Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc - 2

4.2.2. Nhóm giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 139

4.2.3. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về giáo dục vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 143

4.2.4. Nhóm giải pháp thu hút và quản lý các nguồn lực cho phát triển giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 147

4.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 150

4.2.6. Nhóm giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về hoạt động giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số 153

4.3. KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 156

4.3.1. Khảo sát tính cần thiết của các nhóm giải pháp 156

4.3.2. Điều kiện bảo đảm thực hiện các giải pháp 159

4.4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM 161

4.4.1. Một số khuyến nghị 161

4.4.2. Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam 162

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 164

KẾT LUẬN 166

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU



STT

KÝ HIỆU

NỘI DUNG

Trang

1

Bảng 3.1

Số lượng và phân bố một số DTTS tại khu vực miền núi

phía Bắc

72

2

Bảng 3.2

Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên, tính theo

vùng kinh tế xã hội, thời điểm 1/4/2013.

78

3

Bảng 3.3

Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá việc xây dựng và chỉ

đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS miền núi phía Bắc

82

4

Bảng 3.4

Thống kê về tổ chức đầu mối quản lý giáo dục dân tộc tại các Sở Giáo dục và đào tạo các tỉnh miền núi phía

Bắc

89

5

Bảng 3.5

Tổng hợp kết quả khảo sát tình hình tổ chức bộ máy

QLNN về giáo dục dân tộc vùng DTTS khu vực miền núi phía Bắc.

91

6

Bảng 3.6

Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của tổ chức bộ máy QLNN về giáo dục phổ thông vùng DTTS

miền núi phía Bắc.

92

7

Bảng 3.7

Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng đội ngũ cán bộ công chức quản lý giáo dục phổ thông vùng DTTS miền

núi phía Bắc

96

8

Bảng 3.8

Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục năm 2011 tính theo các khu vực (ban hành kèm Quyết định số

59/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ)

99

9

Bảng 3.9

Tổng hợp kết quả khảo sát về quản lý nguồn lực để phát

triển giáo dục phổ thông vùng DTTS miền núi phía Bắc

104

10

Bảng 3.10

Thống kê số lượng trường PTDTBT và học sinh bán trú

(HSBT) vùng DTTS miền núi phía Bắc

106

11

Bảng 3.11

Xếp loại học lực học sinh trường PTDTNT vùng miền

114

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc - 2


núi phía Bắc so với trung bình cả nước (năm học 2011- 2012


12

Bảng 3.12

Học lực học sinh người dân tộc thiểu số bậc THCS và

THPT khu vực miền núi phía Bắc năm học 2013-2014

115

13

Bảng 3.13

Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động thanh

tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục phổ thông ở vùng DTTS miền núi phía Bắc

118

14

Bảng 4.1

Kết quả khảo sát tính cần thiết của các nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS miền núi phía Bắc trong thời gian tới

156


DANH MỤC HÌNH, LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ



STT

HIỆU

NỘI DUNG

TRANG

1

Sơ đồ 2.1

Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

36

2

Lược đồ

3.1

Vị trí địa lý khu vực Miền núi phía Bắc

68

3

Biểu đồ 3.1

Kết quả khảo sát về hoạt động quản lý đào tạo, bồi dưỡng,

quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở vùng DTTS miền núi phía Bắc.

98

4

Biểu đồ 3.2

Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá về quản lý tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT, trường PTDTBT, lớp

ghép,… tại vùng DTTS miền núi phía Bắc

107

5

Biểu đồ 3.3

Tổng hợp kết quả khảo sát về việc quản lý chương trình,

nội dung giáo dục đặc thù, dạy tiếng dân tộc, dạy tiếng Việt cho HS DTTS khu vực miền núi phía Bắc

111

6

Biểu đồ

3.4

Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên tại khu vực

miền núi phía Bắc và trung bình toàn quốc

113

6

Biểu đồ 3.5

Xếp loại học lực học sinh trường PTDTNT (bậc THCS) vùng miền núi phía Bắc so với trung bình cả nước (năm

học 2011- 2012)

115

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định đến vị thế cũng như sự bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc trong khu vực hay trên thế giới là chất lượng nguồn nhân lực. Việc tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ cao toàn diện về đức- trí- thể- mĩ, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay là một đòi hỏi khách quan. Để đáp ứng yêu cầu khách quan ấy, giáo dục là công cụ quan trọng cấp học nhất, có ý nghĩa quyết định.

Hiến pháp 2013 đã khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[67]. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất khẳng định sự coi trọng giáo dục trong sự nghiệp phát triển đất nước ta.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, với 53 dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác ở vùng núi, cao nguyên, vùng sâu vùng xa, mức sống thấp, điều kiện sống gặp nhiều khó khăn, độ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội ngày càng lớn. Tuy nhiên, họ là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa, các dân tộc thiểu số ở nước ta đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội, tạo nên sự đa dạng về văn hóa cũng như sự vững vàng, ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Với bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đã và đang nỗ lực nhằm nâng cao đời đống kinh tế xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trên cả nước. Văn kiện Đại hội Đảng X của Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Nhà nước tăng đầu tư tập trung cho các mục tiêu, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục, hỗ trợ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo”. Chủ trương này tiếp tục được khẳng định và phát triển trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng: “Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh

nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn” [37; tr.217]. Hiến pháp 2013 cũng chỉ rõ: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”[67].

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông là một bộ phận quan trọng, mang những đặc thù. Đây là cấp học căn bản, tối cần thiết đối với bất cứ cá nhân nào nói riêng, đối với sự phát triển của xã hội nói chung. Vì thế, quan tâm tới giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số không chỉ là biện pháp nâng cao chất lượng sống cho đồng bào mà còn là con đường phát triển kinh tế- xã hội vững chắc, ổn định cho quốc gia.

Vì những lý do trên, để đảm bảo quá trình học tập của con em đồng bào dân tộc được thực hiện tốt và hiệu quả, một trong những vấn đề mấu chốt có tính quyết định là công tác quản lý nhà nước về giáo dục vùng dân tộc thiểu số cần phải được coi trọng.

Là một trong 6 vùng kinh tế xã hội của nước ta, khu vực miền núi phía Bắc với 14 tỉnh, là nơi tập trung nhiều dân tộc với cộng đồng người dân tộc thiểu số sống xen kẽ. Trong những năm qua, cùng với những sự quan tâm, đầu tư của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế xã hội nói dung, giáo dục phổ thông của vùng cũng được chú trọng đặc biệt. Cùng với cả nước, hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục dân tộc tại khu vực miền núi phía Bắc và đã có tác động mạnh mẽ, tích cực, làm thay đổi căn bản chất lượng dạy và học tại đây theo hướng nâng cao. Giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc mang những đặc điểm của giáo dục phổ thông nói chung nhưng lại mang những đặc thù riêng vì là giáo dục phổ thông cho người dân tộc thiểu số, cũng như những điểm riêng của vùng miền. Do đó, hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vừa mang nhiều nét đặc thù, khác biệt so với các vùng dân tộc thiểu số khác cũng như so với cả nước, đồng thời, cấp phổ thông cũng đặt ra cho hoạt động quản lý nhà nước của vùng những vấn đề riêng so với các cấp học khác như mầm non, đại học, chuyên nghiệp cũng đang phát triển trên địa bàn. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là cần thiết nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả của quản

lý, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục phổ thông của con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Bởi vậy, tác giả lựa chọn: “Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc” để làm đề tài Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý hành chính công.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài Luận án có mục đích nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài Luận án có một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:

+ Khái quát và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số.

+ Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

+ Phân tích thực trạng giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

+ Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực tiễn thực hiện các nội dung đó tại vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

+ Đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CÚU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số Miền núi phía Bắc Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: khu vực Miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Phú Thọ, Tuyên Quang.

- Về thời gian: Chủ yếu nghiên cứu các số liệu, tài liệu có liên quan từ năm 2008 (thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Phương hướng phát triển Giáo dục dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2020).

- Về nội dung: Nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS theo quy định tại Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi một số điều năm 2009). Tuy nhiên, do đặc thù của giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số, tác giả chỉ tập trung vào một số nội dung cơ bản, gắn chặt với hoạt động giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số.

4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

4.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án được tiến hành để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số có vai trò như thế nào?

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc được thực hiện như thế nào?

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc?

4.2. Giả thuyết khoa học

Luận án được tiến hành để chứng minh các giả thuyết khoa học sau đây:

- Giả thuyết 1: Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số là một bộ phận được đặc biệt coi trọng trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của vùng dân tộc thiểu số, là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự kiến kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở làm sáng tỏ khái niệm, những đặc thù trong quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số, Luận án chứng minh vai trò quan trọng của quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số đối với sự phát triển của vùng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/12/2023