Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long - 2



BẢNG

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 2.1: Một số kết quả hoạt động chính của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2017 - 2019 45

Bảng 2.2: Kết quả tín dụng của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long 47

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long 48

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Thăng Long giai đoạn 2017 – 2019 49

Bảng 2.5: Quy định về giới hạn tín dụng KHDN của Vietinbank Thăng Long 54

Bảng 2.6: Kế hoạch nợ xấu của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long 57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Bảng 2.7: Kết quả nhận diện khách hàng có dấu hiệu nghi ngờ của Chi nhánh 62

Bảng 2.8: Bảng chấm điểm và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp theo các nhóm nợ xấu của Vietinbank Thăng Long 63

Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long - 2

Bảng 2.9: Kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp theo các nhóm nợ xấu của Vietinbank Thăng Long giai đoạn 2017 - 2019 64

Bảng 2.10: Tỷ lệ % khách hàng doanh nghiệp nợ xấu của Vietinbank Thăng Long giai đoạn 2017 - 2019 65

Bảng 2.11: Bảng chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân theo các nhóm nợ xấu của Vietinbank Thăng Long 66

Bảng 2.12: Kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân theo các nhóm nợ xấu của Vietinbank Thăng Long giai đoạn 2017 - 2019 66

Bảng 2.13: Tỷ lệ % khách hàng cá nhân nợ xấu của Vietinbank Thăng Long giai đoạn 2017 - 2019 67

Bảng 2.14: Tình hình phân loại nợ theo các nhóm nợ của Vietinbank Thăng Long giai đoạn 2017 – 2019 68

Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của Vietinbank Thăng Long 68

Bảng 2.16: Tình hình tái cơ cấu nợ của Vietinbank Thăng Long 70

giai đoạn 2017 – 2019 70

Bảng 2.17: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể 72

Bảng 2.18: Thực trạng trích lập dự phòng xử lý nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2017 - 2019 72

Bảng 2.19: Số lượng hồ sơ vay vốn bị loại tại Chi nhánh giai đoạn 2017 - 2019 76


HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long 43

Hình 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long 49

Hình 2.3: Quy trình tín dụng của Vietinbank – chi nhánh Thăng Long 55

Hình 2.4: Tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu của Vietinbank Thăng Long 58

Hình 2.5: Kết quả xử lý nợ xấu bằng TSĐB của Vietinbank Thăng Long 71

Hình 2.6: Kết quả xử lý nợ xấu bằng hình thức bán nợ của Vietinbank Thăng Long giai đoạn 2017 - 2019 73

Hình 2.7: Quy trình thẩm định hồ sơ của Vietinbank Thăng Long 74


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại (NHTM). Nợ xấu tồn tại tất yếu trong hoạt động tín dụng, và duy trì nợ xấu ở mức độ an toàn là một trong các mục tiêu quan trọng của NHTM. Nợ xấu không chỉ là nguyên nhân cơ bản gây mất an toàn, làm gia tăng trích lập dự phòng rủi ro, gia tăng chi phí đòi nợ từ đó gây sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của kinh tế. Bên cạnh những tác động tiêu cực về tài chính, nợ xấu còn ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ngân hàng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng. Việc quản lý nợ xấu được coi là hoạt động quan trọng để các ngân hàng xác định nguyên nhân, dự đoán tổn thất, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do nợ xấu cũng như đưa ra các giải pháp dự phòng tránh nợ xấu lặp lại trong tương lai.

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công Thương Việt Nam là một trong bốn NHTM cổ phần nhà nước, có quy mô tổng tài sản và quy mô dư nợ lớn hàng đầu trong hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay. Theo đó, trong hệ thống chi nhánh, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long có hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và quản lý nợ xấu đã có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả đáng khích lệ trong những năm gần đây. Bên cạnh những thành công, hoạt động quản lý nợ xấu của NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long cũng còn những hạn chế, vướng mắc: các biện pháp xử lý nợ xấu chưa đa dạng; các khoản nợ đã bán cho VAMC theo hình thức trái phiếu đặc biệt chưa được xử lý dứt điểm... Để thực hiện được các mục tiêu trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định 986/QĐ-TTg và yêu cầu đặt ra đối với việc tuân thủ chuẩn mực Basel II đối với hệ thống NHTM Việt Nam [1], Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long nói riêng cần có những biện pháp quyết liệt hơn trong QLNX tại đơn vị.

Với mong muốn tìm hiểu, phân tích để góp thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nợ xấu đối với Chi


nhánh, học viên đã chọn đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trên thế giới và trong nước có khá nhiều nhà nghiên cứu bàn luận về nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:

a) Nghiên cứu của nước ngoài:

Tại Châu Á, Rajan, Rajiv và Dhal (2003) đã sử dụng bảng phân tích hồi quy để chỉ ra rằng những điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi (tính bằng sự tăng trưởng GDP) và các yếu tố tài chính, các điều kiện tín dụng, quy mô ngân hàng, chiến lược tín dụng tác động đáng kể đến các khoản nợ xấu tại các NHTM ở Ấn Độ. Qua đó nghiên cứu cho thấy được nợ xấu của NHTM chịu tác động bởi những nhân tố nào, làm cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng nợ xấu của luận văn.

Hu và cộng sự (2006) có phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và cơ cấu sở hữu của các NHTM tại Đài Loan với một bộ dữ liệu vào giai đoạn 1996-1999. Nghiên cứu cho thấy hình thức sở hữu cũng là một nguyên nhân gây ra nợ xấu : cụ thể các ngân hàng thương mại có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hơn sẽ có các khoản nợ xấu thấp hơn so với các ngân hàng khác. Hu và cộng sự (2006) cũng cho thấy rằng quy mô ngân hàng thương mại có mối quan hệ nghịch chiều với các khoản nợ xấu, (quy mô ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng nhỏ) trong khi đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng lại không phải là yếu tố quyết định.

Rabeya Sultana Lata (2015) “Non-Performing Loan and Profitability: The Case of State Owned Commercial Banks in Bangladesh”, tác giả cho rằng nợ xấu tác động đến lợi nhuận ở các NHTM ở Bangladesh. Nghiên cứu này tìm ra hàng loạt vấn đề: nợ xấu, tăng trưởng, quy định và mối quan hệ với các ngân hàng bằng cách sử dụng một số tỷ lệ và mô hình hồi quy tuyến tính của kỹ thuật kinh tế lượng. Các kết quả nghiên cứu đại diện từ năm 2006 - 2013 cho rằng: tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước là rất cao (chiếm hơn 50% tổng nợ xấu của ngành ngân hàng) trong 8 năm qua.


Moh Benny Alexandri and Teguh Iman Santoso (2015) “Non Performing Loan: Impact of Internal and External Factor: Evidence in Indonesia”, tác giả cho rằng nợ xấu tác động đến yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước về mức độ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại. Đây là một nghiên cứu định lượng sử dụng bảng điều khiển hồi quy dữ liệu phân tích giai đoạn 2009 - 2013. Các đối tượng nghiên cứu gồm 26 ngân hàng. Các yếu tố ảnh hưởng như: tỷ lệ an toàn - CAR, mức độ hiệu quả - ROA, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước - GDP và tỷ lệ lạm phát. Mô hình dự đoán được sử dụng là mô hình dữ liệu bảng Random Effects Model - REM. Kết quả nghiên cứu này kết luận rằng: mức độ hiệu quả của các ngân hàng sẽ làm giảm mức nợ xấu.

b) Nghiên cứu trong nước

Còn tại Việt Nam, nợ xấu, chất lượng tín dụng,... cũng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm, cụ thể:

Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017), “Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Thương Mại Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM, tác giả đã sử dụng ước lượng dữ liệu bảng động GMM để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng cũng như tác động của nợ xấu tại các NHTM giai đoạn 2005 – 2015. Luận án đã góp phần về mặt lý thuyết và mối quan hệ giữa nợ xấu với các yếu tố đặc thù, ngành cũng như yếu tố vĩ mô của quốc gia mới nổi như Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cung cấp vào bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của các yếu tố tác động đến nợ xấu cũng như hậu quả của nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế: (i) chưa tiếp cận nguồn tài liệu nợ xấu của từng NHTM Việt Nam từ cơ quan Thanh tra giám sát hay các tổ chức quốc tế để đánh giá chính xác hơn thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế trường Đại học Kinh tế quốc dân, tác giả cho rằng nợ xấu luôn tồn tại với sự phát triển của các NHTM nên cần thiết phải quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Luận án nghiên cứu nội dung quản lý nợ xấu theo cánh tiếp cận của chuyên ngành Tài chính Ngân hàng và theo quy trình quản lý nợ


xấu gồm 4 bước đã chứng minh rằng chỉ khi nào nợ xấu được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì các ngân hàng mới có thể quản lý có hiệu quả. Bởi vậy trong quy trình quản lý nợ xấu nhất thiết phải bổ sung cách thức đo lường nợ xấu như thế nào. Các ngân hàng phải ước lượng được xác suất vỡ nợ của khoản vay, từ đó xác định với xác suất vỡ nợ như thế nào thì được coi là nợ xấu. Các ngân hàng phải xây dựng quy trình và tổ chức đo lường tổn thất của nợ xấu, để từ đó có cách ngăn ngừa và xử lý thích hợp. Nghiên cứu đề xuất việc phân loại nợ thành 10 nhóm, tương ứng với 10 mức trích lập dự phòng tổn thất từ 0% đến 100%; và khẳng định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tổng thể là mô hình hiệu quả trong việc quản lý nợ xấu cho các NHTM Việt Nam. Khác với các nghiên cứu trước cho rằng chỉ có các ngân hàng lớn với tiềm lực tài chính mạnh mới có thể áp dụng mô hình này. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các NHTM Việt Nam hiện có quy mô hoạt động nhỏ, năng lực tài chính yếu vẫn hoàn toàn có thể áp dụng mô hình, dựa trên việc xây dựng các liên kết về mặt công nghệ, thông tin và quản trị để đảm bảo đáp ứng các điều kiện vận hành của mô hình.

Nguyễn Thị Thu Cúc (2015) “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Bộ tài chính, tác giả cho rằng quản lý nợ xấu rất cần thiết với loại hình ngân hàng nông nghiệp- chiếm phần lớn thị phần kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu quản lý nợ xấu trên góc độ tiếp cận của chuyên ngành Tài chính Ngân hàng và nội dung quản lý nợ xấu của NHTM theo quy trình 4 bước có đưa ra kết luận: Mục tiêu của quản lý nợ xấu là kiểm soát nợ xấu ở mức độ ngân hàng có thể chấp nhận được trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng trong từng giai đoạn. Quản lý nợ xấu phải luôn nhằm vào việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM bằng hệ thống các chính sách, các biện pháp và các công cụ quản lý của mỗi ngân hàng. Luận án đã xác lập các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nợ xấu của NHTM và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu làm cơ sở cho việc khảo sát thực tế. Quá trình quản lý nợ xấu tại Agribank còn tồn tại những bất cập như: việc nhận diện, đo lường và đánh giá nợ xấu thiếu chính xác, không cập nhật, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế dẫn đến nợ


xấu chưa được phản ánh đúng bản chất rủi ro của khoản nợ, trích dự phòng rủi ro chưa đầy đủ; hoạt động phát hiện, giám sát, ngăn ngừa nợ xấu chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, mô hình quản trị rủi ro còn nhiều bất cập; công tác xử lý nợ xấu chậm, chưa thực sự mạng lại hiệu quả, chưa xử lý dứt điểm rủi ro và tổn thất. Luận án đã phân tích rõ nguyên nhân những hạn chế của quá trình quản lý nợ xấu tại Agribank bao gồm 6 nguyên nhân khách quan và 7 nguyên nhân chủ quan. Dựa trên quan điểm, mục tiêu của công tác quản lý nợ xấu tại Agribank, luận án đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại Agibank trong thời gian tới như: Hoàn thiện chiến lược và mô hình quản trị rủi ro tín dụng, tổ chức lại bộ máy quản trị RRTD; Hoàn thiện việc nhận diện, đánh giá, phân loại nợ xấu; Nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giáo dục đạo đức nghề nghiệp; Chú trọng tăng trưởng tín dụng bền vững.

Nguyễn Thị Thu Đông (2012) “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” Luận án tiến sỹ kinh tế. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, cũng rất thành công trong việc áp dụng mô hình hồi quy logistic để kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu trong hoạt động phân tích của các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất đến khả năng ứng dụng mô hình trên trong công tác nâng cao chất lượng tín dụngtại ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn điểm hạn chế là chưa chỉ rõ cách thức để xây dựng hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng các danh mục đầu tư tín dụng.

Bùi Thị Ngoan (2018), “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Hà Nam”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Thương mại. Trong bản luận văn tác giả đã hệ thống hóa, làm rõ hơn cơ sở lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại NHTM; Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh tỉnh Hà Nam; Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh tỉnh Hà Nam. Bên cạnh đó, nằm ngoài quyền kiểm soát, quyết định của Chi nhánh, nhằm hỗ trợ hoạt động tín dụng phát triển theo hướng bền vững các kiến


nghị cũng được tác giả đề xuất với Ngân hàng Agribank Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước. Các đề xuất này không nhằm ngoài mục đích tạo điều kiện để Chi nhánh có thể thực hiện tốt các giải pháp được đưa ra.

Nguyễn Văn Quý (2017), Hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ trường Đại học Thương Mại. Trong bản luận văn tác giả tập trung nghiên cứu các cơ chế, quy định, quy trình quản lý nợ xấu trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Qua đó, đề tài đi sâu phân tích thực trạng nợ xấu và thực trạng quản lý nợ xấu cũng như biện pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh trong thời gian qua. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh. Đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hoạt động quản lý xấu trong những năm gần đây và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở nội dung kiện toàn các quy trình, biện pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh. Thực tế, bối cảnh hội nhập có rất nhiều vấn đề mà ngân hàng cần phải đối mặt và cải cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

c) Kế thừa và khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả có một số nhận xét như sau:

Có thể nhận thấy, quản lý nợ xấu là nội dung đã được đề cập trong khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Có công trình nghiên cứu về quản lý nợ xấu như một nội dung trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng có công trình tập trung nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nợ xấu. Các công trình nghiên cứu này đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận quan trọng về nợ xấu và quản lý nợ xấu, bao gồm nội dung, nhân tố ảnh hưởng và cả tiêu chí đánh giá.

Tuy nhiên trong các công trình đã công bố ở trên chưa có công trình nghiên nào nghiên cứu về quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022