Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 28



Nội dung

Không tốt

Bình thường


Tốt

Không có ý kiến

giá/phí,…)





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 28


Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn của

Nhà nước (lưu trú, ăn uống, lữ hành, đầu tư, giá, an ninh...)






Giải quyết các vụ việc liên quan hoạt động du lịch (chèo

kéo khách du lịch, ‘chặt/chém’ khách du lịch,...).






Tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch. (ý nghĩa của du lịch, du lịch trong hội

nhập quốc tế, thuận lợi, khó khăn… của du lịch)






Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho doanh

nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch.






Tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch thu hút doanh nghiệp/hộ gia đình kinh doanh du lịch và người dân

tham gia.





Khác (xin ghi cụ thể):......................................................





Q10.Ông/Bà nhận định thế nào về các vấn đề sau đây của Cần Thơ? (Đánh X

vào ô chọn)


Về hạ tầng du lịch

Không tốt

Binh thường

Tốt

Không có ý kiến


Nhà hàng/địa điểm ăn uống






Khách sạn






Địa điểm tham quan du lịch






Hệ thống giao thông công cộng






Hệ thống thông tin liên lạc






Khác (ngân hàng, viễn thông, y tế,…)






Về loại hình sản phẩm, dịch vụ

Không tốt

Binh thường

Tốt

Không có ý kiến


Loại hình du lịch (du lịch sông nước, miệt

vườn, văn hoá…)






Ẩm thực






Hoạt động vui chơi, giải trí






Làng nghề






Cảnh quan thiên nhiên






Về giá/phí dịch vụ

Không tốt

Binh thường

Tốt

Không có ý kiến



Phù hợp nhu cầu của khách du lịch






Cạnh tranh cao (thấp hơn các địa phương khác)






Các doanh nghiệp cung cấp thông tin đầy

đủ về giá dịch vụ cho khách






Yếu tố con người và dịch vụ khách hàng

Không tốt

Binh thường

Tốt

Không có ý kiến


Tính chuyên nghiệp của nhân viên






Phục vụ tận tình, chu đáo của nhân viên






Ngoại ngữ của nhân viên






Mức độ thân thiện của người dân với du khách






Về yếu tố tin cậy

Không tốt

Binh thường

Tốt

Không có ý kiến


Điều kiện an toàn, an ninh






An toàn vệ sinh, thực phẩm






Chất lượng phục vụ …………………





Q11. Theo Ông/Bà, người dân có thể tham gia tích cực trong vấn đề nào sau đây để phát triển du lịch Tp. Cần Thơ?

1 An toàn giao thông 3 Vệ sinh môi trường

2 An ninh trật tự 4 Quảng bá các điểm du lịch, văn hóa, con người Cần Thơ

9 Khác: .....................................................................................................

Q12. Theo Ông/Bà, những thách thức và khó khăn trong quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền địa phương là gì?

1 Tầm nhìn quản lý 3 Năng lực đội ngũ cán bộ 2 Thực hiện theo yêu cầu gấp của lãnh đạo 4 Chính sách thu hút du lịch 9 Khác: .....................................................................................................

Q13. Theo Ông/Bà, cần cải thiện vấn đề gì mạnh nhất trên địa bàn Tp. Cần Thơ hiện nay?

1 Cơ chế thu hút đầu tư 5 Chất lượng các cơ sở dịch vụ du lịch 2 Cơ sở hạ tầng 6 Chất lượng lao động du lịch

3 Năng lực quản lý du lịch 7 Các vấn đề vệ sinh môi trường

4 Cơ chế đặc thù của thành phố cho phát triển du lịch

8 Quản lý an ninh trật tự, xử lý hàng rong 9 Khác (Xin ghi cụ thể): .............................................................................

Q14. Xin Ông/Bà cho biết một vài kiến nghị của mình nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trong thời gian tới tại Cần Thơ

- Chính sách của chính quyền địa phương

1. Đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực du lịch

2. Hỗ trợ (vốn, thủ tục) người dân tham gia kinh doanh du lịch (homestay,...)

3. Cụ thể hóa chính sách

4. Đánh giá và cải thiện việc thực hiện chính sách ..................................

- Năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về du lịch: ...............................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

- Chất lượng đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch: ............................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

- Hạ tầng du lịch (giao thông công cộng, giao thông nông thôn, khu nghỉ dưỡng,....): ...............................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................


Chân thành cảm ơn sự hợptác của Ông/Bà!

Phụ lục 5


Phụ lục 5.1

Vườn du lịch Mỹ Khánh là một trong những điểm DLST nổi tiếng, được du khách đến nhiều nhất khi du lịch Cần Thơ, với hình thức "trình diễn" mô phỏng thực tế và được đầu tư lớn trong thời gian dài, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, nhà hàng, cưới hỏi. Một số phòng nghỉ khách sạn có dạng nghỉ tại nhà dân được hỗ trợ bởi Danida (tổ chức Hợp tác Phát triển Đan Mạch, trực thuộc Bộ Ngoại giao Đan Mạch) xây dựng có chất lượng mỹ thuật khá tốt. Mỹ Khánh có quy mô lớn nhất và hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất với đặc thù các sản phẩm hiện nay, Mỹ Khánh hướng tới khai thác thị trường nội địa rất thành công.

Vườn Ba Cống và vườn Vàm Xáng: đây là kiểu nhà vườn ĐBSCL điển hình. Các giống cây ăn trái, phương thức trồng "hữu cơ" an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường là nét độc đáo. Các điểm vườn này khai thác thị trường khách quốc tế và rất thành công.

Vườn cò Bằng Lăng nằm dọc theo bờ sông ở thị trấn Thốt Nốt. Đây là một sân chim lớn của ĐBSCL với hàng vạn con cò đủ loại: cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc. Thu hút du khách đến tham quan vườn cò với cảnh làng quê yên bình của vùng.

Điểm vườn Sơn Ca (nơi có rượu mận 6 Tia) chủ yếu chỉ kinh doanh vào dịp lễ Tết. Trước đây, đã từng khai thác du lịch tương đối thành công, nhưng do đầu tư và định hướng phát triển chưa phù hợp, nên hoạt động gần như dừng.

Cù lao và các cồn lớn trên sông Hậu gồm cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn và cù lao Tân Lộc đang khai thác DLST, hấp dẫn du khách và mang những đặc trưng miệt vườn, sông nước mà các nơi khác không có được. Cù lao Tân Lộc là lớn nhất (quận Thốt Nốt) có diện tích trên 3.200ha, với nhiều vườn cây ăn trái, nhà cổ có khả năng khai thác phục vụ du lịch. Cồn Khương đã có cầu kết nối với Thành phố, có thể phát triển du lịch gắn với đô thị. Cồn Sơn và cồn Ấu là hai cồn nhỏ nhất, nhưng có tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch. Cồn Sơn có diện tích

khoảng 60ha, địa hình chưa thực sự ổn định với các tuyến rạch hiện có, có thể phát triển DLST sông nước cộng đồng và một số khu nghỉ dưỡng dạng sông nước. Cồn Ấu (150ha), là cồn đẹp nhất trong chuỗi các cồn trên sông Hậu với nét độc đáo của cầu Cần Thơ chạy cắt ngang cồn.

Phụ lục 5.2

Các làng nghề truyền thống: Làng nghề ở Cần Thơ đa dạng, phong phú và được gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hiện có hơn 10 làng nghề truyền thống với ngành nghề đa dạng, có thể kể đến như: Xóm thúng ven sông (Thới Thuận, Thốt Nốt); Làng lò đất Bà Rui (Thới Long, Ô Môn); Xóm cơm rượu (Trung Thạnh, Thốt Nốt); Làng Bánh tráng Thuận Hưng (Thuận Hưng, Thốt Nốt); Làng hoa Bà Bộ (làng hoa Thới Nhựt ở An Bình, Ninh Kiều); Làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ (Long Tuyền - Long Hòa, Bình Thủy); Làng Đan lưới Thơm Rơm (Thuận Hưng, Thốt Nốt); Làng đan lọp Thới Long (Thới Long, Ô Môn). Hiện nay, trong số các làng nghề trên có 4 làng nghề lâu đời nhất và vẫn duy trì hoạt động, sẵn sàng chào đón du khách đến tham quan, đó là: Làng Bánh tráng Thuận Hưng (Thuận Hưng, Thốt Nốt), Làng Đan lưới Thơm Rơm (Thuận Hưng, Thốt Nốt), Làng đan lọp Thới Long (Thới Long, Ô Môn), Làng hoa Bà Bộ (làng hoa Thới Nhựt ở An Bình, Ninh Kiều).

Phụ lục 5.3

Bến Ninh Kiều: được quy hoạch là một trong 7 điểm du lịch quốc gia, tên "Ninh Kiều" gắn với lịch sử kỷ niệm một chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy. Nằm bên phía hữu ngạn sông Hậu, Bến Ninh Kiều ngày nay có diện tích 7.665 m2, là nơi tập kết của tàu bè vận chuyển các sản vật của vùng. Bên cạnh cảnh quan đặc thù sông nước của đô thị Cần Thơ, nơi đây còn hình thành khu tập trung dịch vụ du lịch.

Đình Bình Thủy: trước đây có tên gọi là Long Tuyền, được xây dựng từ năm 1844, gắn với phong tục truyền thống, lễ hội được duy trì và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Đình có giá trị về kiến trúc ở Tây Nam Bộ với những mảng chạm khắc gỗ có họa tiết tinh tế, sinh động mang đậm nét dân tộc, quy mô diện tích vào loại lớn nhất trong các đình làng Cần Thơ (trên 4000 m2), được xây

dựng theo hình chữ Nhất, mặt hướng ra sông Bình Thủy.

Chùa Nam Nhã: có vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm, gắn với các hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước trong phong trào Đông Du, của Đặc ủy Hậu Giang và Xứ ủy Nam kỳ trong những năm đầu đấu tranh của Cách mạng Việt Nam.

Long Quang cổ tự: đây là một di tích chùa cổ có 50 tượng thờ được chạm trổ từ cây giáng hương, trong đó có bộ Thập bát la hán. Long Quang cổ tự được xây dựng từ năm 1824. Hiện nay chùa vẫn thường đón tiếp du khách thập phương đến tham quan và vào các ngày rằm, lễ lớn thu hút rất đông người dân và du khách.

Chùa Munir Ansây: đây là ngôi chùa với kiến trúc của người Khmer lớn và đẹp nhất Cần Thơ, thu hút lượng lớn khách du lịch của Cần Thơ. Chùa nằm tại số 36 đại lộ Hòa Bình.

Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán): thiết kế theo lối kiến trúc của người Hoa, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa của người Hoa tại Cần Thơ, được xây dựng năm 1894 - 1896, chùa vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc độc đáo lúc ban đầu.

Nhà cổ Bình Thủy: được gia đình họ Dương xây dựng vào năm 1870 theo kiến trúc kiểu Pháp cổ độc đáo, có năm gian hai mái, mặt tiền tòa nhà có nhiều phù điêu đắp nổi, tòa nhà tạo được sự thông thoáng với nền nhà cao hơn mặt sân 1m, có bốn bậc thang hình cánh cung tao nhã, khoảng sân rộng, trần cao, nhiều hoa văn trang trí với nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt đơn giản.

Di tích khảo cổ văn hóa Óc Eo: gắn với nền ván hoá Óc Eo trước đây, được khai thác phục vụ du lịch tham quan nghiên cứu. Di tích này nằm tại Rạch Bào, Phong Điền.

Thiền Viện Trúc lâm Phương Nam: một trong 2 điểm du lịch khách đến nhiều nhất khi đến Cần Thơ, gắn với du lịch tâm linh rất cao, là nơi tham quan của khách du lịch, người dân địa phương và cả vùng. Toạ lạc ở địa điểm gắn với làng du lịch Mỹ Khánh, Di tích chiến thắng Ông Hào và đô thị sinh thái Phong Điền, Thiền viện và toàn khu vực trở thành một trọng điểm phát triển du lịch quan trọng của Cần Thơ.

Phụ lục 5.4

Chợ nổi Cái Răng: hình thành và phát triển hàng trăm năm nay, xuất phát từ nhu cầu giao thương phong phú các chủng loại hàng hóa. Đây là một trong 4 điểm du lịch tiêu biểu của Cần Thơ. Chợ nổi Cái Răng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, được đánh giá cao về trải nghiệm đặc trưng chợ nổi. Năm 2016, văn hoá chợ nổi Cái Răng được công nhận là văn hoá phi vật thể quốc gia.

Đờn ca tài tử: được hình thành vào cuối thế kỷ thứ XIX và đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Cần Thơ vinh dự là 01 trong 21 tỉnh, thành Nam Bộ được sở hữu di sản. Đây là những tinh hoa, vốn liếng văn hóa mang bản sắc văn hóa địa phương, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng, thông qua các cuộc liên hoan đờn ca tài tử, sinh hoạt thực hành đờn ca tài tử trong các câu lạc bộ, ấp văn hóa, trong các quán ca cổ, trong các đám tiệc…

Lễ hội, văn hoá: Cần Thơ có hệ thống các lễ hội văn hoá - lịch sử theo phong tục truyền thống của các dân tộc (như Hoa, Khmer). Một số lễ hội có tiếng nhất của Cần Thơ: Lễ hội đình Bình Thủy vào14-15/12 và 12-14/4 âm lịch; Lễ hội chùa Ông vào 4 ngày Tết và 4 lễ chính là vía ông Bổn (2/2 âm lịch), vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (23/3 âm lịch), cúng Quan Công (24/6 âm lịch), cúng Thần Tài (22/7 âm lịch); Lễ Cholchonam Thomay lễ đón năm mới của đồng bào người Khmer từ 13-15/3 âm lịch; Lễ đưa nước - Okombook vào tháng 10 âm lịch; Lễ cúng ông bà - Dolta vào tháng 8 âm lịch, được tổ chức tươi vui tại tất cả các chùa Khmer.

Ẩm thực: hệ thống ẩm thực đa dạng phong phú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm với các sản phẩm ẩm thực nổi tiếng mang tính truyền thống của khu vực ĐBSCL được nhiều người biết đến, như: cháo cá lóc rau đắng đồng, cá lóc nướng trui, canh chua cá linh bông so đũa, chè bưởi Cần Thơ, bánh cống Cần Thơ, bánh tét lá cẩm, bánh xèo nam bộ, nem nướng Thanh Vân. Gần đây, rượu mận Sáu Tia, sô cô la của vườn Mười Cương cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách qua các đợt triển lãm trên cả nước.

Phụ lục 6


Phụ lục 6.1

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (giai đoạn 2011 - 2015), đã xác định một số nhiệm vụ giải pháp liên quan đến đất đai (i) Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển kinh tế ngành của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích để thực hiện đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề cho các DNNVV có nhu cầu thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội thành, nội thị;

(ii) Đối với trường hợp DNNVV sử dụng đất ở, đất mua để làm mặt bằng tổ chức sản xuất kinh doanh: Nếu đất hợp pháp, phù hợp quy hoạch thì được chuyển mục đích sử dụng để sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp được dùng giá trị quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng, góp vốn thành lập doanh nghiệp; (iii) Nhà nước thực hiện cho DNNVV thuê đất, thuê mặt nước ngoài khu công nghiệp và thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất theo Nghị định 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định số 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP [73].

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2011 - 2015, xác định trợ giúp tài chính như sau: (i) Thực hiện bảo lãnh tín dụng theo quy định. Thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo, Nhà nước hỗ trợ các DNNVV nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện dự án đầu tư, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ cho vay; (ii) Nhà nước tài trợ các chương trình giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp [73].

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí