Kết luận chương 3
Chương này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang trong giai đoạn 2012-2018. Cụ thể những nội dung đã giải quyết đó là:
- Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến QLNN về du lịch và phát triển du lịch của tỉnh Luang Pra Bang.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang, trong đó nêu lên những kết quả đạt được; những hạn chế, tồn tại; nguyên nhân của những hạn chế.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng du lịch Luang Pra Bang đã thực sự không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, dần từng bước đã nâng khả năng hoạt động để thực sự trở thành trung tâm du lịch lớn của miền Bắc cũng như cả nước và khu vực. Sự lớn mạnh này, có nhiều nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp, nhưng trong đó nhân tố tác động mạnh mẽ là sự nỗ lực vươn lên, khai thác được nguồn nội lực của địa phương và của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, điều này được khẳng định trên một số chỉ tiêu chủ yếu như đã phân tích. Công tác QLNN về du lịch của tỉnh trong giai đoạn này đã có những đề án quy hoạch cụ thể, các nghị quyết, kế hoạch chuyên đề về quản lý và phát triển du lịch địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì QLNN về du lịch tỉnh Luang Pra Bang còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh để Luang Pra Bang trở thành trung tâm du lịch của miền Bắc cũng như cả nước. Do vậy, cần nghiên cứu đánh giá thực trạng QLNN về du lịch để làm cơ sở cho nghiên cứu để tìm ra những phương hướng, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang, nhằm đưa du lịch Luang Pra Bang thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở TỈNH LUANG PRA BANG,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
4.1. Dự báo và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang
4.1.1. Dự báo phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang đến năm 2030
4.1.1.1. Những thuận lợi và khó khăn
* Những thuận lợi:
- Tình hình quốc tế: Xu hướng hòa bình, hội nhập và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới trong thế kỷ XXI. Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan, thu hút, thúc đẩy các nước, các vùng lãnh thổ vừa hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng mở rộng trong mọi hoạt động, hướng tới mục tiêu phát triển.
Nhu cầu du lịch trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Do hội nhập, hợp tác quốc tế tăng lên dẫn đến nhu cầu du lịch tăng mạnh, xu hướng du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất trên thế giới, góp phần vào sự phát triển, khoa học kỹ thuật và công nghệ có những bước nhảy vọt chưa từng thấy, kinh tế tri thức bước đầu tham gia vào phát triển lực lượng sản xuất.
Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khác du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nước CHDCND Lào, cùng các nước Đông Nam Á. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quan lượng khác quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 20202 là 6%/năm [9, tr.2].
- Tình hình trong nước: Kinh tế đất nước tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển khá. GDP bình quân hàng năm tăng; cơ cấu kinh tế chuyến dịch khá tích cực gắn với chuyển đổi chất lượng và đổi mới mô hình tăng trưởng; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Ngành du lịch đã có nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời, phát huy tinh thần năng động sáng tạo, đưa ngành vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của kế hoạch năm; nhận thức về du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch người dân tăng nhanh; ngành du lịch Lào ý thức hơn về chuyên nghiệp hoá trong quản lý và kinh doanh du lịch.
Tình hình chính trị - xã hội trong nước ổn định. Công tác QLNN trong lĩnh vực du lịch được tăng cường; Hệ thống chính sách ngày càng được hoàn thiện, thuận lợi cho sự phát triển du lịch; Lào có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, đất nước, con người thân thiện, mến khác, là điểm đến an toàn đối với khách du lịch.
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập thúc đẩy quan hệ ngày càng đa dạng, sâu rộng trên trên tất cả các mặt trong đó có du lịch. Lào tham gia ngày càng nhiều hiệp định, thỏa ước, gia nhập nhiều định chế quốc tế đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch phát triển. Hệ thống pháp luật đang từng bước xây dựng và hoàn thiện. Nhiều chính sách kinh tế - xã hội được ban hành góp phần tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển ngành du lịch.
Lào là quốc gia có niều tiềm năng phát triển du lịch. So với nhiều nước trên thế giới, là quốc gia có tài nguyên du lịch đặc sắc, đa dạng, phong phú cả về thiên nhiên và nhân văn, có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cao, hấp dẫn khách du lịch. Mặt khác, Lào có lợi thế về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc, các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) và các nước Đông Nam Á (Thái Lan…) có thu nhập cao và
xu hướng công dân lựa chọn đến Lào du lịch đang tăng mạnh. Nhu cầu du lịch của người dân trong nước cũng ngày càng tăng.
- QLNN về du lịch của tỉnh Luang Pra Bang trong những năm qua đã có nhiều biến chuyển sâu sắc; nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển du lịch là một yêu cầu tất yếu khách quan với những lợi thế của Luang Pra Bang. Về quy hoạch chung phát triển du lịch đã cơ bản hoàn thành; các khu, điểm du lịch lớn đang được triển khai đầu tư để đưa vào khai thác kinh doanh trước và sau năm 2020 sẽ tạo điều kiện cho Luang Pra Bang có nhiều loại hình du lịch mới, với quy mô lớn hơn và thu hút nhiều khách du lịch trong đó đặc biệt là khách quốc tế.
Tỉnh Luang Pra Bang đã ký kết hợp tác phát triển du lịch với thành phố Viêng Chăn; ký kết hợp tác liên kết du lịch trên con đường di sản tỉnh Luang Pra Bang, tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Xay Nha Bu Ly đây là 4 địa phương có những thế mạnh riêng, nhưng chưa phát huy hết tiềm năng, sự kiện này sẽ mở ra nhiều chương trình mới về du lịch cho các địa phương; ký kết hợp tác liên kết phát triển du lịch khu vực Bắc bộ giữa tỉnh Luang Pra Bang - tỉnh U Đôm Xay - Phông Sa Ly - Luang Nặm Tha và Bo Kẹo; ký kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành tại các nước láng giềng như: tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thừa Thiên Huế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An (Việt Nam); tỉnh Nan, Chiang Mai, Chiang Rai, U Đon Tha Ni (Thái Lan); tỉnh Chiang Hung, Sip Song Pan Na (Tây Song Bản Nạp), thành phố Kun Ming… (Trung Quốc).
Tỉnh Luang Pra Bang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của miền Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và du lịch, nhờ đó có điều kiện để thu hút vốn đầu tư và hưởng được các chính sách đầu tư đặc thù của Nhà nước đối với khu vực miền Bắc.
Những yếu tố nêu trên là điều kiện thuận lợi để Luang Pra Bang có cơ hội phát triển mạnh về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, tuy nhiên các
các yếu tố đó có trở thành thế mạnh hay không còn phụ thuộc vào công tác QLNN về du lịch của Luang Pra Bang.
* Những khó khăn:
Bên cạnh những mặt thuận lợi to lớn để phát triển, du lịch tỉnh Luang Pra Bang cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:
- Điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt và các hiện tượng thời tiết cực đoan của khu vực như: bão, lũ lụt, khô hạn... cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động du lịch của tỉnh Luang Pra Bang.
- Du lịch Luang Pra Bang dựa vào môi trường tự nhiên và nhân văn, nhưng tài nguyên và môi trường du lich một số nơi đã và đang bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ và khai thác của những năm trước. Hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là giao thông, chất lượng cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao, trật tự trong hoạt động du lịch - dịch vụ du lịch chưa được đảm bảo đã làm mất lòng tin của du khách.
- Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển du lịch, không chỉ thiếu đội ngũ cán bộ quản lý mà ngay cả lực lượng lao động trực tiếp cũng yếu và thiếu cả về số lượng và chất lượng, đây là vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi phải có kế hoạch dài hạn về chuẩn bị nguồn nhân lực. Doanh nghiệp du lịch Luang Pra Bang sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh bằng chất lượng, bằng độ chuyên nghiệp, chắc chắn ưu, nhược điểm sẽ lộ rõ.
- Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng cho phát triển du lịch rất lớn, nhưng nguồn ngân sách của tỉnh chưa tự cân đối được thu - chi mà hàng năm phải dựa vào ngân sách trung ương cân đối và các nguồn hỗ trợ khác hơn 50% so với tổng chi ngân sách địa phương.
Đây chính là một trong những khó khăn, thử thách lớn nhất đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Luang Pra Bang. Nhưng so với các tỉnh miền Bắc
thì du lịch Luang Pra Bang vẫn có những tiềm năng và tiềm lực để trở thành trung tâm lớn thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước.
4.1.1.2. Quan điểm, phương hướng phát triển du lịch
Để phát triển du lịch phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, với chiến lược phát triển du lịch Lào, của khu vực miền Bắc, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Pra Bang và để ngành du lịch Luang Pra Bang thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng quan điểm phát triển du lịch tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
Phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và lịch sử để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện về du lịch quốc tế và du lịch nội địa; Đảm bảo tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với vai trò du lịch thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành kinh tế khác một cách bền vững trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc và lịch sử; bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo nhân dân các bộ tộc Luang Pra Bang.
Ngành Du lịch tỉnh Luang Pra Bang đã được sự quan tâm của các cơ quan trung ương và sự nhìn nhận đúng đắn của các cấp lãnh đạo tỉnh trong xu thế hội nhập và phát triển lâu dài. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Luang Pra Bang khóa VII (nhiệm kỳ 2015-2020) tiếp tục khẳng định: “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng sau 2020…” [95, tr.22]; phương hướng phát triển cơ bản là:
- Tiếp tục huy động các nguồn lực trong nước, tranh thủ đầu tư nước ngoài để phát triển toàn diện ngành du lịch; chú trọng các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo... Đầu tư tôn tạo, nâng cấp các khu du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phát triển mạnh
các dịch vụ du lịch, đặc biệt là các hoạt động văn hoá của các dân tộc nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh của du lịch Luang Pra Bang.
- Tiếp tục huy động tổng hợp mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong tỉnh, tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển làm bật dậy tiềm năng du lịch Luang Pra Bang, đưa du lịch Luang Pra Bang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.
- Phát triển du lịch, dịch vụ du lịch phải đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và ngược lại; xây dựng môi trường du lịch cả môi trường cảnh quan thiên nhiên, kinh doanh du lịch, dịch vụ, văn minh đô thị;
- Xây dựng môi trường du lịch, môi trường cảnh quan thiên nhiên, kinh doanh du lịch, dịch vụ và văn minh đô thị. Xây dựng Luang Pra Bang trở thành trung tâm du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị và hội thảo… của miền Bắc cũng như cả nước và quốc tế; tăng cường đầu tư có trọng điểm và đồng bộ về xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là hạ tầng du lịch, tôn tạo di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh ở các khu du lịch, coi đây là yếu tố quyết định của sự phát triển du lịch.
- Tạo môi trường thông thoáng thuận lợi trong kinh doanh dịch vụ, có cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu vui chơi giải trí đồng thời bảo đảm sự quản lý chặt chẽ thống nhất phát triển theo quy hoạch.
- Phát triển du lịch phải gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc, nhân phẩm con người Lào, nâng cao trình độ dân trí, lòng yêu quê hương, đất nước, chống các tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.
- Tăng cường QLNN về du lịch, đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; phát triển du lịch phải kết hợp chặt chẽ với củng cố và tăng cường an ninh quốc phòng.
4.1.1.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch
Việc nghiên cứu dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu đến năm 2030 là căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch trong giai đoạn 2012-2018.
Bảng 4.1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang đến năm 2030
Chỉ tiêu phát triển | ĐVT | TH 2016 (1) | TH 2018 (1) | Dự báo phát triển (2) | |||
2020 | 2025 | 2030 | |||||
1 | Tổng lượng khách Trong đó: - Khách quốc tế - Khách nội địa | Ngàn lượt Ngàn lượt Ngàn lượt | 639 469 170 | 655 472 182 | 1.600 1.000 600 | 3.100 2.000 1.100 | 4.600 3.000 1.600 |
2 | Ngày lưu trú - Khách quốc tế - Khách nội địa | Ngày Ngày | 4,5 3,5 | 4,5 3,5 | 5 4 | 6 5 | 7 6 |
3 | Doanh thu du lịch | Triệu USD | 176 | 200 | 550 | 744 | 950 |
4 | Giá trị GDP du lịch | Triệu USD | 307 | 520 | 722 | ||
5 | Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch | % | 14,8 | 13,4 | 12,6 | ||
6 | Vốn đầu tư du lịch | Triệu USD | 32 | 49 | 388,5 | 548,5 | 708,5 |
7 | Cơ sở lưu trú | Phòng | 5.033 | 8.200 | 10.300 | 22.600 | 32.800 |
8 | Lao động du lịch - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp ngoài xã hội | Người Người Người | 11.437 6.380 5.057 | 14.600 8.100 6.491 | 28.350 12.230 16.120 | 57.570 20.533 37.037 | 104.24 0 40.300 63.940 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Quản Lý Và Phát Triển Tài Nguyên Du Lịch
- Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Sở Thông Tin - Văn Hóa Và Du Lịch Tỉnh Luang Pra Bang
- Kiểm Tra, Thanh Tra Và Xử Lý Vi Phạm Về Pháp Luật Du Lịch
- Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Tỉnh Luang Pra Bang
- Hướng Tổ Chức Điều Hành, Kiểm Tra, Kiểm Soát Hoạt Động Du Lịch Ở Tỉnh Luang Pra Bang
- Giải Pháp Bảo Đảm Thực Hiện Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tỉnh Luang Pra Bang Nước Chdcnd Lào
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Thông tin, Văn hoá và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục
Thống kê Luang Pra Bang