả nổi (benchmark) cao hơn giá chốt

cố định FRAs

Người Bán trả cho người Mua

Giá thả nổi (Benchmark) thấp hơn giá chốt

cố định FRAs

Người Mua trả cho người Bán


Chúng ta cũng cần chú ý rằng FRA là một hợp đồng có kỳ hạn, có nghĩa là một hợp đồng bắt buộc phải thực hiện giữa hai đối tác và đây không phải là quyền chọn tức là một trong hai đối tác có thể chọn có hoặc không thực hiện hợp đồng. Một trong hai đối tác bắt buộc phải thanh toán tiền đền bù nếu lãi suất thả nổi với lãi suất cố định trên hợp đồng FRA. Điều này đảm bảo rằng cả hai bên lãi suất có hiệu lực cho thời kỳ cho vay/gửi tiền danh nghĩa sẽ là lãi suất cố định đã được đồng ý giữa hai bên.

Như vậy bằng cách thực hiện hợp đồng FRAs các bên đối tác có thể chốt lại các lãi suất đi vay/cho vay của mình mà không sợ các rủi ro do biến động về lãi suất trong tương lai gây ra.

b. Hoán đổi lãi suất (IRS)

Giao dịch hoán đổi lãi suất IRS = Interest Rate Swap là một thoả thuận giữa hai đối tác để hoán đổi các khoản thanh toán định kỳ trong tương lai. Các khoản lãi nhận được và phải trả được tính trên các cơ sở chỉ số lãi suất khác nhau và lượng tiền gốc danh nghĩa.


Floating rate (Ri)


Counterpaty A

(Party A)

Bank B (Party B)

Fixed rate (A%)


IRS là hợp đồng song phương giữa hai đối tác để hoán đổi các khoản thanh toán lãi định kỳ trên một khoảng thời gian. Theo tiêu chuẩn thì kỳ hạn dài thông thường từ 2 năm đến 30 năm.

Khoản gốc không được hoán đổi với nhau, lãi được tính toán dựa trên các thông lệ khác nhau (ví dụ như 30/360, actual/360) cho các loại ngoại tệ khác nhau và chỉ số lãi suất thả nổi khác nhau.

Sự thanh toán tiền lãi mà được tính toán trên cơ sở số tiền gốc danh nghĩa sẽ được cấn trừ với nhau. Một đối tác sẽ trả lãi suất cố định được xác định trước trong khi đối tác kia sẽ trả lãi suất thả nổi theo kỳ.


Lãi suất thay đổi thông thường được tính là: LIBOR, SIBOR, VNIBOR.

Ngoại tệ của hai cặp thanh toán lãi suất là giống nhau. IRS được yết giá trên Reuters, Bloomberg.

Giao dịch hoán đổi lãi suất được mô tả như sau:

Dòng lưu chuyển tiền – dòng lưu chuyển tiền đối xứng


Party A pays

R1 R2

R3 R4 Rt-1 Rt

Party B Receives

Party B pays

A%

A% A%

A%

A%

Party A Receives

Các đối tác tham gia vào giao dịch IRS phải đồng ý các điều khoản sau đây:

- Số lượng tiền danh nghĩa: Lượng tiền này nhìn chung là không hoán đổi, nhưng dòng tiền thanh toán (cash flow payments) được tính toán trên cơ sở con số này.

- Số năm/tháng trên hợp đồng là bắt buộc.

- Chỉ số lãi suất tương thích: Trong khi lãi suất cố định được ấn định lúc ban đầu, việc thanh toán lãi suất thả nổi phụ thuộc vào các chỉ số lãi suất. Thông thường người ta hay lấy lãi suất 3 hoặc 6 tháng LIBOR nhưng cũng có các lãi suất khác có thể được dùng.

Các đối tác tham gia vào thị trường Swap bao gồm các khách hàng cơ bản, những đối tác mà có các TSC và TSN cần phải được che chắn rủi ro. Bao gồm (1) Các ngân hàng và các công ty tài chính, (2) Các công ty bảo hiểm, (3) Các công ty,

(4) Các quỹ đầu tư.

Các công ty với các món nợ có lãi suất thả nổi, lo lắng rằng lãi suất sẽ tăng lên trong tương lai, có thể trả với lãi suất cố định khi dùng nghiệp vụ Swap để chốt cố định lãi suất phải trả.


Một nhà đầu tư hoặc một tổ chức tài chính có các TSC có lãi suất cố định và các TSN có lãi suất thả nổi có thể tham gia vào nghiệp vụ Swap này để chốt cố định lợi nhuận do chênh lệch lãi suất mang lại.

Các lý do căn bản để thực hiện giao dịch Swap

- Dùng giao dịch hoán đổi lãi suất sẽ làm thay đổi cơ sở của rủi ro.

+ Chuyển từ RRLS thả nổi sang cố định

+ Chuyển từ RRLS cố định sang thả nổi.

+ Thay đổi bản chất cơ bản của RRLS, ví dụ từ lãi suất LIBOR sang CP (Commercial Paper).

- Dùng giao dịch này để quản lý TSN/TSC.

- Kinh doanh dựa trên biến động của lãi suất.

- Đa dạng hoá các loại hình RRLS theo đường cong lợi nhuận.

Các thuật ngữ liên quan đến giao dịch IRS

- Interest Rate Swap: Thoả thuận bằng hợp đồng để hoán đổi dòng tiền đã xác định giữa hai đối tác.

- Counterparties: Các đối tác liên quan trong giao dịch Swap.

- Số tiền gốc danh nghĩa – NPA= Notional Principal Amount: đã được xác định trước số tổng dùng để tính toán khoản thanh toán cố định hay thả nổi. Số tiền gốc này không hoán đổi, chỉ có dòng tiền lãi là hoán đổi.

-Chân lãi suất cố định

-Lãi suất cố định (coupon) được áp dụng cho NPA để tính ra khoản thanh toán cố định, lãi suất cố định này cũng được gọi là giá của giao dịch SWAP. Tạo ra giao dịch SWAP ngang giá, khi lãi suất cố định=lãi suất thị trường.

- Chân lãi suất thả nổi: Lãi suất tham khảo áp dụng cho NPA để tính ra khoản thanh toán thả nổi. Các lãi suất thả nổi tham khảo như là: LIBOR, SIBOR, VNIBOR, KLIBOR, CP, Prime). Xác định tần suất thanh toán và kỳ hạn.

- Kỳ hạn (tenor): Kỳ hạn có liên quan kể từ ngày đầu tiên đến ngày kết thúc.

- Ngày giao dịch (trade date): Là ngày mà các đối tác tham gia vào giao dịch Swap.

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí