PHIẾU PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP, CÁ NHÂN KINH DOANH DU LỊCH
Kính gửi: Quý Ông/Bà
Tôi là học viên cao học chuyên ngành Quản lý công, khóa CH19N11 tại Học viện Hành chính quốc gia – Tp. Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang làm nghiên cứu về du lịch ở tỉnh Tây Ninh.
Tôi rất mong sự giúp đỡ của quý Ông/Bà thông qua việc trả lời những câu hỏi trình bày sau đây.
Mọi thông tin sau sẽ được phục vụ hoàn toàn cho mục đích nghiên cứu khoa học của tôi.
1. Xin Ông/Bà cho biết thông tin về bản thân
Độ tuổi của Ông/Bà? Từ 20 – 30 | Từ 40 – 50 | |
Từ 30 – 40 | Từ trên 50 | |
1.2. | Trình độ học vấn của Ông/Bà? Phổ thông trung học | Trung cấp |
Cao đẳng, đại học | Sau đại học | |
1.3. | Ông/Bà đang sinh sống ở đâu? Ở tỉnh Tây Ninh | Ở nơi khác |
1.4. | Quy mô kinh doanh |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Và Hợp Tác Quốc Tế Về Du Lịch
- Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Tra, Thanh Tra Trong Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước
- Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh - 16
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Cơ sở Doanh nghiệp
Công ty Khác,..............................
1.5. Lĩnh vực kinh doanh?
.....................................................................................................................
2. Nội dung phỏng vấn
2.1. Ông/Bà vui lòng cho nhận xét về hoạt động kinh doanh của Ông/Bà?
2.2. Ông/Bà có gặp khó khăn gì trong hoạt động kinh doanh?
2.3. Ông/Bà có nhận định gì về sự quản lý của chính quyền địa phương với lĩnh vực mình kinh doanh?
2.4. Theo Ông/Bà, các ngành chức năng ở địa phương nên làm gì để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật?
2.5. Ông/Bà có những mong muốn và đề xuất giải pháp gì với chính quyền địa phương để quản lý tốt hơn lĩnh vực mà anh chị quan tâm?
Trân trọng ghi nhận và cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Ông/Bà!
Chúc Ông/Bà sức khỏe!
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
1. Để cạnh tranh được với các địa phương phát triển du lịch mạnh mẽ như Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu,… đòi hỏi du lịch Tây Ninh phải xác định cho mình những thế mạnh khác biệt. Vậy theo ông đâu là những sản phẩm du lịch hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh cao của du lịch Tây Ninh?
Với vị trí địa lý đắc địa cùng tiềm năng du lịch độc đáo, Tây Ninh có điều kiện thuận lợi để thu hút du khách và thiết lập những sản phẩm du lịch hấp dẫn… Một trong những khu du lịch (KDL) trọng điểm nổi tiếng của tỉnh là KDL núi Bà Đen đã được Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 định hướng phát triển thành một trong 46 KDL quốc gia. Hàng năm, Tây Ninh thu hút hơn 2,5 triệu lượt khách tham quan, trong đó riêng Lễ hội xuân núi Bà thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách. Hiện nay, Quy hoạch tổng thể phát triển KDL Quốc gia núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, KDL Quốc gia núi Bà Đen phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành hoàn chỉnh cơ cấu KDL và một số dự án trọng điểm, mũi nhọn; đến năm 2030 KDL Quốc gia núi Bà Đen cùng với Tòa thánh Cao Đài, Hồ Dầu Tiếng và Tp.Tây Ninh trở thành điểm đến quan trọng, một trong những sản phẩm hàng đầu của vùng Đông Nam bộ và cả nước.
Về loại hình du lịch gắn với tôn giáo - tín ngưỡng có thể nói đến Tòa thánh Cao Đài - Tây Ninh với kiến trúc nổi bật, tiêu biểu cho kiến trúc đền chùa của tôn giáo Cao Đài kết hợp hài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và phương Tây. Đây là nơi diễn ra các lễ hội của người theo đạo Cao Đài và là địa điểm thu hút số lượng lớn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan mỗi năm.
Vốn là địa phương giàu truyền thống cách mạng nên Tây Ninh còn phát triển mạnh loại hình du lịch gắn với tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng. Rừng Tây Ninh là nơi trú đóng của TW Cục miền Nam - cơ quan đầu não lãnh đạo cách mạng miền Nam; chiến khu Dương Minh Châu; Tua Hai với chiến thắng lịch sử gắn liền phong trào Đồng Khởi…. Ngoài ra Tây Ninh còn nhiều địa danh khác gắn liền với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như Căn cứ Bời Lời, Địa đạo An Thới,…
Ngoài ra, Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có giá trị cao về đa dạng sinh học với nhiều loài động thực vật được ghi trong sách Đỏ Việt Nam; rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó gắn với công cuộc chinh phục thiên nhiên, xây dựng đất nước là công trình Hồ Dầu Tiếng - hồ thủy nông nhân tạo lớn nhất khu vực với 27.000ha mặt nước; có đảo Nhím rộng 340ha là vị trí lý tưởng cho một KDL sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí mang tầm quốc tế. Hiện Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch (VH, TT&DL) đang xúc tiến kêu gọi đầu tư, phát triển đúng với tiềm năng của khu vực này.
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch song sản phẩm du lịch đặc trưng của Tây Ninh vẫn là du lịch tâm linh tín ngưỡng. Để phát huy loại hình du lịch thế mạnh này, tạo lợi thế cạnh tranh với các địa phương khác, tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư vào KDL Quốc gia núi Bà Đen và từ đây sẽ liên kết với các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh; tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch; đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - các dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách quốc tế và khách hạng sang; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch,…
2. Cụ thể du lịch Tây Ninh sẽ phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng nào để đảm bảo phù hợp với nhu cầu của từng thị trường khách?
Theo Quy hoạch, tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như: Du lịch gắn liền với các lễ hội và tín ngưỡng (khai thác lợi thế Tây Ninh có nhiều khu vực, nhiều lễ hội phong phú mang đậm tự do tín ngưỡng của cộng đồng dân cư như Lễ hội của cộng đồng theo đạo Cao Đài tại Tòa thánh Cao Đài - Tây Ninh, Lễ hội núi Bà Đen…); Du lịch gắn liền với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các công trình văn hóa (khai thác lợi thế Tây Ninh có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các công trình văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và địa phương như Di tích lịch sử đặc biệt TW Cục miền Nam, Di tích cấp quốc gia núi Bà Đen…); Du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái Vườn quốc gia, đồng quê, miệt vườn (khai thác lợi thế Tây Ninh sở hữu tiềm năng và đa dạng hệ sinh thái tại Vườn quốc gia Lò Xo - Xa Mát, hệ sinh thái đất ngập nước tại Hồ Dầu Tiếng…); du lịch làng nghề (khai thác lợi thế Tây Ninh có một số làng nghề thủ công, truyền thống lâu đời có thể phát triển thành điểm tham quan du lịch như: nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, bánh canh, làm nhang…); Du lịch thương mại - công vụ; Du lịch thăm thân, khám chữa bệnh; Du lịch ẩm thực Tây Ninh; Du lịch vui chơi giải trí…
3. Du lịch Tây Ninh vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng, theo ông đâu là hạn chế của ngành du lịch Tây Ninh?
bá du lịch ở địa phương chưa hiệu quả, chưa đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế; nội dung tuyên truyền quảng bá còn đơn điệu; kinh phí đầu tư cho công tác quảng bá, xúc tiến chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là tuyến du lịch quốc tế Việt
Du lịch Tây Ninh ngoài những lợi thế sẵn có thì vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Trong đó khâu lữ hành, khai thác kết nối tour, các hoạt động xúc tiến quảng
Nam – Campuchia và ngược lại. Bên cạnh đó, dịch vụ lưu trú còn nhiều hạn chế
bởi hiện nay cả tỉnh vẫn chưa có một khách sạn nào đạt tiêu chuẩn 4 hoặc 5 sao.
Đặc biệt, nguồn nhân lực phục vụ trong ngành Du lịch vừa thiếu lại vừa yếu.
Tây Ninh vốn có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch và thương mại. Tuy
nhiên hiện nay, vấn đề quy hoạch tổng thể còn nhiều vướng mắc, mặc dù thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành đã quan tâm hỗ trợ. Trong đó nổi cộm lên vấn đề quy hoạch lại quần thể di tích Núi Bà Đen và Căn cứ Trung ương cục miền Nam theo đúng Luật Di sản văn hoá. Nguyên nhân cụ thể do bộ phận tham mưu sơ suất trong việc dùng từ “Quy hoạch tổng thể” với “Quy hoạch chung xây dựng”. Do đó nếu thực hiện theo Quy hoạch tổng thể thì chi phí thấp, không có đơn vị tư vấn thực hiện, đồng thời cũng không đảm bảo mục tiêu của tỉnh cho phát triển đồng bộ toàn khu di tích về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, du lịch, lâm nghiệp, tài nguyên môi trường và an ninh quốc phòng…
4. Để đạt mục tiêu này, về phía ngành du lịch tỉnh sẽ có những giải pháp căn cơ nào?
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đề ra, ngành du lịch sẽ chú trọng tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư pháp triển du lịch; cải cách hành chính và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến du khách và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chú trọng đầu tư tôn tạo, bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử và khôi phục, phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch; tăng cường quảng bá về du lịch Tây Ninh cũng như xây dựng thương hiệu cho các dịch vụ du lịch. Ngoài ra, ngành cũng sẽ có chính sách thu hút lao động qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Tạo liên kết các tour, tuyến Campuchia giữa các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh với nước bạn trong việc đưa khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát; đề xuất sử dụng giấy thông hành thay hộ
chiếu cho du khách xuất cảnh qua các vùng biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.
Tóm lại, vấn đề đặt ra hiện nay cho phát triển bền vững du lịch Tây Ninh đến năm 2020 là cần những mục tiêu, kế hoạch và những giải pháp đầu tư có tính toán để đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết là hệ thống các sản phẩm, dịch vụ du lịch phong phú, chất lượng; cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ, cơ chế tổ chức đạt yêu cầu; là sự đồng bộ trong nhận thức và hành động của các lực lượng xã hội đối với các hoạt động du lịch mà mục tiêu cao nhất chính là việc bảo tồn, phát huy một cách có căn cơ, bền vững các vốn tài nguyên, di sản thiên nhiên và văn hóa trong quá trình phát triển du lịch. Để đạt được điều này cần sự nỗ lực của không chỉ ngành du lịch mà của cả hệ thống chính trị ở Tây Ninh.
Trân trọng cảm ơn!