Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Tra, Thanh Tra Trong Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước


Singapore, Indonesia, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông... Đối với thị trường khách du lịch nội địa, trước mắt vẫn duy trì thị trường khu vực và vùng du lịch, hướng tới tham gia xúc tiến các thị trường khách du lịch nội địa có thu nhập cao, thị trường người dân có xu hướng du lịch tâm linh tín ngưỡng và du lịch cội nguồn như tại khu vực cộng đồng dân cư có thu nhập cao như TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Huế...

Xúc tiến, quảng bá để thu hút nguồn vốn đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tại các khu du lịch, các dịch vụ có chất lượng cao như khu du lịch cao cấp (Resort), các dịch vụ vui chơi giải trí...

Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch rất đa dạng như: Thông qua các diễn đàn, cuộc hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm… trong và ngoài nước. Khuyến khích các doanh nghiệp và cơ quan quản lý tham gia quảng bá sản phẩm du lịch. Thông qua các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu, bán và kết nối các chương trình du lịch đến với các khu điểm tài nguyên du lịch trên địa bàn Tây Ninh. Khuyến khích các công ty lữ hành, doanh nghiệp lưu trú liên kết, đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh của mình tại các trung tâm du lịch trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

Tiến hành phát hành rộng rãi các ấn phẩm giới thiệu về con người, lịch sử văn hóa, cảnh quan và sản phẩm du lịch tỉnh Tây Ninh đối với các thị trường khách trong và ngoài nước. Xây dựng nội dung của trang web quảng bá về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Tây Ninh.

Thông qua phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước như: Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình và internet của địa phương, Trung ương và quốc tế .


3.2.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra trong xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý nhà nước

Chức năng thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý của Nhà nước đối với hoạt động du lịch phải được xác định rõ ràng: Nhiệm vụ của Nhà nước là ban hành pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch, tạo môi trường chính trị, kinh tế, kết cấu hạ tầng cho du lịch phát triển thuận lợi, bảo đảm sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh du lịch, hỗ trợ, điều tiết và cuối cùng là kiểm soát trọng tài, bảo vệ công bằng xã hội cho người tham gia du lịch và bảo vệ lợi ích quốc gia.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật chuyên nghiệp với quyền năng và trách nghiệm hết sức cụ thể, rõ ràng, thiết thực. Cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch, để đội ngũ này hoạt động chuyên nghiệp cao. Không chỉ chú trọng vào công tác thanh tra, kiểm tra mà cần xây dựng chính sách hỗ trợ hoạt động du lịch thực hiện tốt pháp luật, phòng ngừa từ xa các hành vi vi phạm pháp luật về du lịch. Cần xây dựng riêng quy chế viên chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch nhằm để cao trách nhiệm và khuôn khổ điều chỉnh hoạt động có tính chất đặc thù của đội ngũ làm công tác này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Thành lập lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, xây dựng hành lang pháp lý, tạo điều kiện để lực lượng này giữ vai trò nòng cốt trong việc kiểm soát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động du lịch.

Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Trên cơ sở đó, hình thành lực lượng kiểm tra liên ngành hoạt động rộng khắp, thường xuyên

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh - 15


ở các loại địa bàn, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát và uốn nắn các lệch lạc, sai phạm trong các hoạt động du lịch.

Đẩy mạnh và thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính, đẩy lùi và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Với Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch

Cần có các văn bản hướng dẫn việc triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về quản lý du lịch trong tình hình mới.

Tập huấn, mở hội thảo, phát hành, in ấn những ấn phẩm nghiên cứu chuyên sâu để tổng kết, đánh giá thực tiễn triển khai việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch. Cần tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời gắn liền với việc ứng dụng về hoạt động du lịch, tạo nên nguồn tư liệu phong phú cho các địa phương tham khảo.

Ưu tiên vốn cho tỉnh Tây Ninh đối với các hạng mục đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch đi, đến và trong các khu du lịch Quốc gia; vốn đầu tư cho tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng quan trọng được Trung ương xếp hạng để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, điểm đến thu hút khách du lịch đến với Tây Ninh. Chính phủ và Bộ đặc biệt dành cho Tây Ninh vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch thông qua chương trình Quốc gia.

Đầu tư kinh phí xây dựng mô hình điểm về làng nghề du lịch cho vùng, miền để từ đó nhân rộng mô hình ra các địa phương trên cả nước có nhiều làng nghề.


Nghiên cứu và xây dựng lộ trình miễn thị thực đối với số khách du lịch đến tham quan du lịch Tây Ninh từ thị trường Vương quốc Campuchia khi nhập cảnh qua các cửa khẩu tỉnh Tây Ninh.

Xem xét giảm phí thị thực đối với khách nước ngoài ở mức cạnh tranh để góp phần thu hút khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng.

3.3.2. Với chính quyền địa phương cấp tỉnh Tây Ninh

Sớm xây dựng cơ chế quản lý, xác định rõ chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của các ngành, các địa phương trong tỉnh để phát huy tính độc lập, năng động của từng đơn vị và nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động của hệ thống các đơn vị hữu quan trong các lĩnh vực tại tỉnh.

Đối với UBND tỉnh cần nhanh chóng xây dựng chiến lược phát huy vai trò của du lịch để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, trong đó Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch làm tham mưu trong việc xây dựng chiến lược này.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Tây Ninh có những phương hướng trong phát triển du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Những phương hướng và nhiệm vụ cụ thể đề ra nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém trong phát triển du lịch và quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương.

Trên cơ sở thực trạng và dựa vào những phương hướng của địa phương, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch trong thời gian tới.

Thực hiện các nhóm giải pháp nêu trên góp phần phát huy vai trò của quản lý nhà nước đối với sự phát triển du lịch ở tỉnh Tây Ninh.

Cuối cùng, tác giả có đề xuất một số nội dung quan trọng với các cơ quan có thẩm quyền. Nếu làm được điều này sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý du lịch ở tỉnh Tây Ninh.


KẾT LUẬN

Du lịch được chính quyền tỉnh Tây Ninh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.

Dựa trên phương pháp nghiên cứu, luận văn “Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh” đã đạt được một số kết quả như sau:

Luận văn hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về du lịch và QLNN về du lịch. Trong đó đặc biệt khẳng định vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo, định hướng phát triển nhằm đáp ứng góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và QLNN về du lịch tại các tỉnh trên cả nước, luận văn đã vận dụng để đưa ra những giải pháp khả thi.

Trong thời gian qua, hoạt động du lịch ở tỉnh Tây Ninh đã đạt được một số kết quả nhất định có đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, du lịch tuy có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển tương xứng do nhiều nguyên nhân. Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh đã được chính quyền cấp tỉnh quan tâm thực hiện trên các nội dung một cách đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước.

Chính quyền tỉnh Tây Ninh đã có những định hướng cơ bản trong công tác QLNN về du lịch nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy được những thuận lợi của hoạt động du lịchvà công tác quản lý du lịch trong thời gian tới. Trên cơ sở thực trạng quản lý của chính quyền địa phương, phương hướng của tỉnh và các cơ sở khác, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về du lịch.

Thực hiện các giải pháp được đề xuất trong luận văn là cơ sở hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng như phát triển du lịch Tây Ninh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hồ Thị Tú Anh (2009), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia.

2. Cục Thống kê Tây Ninh, Niên giám thống kê năm 2014, 2015.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng bộ tỉnh Tây Ninh (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh khóa IX (2010-2015).

7. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb. Trẻ, TP.HCM, tr.325.

8. Học viện Hành chính quốc gia (2010), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước, Hà Nội.

9. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

10.Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế Du lịch, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr.7-10.

11.Phùng Thị Phượng Khánh (2007), Quản lý nhà nước trong việc phát triển toàn diện ngành du lịch tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia.


12. Huỳnh Công Minh (2000), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viên Hành chính quốc gia.

13. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục.

14. Mai Văn Nhơn (2010), Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia.

15. Quốc hội (1992), Hiến pháp 1992/QH8.

16. Quốc hội (2005), Luật Du lịch số 44/2005/QH11.

17. Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013/QH13.

18. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh. Các Báo hoạt động du lịch và báo cáo thống kê du lịch Tây Ninh từ năm 2009 đến năm 2015.

19. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

20. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội.

21. Lê Thông (chủ biên) (2010), Việt Nam các tỉnh và thành phố, Nxb Giáo dục.

22. Tổng cục Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

24. Đỗ Thị Ánh Tuyết (2005), Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia.

25. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2013), Quyết định số 59/2013/QĐ- UBND ngày 19/12/2013 Ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí