này cũng được dùng để so sánh dữ liệu qua các năm trong giai đoạn 2015- 2020, thấy được tiến trình phát triển của hoạt động này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
6.1. Về mặt lý luận
- Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và quản lý nhà nước về hoạt động du lịch để bổ sung vào hệ thống lý luận trong hoạt động quản lý công nói chung và quản lý nhà nước về du lịch nói riêng.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Luận văn đã cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Luận văn đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và công tác thực tiễn tại huyện Chiêm Hóa và các địa phương khác.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 3 chương:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang - 1
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang - 2
- Xây Dựng Và Thực Hiện Chiến Lược, Quy Hoạch, Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch
- Tổ Chức, Huy Động Các Nguồn Lực Để Phát Triển Du Lịch, Quản Lý, Khai Thác Các Công Trình Phục Vụ Du Lịch
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Của Một Số Địa Phương Và Bài Học Kinh Nghiệm
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
1.1. Du lịch và các khái niệm về du lịch
1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Khái niệm du lịch đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng, song đến nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Theo Tổ chức lữ hành chính thức của Liên hợp quốc (International Union of Official Travel Oragnization - IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Ở Việt Nam, Điều 3, Luật Du lịch 2017 định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [30].
Từ các quan niệm về du lịch như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể tiếp cận khái niệm du lịch theo hai nghĩa là: (1) Du lịch là nói đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới
xung quanh, thỏa mãn các nhu cầu giải trí; (2) Du lịch là tổng hợp các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ tiêu thụ một số giá trị kinh tế, văn hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú.
Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghĩ ngơi, tham quan du lịch của con người. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao.
Du lịch được xem xét một cách toàn diện hơn với tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch, gồm:
- Khách du lịch;
- Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ du lịch;
- Chính quyền địa phương;
- Dân cư địa phương.
Từ đó, du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.
Như vậy, xét một cách chung nhất, du lịch là tổng hợp các hoạt động tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn, tìm kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên, thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người.
1.1.1.2. Phân loại du lịch
Dựa trên các tiêu chí và mục đích phân loại để phân loại du lịch thành các loại hình khác nhau. Việc phân loại này giúp làm rõ bản chất, đặc điểm của từng loại hình du lịch, đặc điểm hoạt động của chúng để có biện pháp quản lý nhà nước phù hợp với từng loại hình du lịch. Xét một cách chung nhất, du lịch có thể được phân theo các loại hình du lịch như sau:
Một là, Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
Hai là, Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
Ba là, Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của hoạt động du lịch
1.1.2.1. Đặc điểm của hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Một là: Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, bởi lẽ du lịch tác động qua lại với rất nhiều ngành trong nhóm ngành kinh tế dịch vụ và có mối liên hệ chặt chẽ. Một khách du lịch khi bắt đầu một chuyến đi sẽ sử dụng các dịch vụ như: giao thông, vận tải, tài chính, thương mại, dịch vụ giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe... Du lịch là hoạt động kinh tế cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành. Cũng có thể nói phát triển du lịch là sự kéo theo một số ngành dịch vụ khác phát triển. Mối quan hệ này tác động qua lại với nhau, cùng đem lại lợi ích cho các ngành. Mỗi quốc gia, mỗi vùng có định hướng phát triển du lịch cần có sự đầu tư, nghiên cứu một cách tổng thể các ngành nhằm đón đầu cũng như nâng cao hiệu quả của các ngành dịch vụ bởi các ngành này nằm trong chuỗi các dịch vụ tổng hợp đáp ứng nhu cầu của hoạt động du lịch.
Hai là: Du lịch là hoạt động mang tính thời vụ. Thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu các dịch vụ
và hàng hóa du lịch dưới tác động của một số nhân tố xác định, có nước phát triển du lịch trong cả năm, có nước hoạt động du lịch theo từng mùa. Điều này phụ thuộc vào khí hậu (vùng nóng, vùng lạnh), phụ thuộc vào loại hình dịch vụ (ví dụ du lịch chữa bệnh có thể hoạt động quanh năm nhưng du lịch mạo hiểm như trượt tuyết chỉ vào mùa đông, du lịch biển chủ yếu vào mùa hè). Đồng thời cường độ cũng khác nhau trong mùa du lịch. Một nước hoặc một vùng có thể có một hay nhiều thời vụ du lịch, điều này phụ thuộc vào các thể loại du lịch được khai thác ở đó.
Ba là: Hoạt động du lịch vừa mang bản chất văn hóa, vừa mang tính kinh tế. Bản chất của du lịch là văn hóa. Kinh tế vừa là phương tiện vừa là mục tiêu phát triển du lịch. Sự gắn bó hữu cơ giữa kinh tế và văn hóa là đặc điểm cơ bản của du lịch và là xu hướng lớn trên thế giới hiện nay [36]. Chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để đạt mục tiêu phát triển du lịch nhanh và bền vững.
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động du lịch
Ngành du lịch có một vai trò đặc biệt trong đời sống kinh tế - xã hội và có mối liên kết mạnh mẽ với các nhóm ngành khác (nhất là về dịch vụ) như: Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao thông, giải trí. Có thể nói, vai trò của hoạt động du lịch được thể hiện trên một số khía cạnh sau:
Thứ nhất: Xét theo góc độ một ngành kinh tế, du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao trên nhiều mặt cả về kinh tế và xã hội: Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước.
Thứ hai: Du lịch là một ngành dịch vụ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, làm tăng thu nhập quốc dân, tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ, góp phần tích cực trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Thứ ba: Du lịch tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất tinh thần cho người dân, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và nước ngoài, tăng cơ hội
việc làm cho người lao động, khôi phục các làng nghề thủ công và lễ hội truyền thống có nguy cơ bị mai một và giảm bớt tình trạng đói nghèo, góp phần thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang sạch đẹp hơn.
Thứ tư: Du lịch là một ngành được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” đã giúp nhiều quốc gia có nguồn thu ngoại tệ hàng tỷ đô la mỗi năm, bởi du lịch là hoạt động xuất khẩu hiệu quả nhất. Tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch được thể hiện chỗ du lịch là ngành “xuất khẩu tại chỗ” rất hiệu quả những dịch vụ, hàng hoá công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng nông sản thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ,…
Thứ năm: Du lịch không chỉ là ngành xuất khẩu tại chỗ mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” sản phẩm du lịch. Đó là danh lam thắng cảnh, giá trị di tích lịch sử - văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập quán… Sản phẩm này không bị mất đi qua mỗi lần đưa ra thị trường mà uy tín ngày càng tăng khi chất lượng dịch vụ làm thoả mãn nhu cầu của du khách.
Thứ sáu: Du lịch góp phần kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao động trong xã hội, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn.
Thứ bảy: Du lịch góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương thông qua việc thu thuế các cơ sở và hoạt động trên địa bàn. Du lịch phát triển làm cho nhu cầu về hàng hoá dịch vụ tăng lên, góp phần mở ra thị trường tiêu thụ tại chỗ các loại hàng hoá dịch vụ này. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh các ngành kinh tế khác.
1.2. Quản lý nhà nước về du lịch
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Hoạt động quản lý xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời của Nhà nước. Quản lý nhà nước là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Nội hàm của
quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.
Nhìn tổng thể, quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [16; tr.3]. Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư
pháp nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Theo cách tiếp cận đó, quản lý nhà nước về du lịch là tổng thể hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để định hướng, điều tiết, thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển bền vững. Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh liên tục bằng quyền lực công chủ yếu thông qua pháp luật dựa trên nền tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du lịch nhằm đạt được hiệu quả và mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước đặt ra.
Quản lý nhà nước về du lịch được hiểu là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước, trên cơ sở pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển hoạt động du lịch, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của nhà nước bằng quyền lực nhà nước đối với toàn bộ hoạt động du lịch, trên cơ sở kết hợp giữa quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, bảo đảm hình thức, nội dung và chất lượng của hoạt động du lịch. Đây là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động du lịch do các cơ quan quản
lí có thẩm quyền của nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển du lịch, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương và quốc gia.
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về du lịch
1.2.2.1. Đặc điểm
Thứ nhất, quản lý nhà nước nhà nước về du lịch cần xác định và làm rõ các thành tố cơ bản: chủ thể, khách thể, đối tượng, công cụ, mục tiêu quản lý
- Chủ thể quản lý:
Chủ thể quản lý nhà nước về du lịch là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước được trao quyền quản lý lĩnh vực này. Tính đặc biệt của chủ thể Nhà nước không chỉ ở quy mô của tổ chức là rất lớn hay phạm vi tác động rộng mà còn ở khả năng sử dụng công cụ quản lý đặc biệt - quyền lực nhà nước - được biểu hiện cụ thể là chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,… Chủ thể quản lý nhà nước về du lịch quản lý vĩ mô thông qua chính sách, pháp luật, hướng hoạt động du lịch theo định hướng của mình, nhằm hướng tới mục tiêu mà Nhà nước định ra. Chủ thể quản lý nhà nước về du lịch được tổ chức thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo quy định của pháp luật. Ở cấp cao nhất, Chính phủ thực hiện việc quản lý toàn diện mọi ngành, lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc. Trực tiếp quản lý lĩnh vực du lịch là Tổng cục Du lịch (thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) cùng các cơ quan, ban ngành được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ từ Trung ương đến địa phương.
Để có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình, chủ thể quản lý mà trực tiếp là những cán bộ, công chức thực hiện quản lý du lịch trong các cơ quan trên cần có những nhận thức, hiểu biết nhất định về tiềm năng du lịch, hạ tầng du lịch, cơ hội phát triển, đặc điểm kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, nhu cầu của khách du lịch... để có cách thức quản lý phù hợp, hiệu quả.
- Khách thể quản lý