Quản lý nhà nước về chứng thực - Qua thực tiễn Thành phố Hà Nội - 14

3.3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý những vi phạm trong quản lý nhà nước về chứng thực

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về chứng thực tại thành phố Hà Nội hiện nay cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau:

Trước hết, muốn công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định pháp luật về chứng thực thì phải thực hiện phải kiện toàn, làm trong sạch, vững mạnh đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, kiểm tra của Thanh tra thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp đến các cơ quan Thanh tra của địa phương. Đồng thời cần nhận thức, xác định rõ đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, kiểm tra phải là những người có nghiệp vụ chuyên môn, có đạo đức để thực hiện

Tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động chấp hành, thực hiện pháp luật, các quy trình nghiệp vụ, chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới trong toàn ngành Tư pháp trong đó có hoạt động chứng thực để phát hiện kịp thời những sơ hở, tiêu cực vi phạm pháp luật, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính. Hàng năm phải thực hiện thanh tra chuyên đề về hoạt động chứng thực để kịp thời phát hiện ra những sai sót, chấn chỉnh và rút kinh nghiệm trên toàn địa bàn thành phố.

Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, thanh tra việc ban hành văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của các đơn vị tham mưu ở Sở tư pháp và đơn vị địa để phát hiện thiếu sót, sơ hở, tiêu cực ngay từ khâu ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo, điều hành.

Phải làm tốt, kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm các quy định pháp luật về chứng thực để tăng cường dân chủ, tăng cường hiệu quả giám sát giám sát thực hiện pháp luật từ phía các tổ chức, cá nhân, công dân, nhằm kịp thời phát hiện sơ hở, yếu kém, thiếu khả thi của quản lý nhà nước, đồng thời, phát hiện tiêu cực, tham nhũng, gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức trong hoạt động chứng thực

Kiểm tra, xử lý nghiêm minh, dứt điểm những đơn vị, cá nhân yếu kém, tiêu cực, vi phạm các quy định pháp luật về chứng thực đã được chỉ ra, được dư luận phản ánh, nhưng dây dưa, chậm sửa chữa, khắc phục để làm trong sạch, vững mạnh lực lượng cán bộ cơ quan nhà nước.

KẾT LUẬN


Trong công cuộc cải cách tổng thế nền hành chính nhà nước, cải cách tư pháp thì hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động chứng thực nói riêng phải được tăng cường quản lý nhà nước. Để hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực trong lĩnh vực này có hiệu quả, trước hết cần quan niệm lại khái niệm, nguyên tắc, vai trò, yêu cầu của quản lý nhà nước về chứng thực. Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động chứng thực Đảng và Nhà nước ta sẽ đưa ra những nguyên tắc, nội dung quản lý của nhà nước về chứng thực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Thực trạng quản lý nhà nước về chứng thực tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng trong những năm vừa qua cho thấy ngành tư pháp đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Hoạt động chứng thực cũng như các quy định pháp luật về hoạt động chứng thực đã phát triển vượt bậc và dần hoàn thiện góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế: Hệ thống các văn bản pháp quy thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung; trong triển khai và áp dụng các quy định pháp luật về chứng thực còn nhiều hạn chế; công tác nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức chưa thực sự đem lại hiệu quả; công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa đảm bảo đúng yêu cầu; việc xem xét và xử lý những vi phạm các quy định pháp luật về chứng thực còn có tình trạng nể nang, nương nhẹ hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Ngoài ra, một số cơ quan có trách nhiệm quản ký nhà nước về chứng thực còn buông lỏng quản lý để cán bộ, công chức phạm phải những sai phạm đáng tiếc.

Tăng cường quản lý nhà nước về chứng thực tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng hiện nay là một yêu cầu khách quan và cấp bách nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược đổi mới tổ chức hoạt động, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, thực hiện đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng CNXH trên đất nước ta. Luận văn đã đưa ra những quan điểm và phương hướng về tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động chứng thực qua

Quản lý nhà nước về chứng thực - Qua thực tiễn Thành phố Hà Nội - 14

đó đưa ra những giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về chứng thực tại thành phố Hà Nội hiện nay. Những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chứng thực được chia ra làm hai nhóm giải pháp chung và giải pháp riêng có quan hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải thực hiện với tinh thần tích cực, kiên quyết nhằm thực hiện tốt mục tiêu của chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp tại thành phố Hà Nội; thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động chứng thực. Cụ thể, muốn tăng cường quản lý nhà nước về chứng thực tại địa bàn thành phố Hà Nội phải thực hiện trọng tâm các giải pháp chủ yếu sau:

1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Luật chứng thực làm khung pháp lý cho hoạt động chứng thực. Xây dựng và ban hành kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.

2. Đổi mới quan niệm về chứng thực: Đổi mới quan niệm về chứng thực không chỉ riêng trong quần chúng nhân dân mà ngay cả trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

3. Phát huy vai trò của các công cụ quản lý nhà nước khác.

4. Tăng cường hiệu quả của chương trình cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước và cải cách tư pháp

5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước về chứng thực.

6. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục các quy định pháp luật về chứng thực

7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chứng thực.

Có thực hiện triệt để những giải pháp trọng tâm trên hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội sẽ là điểm sáng cho các tỉnh, thành phố khác trên cả nước học tập đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về chứng thực ở Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn.

Vì vậy, tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận văn “Quản lý nhà nước về chứng thực - Qua thực tiễn thành phố Hà Nội” sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước về chứng thực tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong việc ban hành, văn bản quản lý, tổ chức thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,... Đồng thời đặt cơ sở về mặt lý luận cho các bước nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng về lĩnh vực chứng thực và góp phần hoàn thiện thể chế chứng thực của Việt Nam trong gia đoạn mới, giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2007), Công văn số 2447/BTP-HCTP về việc triển khai thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.

4. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

5. Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo tổng kết 02 năm thực hiện Nghị định 79/2007/ NĐ – CP, Lưu hành nội bộ.

6. Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Lưu hành nội bộ.

7. Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012, Lưu hành nội bộ.

8. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo tổng kết 06 năm thực hiện Luật Công chứng và 05 năm thực hiện Nghị định 79/2007/ NĐ – CP, Lưu hành nội bộ.

9. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013, Lưu hành nội bộ.

10. Bộ Tư pháp (2012), Quyết định số 172/QĐ-BTP ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về ban hành chương trình công tác của ngành tư pháp năm 2012.

11. Bộ Tư pháp (2013), Dự thảo báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Lưu hành nội bộ.

12. Bộ Tư pháp (2013), Kết luận số 14/KL – TTR ngày 02/10/2013 của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp về việc thanh tra chuyên ngành lĩnh vực hộ tịch trong nước và chứng thực tại Thành phố Hà Nội năm 2012, Lưu hành nội bộ.

13. Bộ Tư pháp (2013), Quyết định số 07/ QĐ – TTR ngày 01/4/2013 của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung Kế hoạch thanh tra được ban hành kèm theo Quyết định thanh tra số 05/QĐ – TTR ngày 22/3/2013 của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp về thanh tra chuyên ngành công tác hộ tịch trong nước và chứng thực tại thành phố Hà Nội từ ngày 02/4/2013 đến 30/5/2013.

14. Bộ Tư pháp (2013), Quyết định thanh tra số 05/QĐ – TTR ngày 22/3/2013 của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp về thanh tra chuyên ngành công tác hộ tịch trong nước và chứng thực tại thành phố Hà Nội.

15. Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ (2009), Thông tư số 01/2009/TTLT-TP-NV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và Công tác Tư pháp của UBND cấp xã.

16. Bộ Tư pháp và Bộ tài chính (2008), Thông tư số 92/2008/TTLT- BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực.

17. C.Mác – Ph.Awnghen (1983), Toàn tập, Tập 23, Nxb.Sự thật, Hà Nội.

18. C.Mác- Ph.Ăngghen (1983), Toàn tập, tập 25, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

19. C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Các Mác (1960), Tư bản – quyển 1, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.

21. Chính phủ (2000), Chương trình cải cách tổng thể hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010.

22. Chính phủ (2000), Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12 về công chứng, chứng thực, Hà Nội.

23. Chính phủ (2001), Chỉ thị số 01/2001/CT-TTg ngày 05/3 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định 75/2000/NĐ-CP, Hà Nội.

24. Chính phủ (2003), Nghị định 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

25. Chính phủ (2006), Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.

26. Chính phủ (2007), Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính.

27. Chính phủ (2009); Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

28. Chính phủ (2010), Chương trình cải cách tổng thể hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.

29. Chính phủ (2012), Nghị định số 04/2012/NĐ-CP, về việc sửa đổi, bổ sung điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6 của Bé Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Trần Ngọc Đường (2004), Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta, Báo cáo tổng quan đề tài khoa học cấp Nhà nước KX04.04, Hà Nội.

35. HĐND thành phố Hà Nội (2009),Nghị quyết 13/2009/NQ – HĐND ngày 11/12/2009 của HĐND thành phố Hà Nội khóa VIII Kỳ họp thứ 19 về việc ban hành quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội.

36. Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên) (2002), Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - nhận thức, thực trạng và giải pháp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

37. Nguyên

Minh Hơị (2006), Xây dưn

g nôi

dung cơ bản quản lý nhà nước đối vớ i

hoạt động công chứng, chứ ng thưc

̀ thưc

tiên

tỉnh Bình Phươ,́ cLuận văn Thạc sỹ.

38. Đặng Văn Khanh (2000), Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng, chứng thực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay, Luận văn Tiến sỹ.

39. Hà Linh (2008), “Một số bất cập về cấp bản sao, chứng thực bản sao và chứng thực chữ ký”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Bộ Tư pháp, (8)/2008, tr. 60 – 61.

40. Phạm Văn Lợi (2004), Công chứng, chứng thực ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển, Dân chủ và pháp luật.

41. Trần Đức Lương (2002), “Đổi mới - Sự lựa chọn cách mạng nhằm mục tiêu phát triển của Việt Nam”, Tạp chí Cộng Sản, (4+5).

42. Uông Chu Lưu (Chủ nhiệm), Cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 04-06, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

43. Trần Ngọc Nga (1996), Quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực; công chứng nhà nước, những vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta, Luận văn Thạc sỹ.

44. Bùi Văn Nhơn (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, Bùi Văn Nhơn, NXB Lao Động.

45. Thang Văn Phúc (2001), Cải cách hành chính nhà nước, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Quốc hội Việt Nam (2001), Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001).

47. Quốc hội Việt Nam (2006), Luật công chứng 2006, NXB Tư pháp, Hà Nội.

48. Nguyễn Phan Quang và tập thể tác giả (2000), Mấy vấn đề về quản lý nhà nước và củng cố pháp quyền trong lịch sử; Nxb Chính trị quốc gia.

49. Sở Tư pháp Hà Nội (2008), Cẩm nang nghiệp vụ chứng thực dành cho cán bộ, công chức xã, phường, Lưu hành nội bộ.

50. Sở Tư pháp Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2010, Lưu hành nội bộ.

51. Sở Tư pháp Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2011, Lưu hành nội bộ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2023