Khái Quát Thực Trạng Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



nay

3.1. Khái quát thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện


3.1.1. Những thành tựu của giáo dục đại học ở Việt Nam

Giáo dục đại học đã cung cấp hàng triệu nhân lực có trình độ cao đẳng, đại

học, hàng vạn lao động có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho đất nước. Đây là lực lượng chủ lực, nòng cốt của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, của phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Hệ thống cơ sở giáo dục đại học đã phủ gần kín cả nước (63/63 tỉnh, thành phố đã có đại học hoặc cao đẳng). Nếu như năm 1987 cả nước có 101 trường đại học và cao đẳng (63 trường đại học và 38 trường cao đẳng đều là trường công lập), đến năm học 2012-2013, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có 431 trường đại học và cao đẳng (207 trường đại học và 214 trường cao đẳng), trong đó 54 trường đại học và 29 trường cao đẳng ngoài công lập. Năng lực đào tạo tăng hơn 3 lần (431 trường đại học, cao đẳng với 87.682 giảng viên so với 101 trường đại học, cao đẳng và 20.212 giảng viên, 6.475 giảng viên là tiến sĩ so với 2.041, 2.117 GS, PGS so với 526 GS, PGS), quy mô đào tạo tăng gần 12.39 lần (1.649.028 sinh viên so với 133.136 sinh viên).

Đầu tư của nhà nước cho giáo dục đại học tăng nhanh, cơ chế tài chính cho giáo dục đại học đã bắt đầu được đổi mới. Nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục đại học tăng nhanh (có 80 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, chiếm 19,32% số trường) [6].

Nước ta đã bắt đầu hình thành hệ thống quản lý chất lượng giáo dục đại học trong cả nước và cơ chế nhà nước, nhà trường và người dân giám sát chất lượng giáo dục và đầu tư cho giáo dục. Chất lượng giáo dục đại học đã có chuyển biến trên một số mặt. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận sinh viên được nâng cao. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài

bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập, năng động. Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ đã được nâng cao một bước. Giáo dục đại học đã từng bước vươn lên, đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sỹ cho đến tiến sĩ, đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

3.1.2. Những hạn chếcủa giáo dục đại học ở Việt Nam

Chất lượng đào tạo đại học ở nước ta vốn đã thấp kém vì chương trình và cách thức tổ chức đào tạo còn nhiều bất cập, qua quá trình đổi mới chưa thấy nâng lên mà ngược lại còn giảm sút hơn. Điều đó có nguyên nhân quan trọng trước hết là do sự “bùng nổ” của các trường đại học và cao đẳng kéo theo sự tăng quá nhanh số lượng sinh viên, không thể đáp ứng đủ về cơ sở vật chất cần thiết, nhất là chất lượng đội ngũ giảng viên giảm đi rõ rệt, vừa thiếu trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế. Trong những năm qua, xu hướng mở ra nhiều trường và nâng cấp trường nhưng đầu tư chưa hiệu quả, thậm chí cứ để cho các trường tự bơi, hoặc kêu gọi “xã hội hóa” trong khi thu nhập người dân còn thấp. Phương pháp đào tạo, giảng dạy đa phần vẫn “theo kiểu lý thuyết suông mà quá ít thực hành”. Các doanh nghiệp thường phàn nàn gặp nhiều khó khăn khi tuyển nhân lực cần thiết vì trình độ, năng lực thực tế của sinh viên do các trường đào tạo ra quá thấp so với yêu cầu của họ. Trong khi đó, hàng năm có hàng chục vạn sinh viên ra trường không tìm được việc làm thích hợp. Mặc cho khẩu hiệu “nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, và một số biện pháp đổi mới quản lý giáo dục, chất lượng đào tạo vẫn giẫm chân tại chỗ từ hàng chục năm nay. Quá nhiều trường đào tạo về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng,... nhưng rất ít trường về công nghệ, kỹ thuật, khoa học. Quá nhiều đại học, cao đẳng kém chất lượng, nhưng rất ít trung cấp kỹ thuật. Cơ cấu đào tạo khiến trong nước rất thiếu công nhân lành nghề, rất thiếu cán bộ kỹ thuật trung cấp giỏi, nhưng thừa kỹ sư, cán bộ quản lý kém. Mặc dù đa phần sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có việc làm, nhưng sự phù hợp của năng lực các kỹ sư, cử nhân mới ra trường với đòi hỏi ngày càng tăng của công việc trong thực tế còn hạn chế. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là chất lượng các yếu tố đầu vào của giáo dục đại học chậm được cải thiện

và phương pháp quản lý chất lượng chưa hoàn thiện.

Quy mô và chất lượng đào tạo, giáo dục nước ta chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến tới xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung, quy mô giáo dục chuyên nghiệp, nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật còn quá nhỏ, phương thức đào tạo còn có những điểm lạc hậu. Điều này dẫn đến chỗ làm mất cân đối về cơ cấu trình độ trong đội ngũ lao động ở nhiều ngành sản xuất, không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục một bước song vẫn còn mất cân đối. Sự bất hợp lý về cơ cấu vùng, miền: Các cơ sở giáo dục đại học tập trung quá nhiều vào các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn, có tỉnh chưa có một trường đại học nào, nếu có chỉ là một vài trường cao đẳng sư phạm để đào tạo các giáo viên phổ thông cho địa phương đó.

Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo. Về số lượng, số lượng đội ngũ giảng viên nước ta đã tăng gấp 4,1 lần, từ 20.212 người trong cả nước vào năm 1987 lên 84.109 người vào năm 2011. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tăng lên gấp 13 lần. Điều này dẫn đến thực tế, tỷ lệ giảng viên còn thấp, năm học 2010-2011 là 28 sinh viên/giảng viên. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong báo cáo thực hiện ba công khai các trường gửi về Bộ, có 23 trường có tỷ lệ 50- 60 sinh viên/giảng viên. Phần lớn các trường này thuộc khối kinh tế, tài chính, ngân hàng.Về cơ cấu, tỉ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm chưa tới 50% tổng số giảng viên, trong đó trình độ tiến sĩ chiếm khoảng 14,4% và chỉ có 3,74% giảng viên có chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư. Số lượng tiến sĩ trên tổng số giảng viên năm 2012 so với năm 1999 tăng lên về số lượng tuyệt đối nhưng về tỷ lệ lại giảm từ 19,4% xuống còn 14,4%. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010 đã nêu các chỉ tiêu kế hoạc là sau năm 2010, tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 20, tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên là 25%. Như vậy,

sự phát triển của đội ngũ giảng viên còn quá thấp so với kế hoạch. Điều này đã gây ra tình trạng cường độ làm việc căng thẳng cho giáo viên, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giảng viên.Việc nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên đại học vẫn là bài toán nan giải trong sự phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.

Bảng 3.1. Thống kê giảng viên đại học và sinh viên đại học


Năm học Chỉ số thống kê

1999-2000

2012-2013

Giảng viên

22.606

61.674

Số lượng tiến sĩ

4.378

8.869

Số lượng thạc sĩ

5.477

28.987

Sinh viên

719.842

1.453.067

Tỷ lệ sinh viên/giảng viên

32

24

Tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên

19,4%

14,4%

Tỷ lệ thạc sĩ/giảng viên

24,2%

47,0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học - 12


Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo và xử lý của tác giả Nội dung, chương trình giáo dục còn thiên về lý thuyết, ít gắn với thực tế cuộc sống; thiếu tính liên thông giữa các cấp học, bậc học, các loại hình đào tạo. Phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, ít phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. Giáo dục thể chất và giáo dục thẩm mỹ còn nặng về hình thức, thiếu điều kiện thực hiện nên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Việc giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn, các môn khoa học Mác - Lênin cũng như công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và nhân cách cho sinh viên vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã chỉ ra những hạn chế, yếu kem trong chương trình đào tạo, trong đó có chương trình của bậc đại học: “Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương pháp dạy học lạc hậu, chưa phù hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng miền và các đối tượng người học; nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo,

năng lực thực hành của học sinh, sinh viên”.

Hiệu quả hoạt động giáo dục đại học chưa cao. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:“chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp”. Chỉ thị số 296/CT- TTG của ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012 nêu rõ: “chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 một lần nữa khẳng định: “Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên”.Kết quả khảo sát 20 trường đại học của Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 qua Bảng 3.2 cho thấy hơn 52,1% cần đào tạo lại và 89,1% doanh nhiệp cho rằng chuyên môn chưa phù hợp.

Bảng 3.2. Sinh viên tốt nghiệp đại học cần đào tạo lại[5]


Đối tượng

Tiêu chí

Sinh viên tốt nghiệp tự đánh giá

Doanh nghiệp tự đánh giá

Số người tham gia đánh giá (người)

820

216

Phải đào tạo lại (%)

52,1

51,4

Tự đào tạo (%)

31,9

-

Trái ngành

38,6

7,9

Chuyên môn chưa phù hợp

56,8

89,1


Trên thực tế, chất lượng giáo dục đại học trong những năm qua cũng chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2011, khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (tốt nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2006-2010) của ba đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Huế, đã cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc

làm, dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo. Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn một giải pháp an toàn là tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Thậm chí, có 27,0% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%. Có thể nói, dường như chất lượng giáo dục đại học chưa có nhiều cải thiện so với yêu cầu của thị trường lao động.

Theo Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2013, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp tương đối nhiều. Theo đó, sinh viên có bằng đại học ở độ tuổi 21-29 tuổi bị thất nghiệp lên tới con số 101.000 người. Hiện trạng này bắt nguồn một phần từ nguyên nhân dự báo nguồn nhân lực đại học ở các ngành, lĩnh vực nhưng nguyên nhân căn bản nhất chính là chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Diễn đàn Kinh tế thế giới hàng năm đưa ra báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong các chỉ số được thống kê, giáo dục đại học Việt Nam không được đánh giá cao. Năm 2012, giáo dục đại học Việt Nam được xếp thứ 95/148 nước về giáo dục đại học, với điểm số là 3,69 (điểm cao nhất là 7). Trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2014-2015, giáo dục đại học Việt Nam xếp hạng 94/144 quốc gia. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, trong ba “vùng lõm” của Việt Nam thì đào tạo và giáo dục đại học chiếm một vùng, hai vùng còn lại là cơ sở hạ tầng và mức độ sẵn sàng cho công nghệ. Rõ ràng, đây là một sự cảnh báo đối với chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Thực trạng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục đại học

Trong những năm qua, giáo dục đại học được đặc biệt chú ý trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011- 2020 đã định hướng sự phát triển của giáo dục đại học theo hướng hoàn thiện cơ

cấu hệ thống giáo dục đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một một phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Định hướng chiến lược này là cơ sở quan trọng để đổi mới hệ thống giáo dục đại học, đổi mới mục tiêu, chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học chất lượng.

Trên cơ sở các định hướng chiến lược phát triển giáo dục đại học, Chính phủ đã ban hành quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã có 15 văn bản liên quan đến việc mở rộng quy mô giáo dục đại học gồm 4 Nghị quyết của Đảng, 3 Nghị quyết của Quốc hội, 8 Quyết định của Thủ tưởng Chính phủ. Các chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển mạng lưới các trường đại học đã góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống giáo dục đại học ở nước ta.

Tuy nhiên, có thể nói, việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển các cơ sở giáo dục đại học còn không ít những hạn chế, phá vỡ quy hoạch, thậm chí đi ngược lại với quy hoạch. Theo Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2013 thì đến năm 2020, cả nước sẽ có 460 trường đại học, cao đẳng. So với quy hoạch mạng lưới các trường được ban hành năm 2007, con số này đã giảm đi hơn 100 trường (quy hoạch cũ đặt ra mục tiêu có tới 573 trường vào năm 2020). Tuy nhiên, trên thực tế việc mở trường đã không tuân theo sự điều chỉnh này. Cho đến tháng 3 năm 2014, cả nước đã có 471 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, nghĩa là đã vượt quy hoạch dự kiến của năm 2020. Một điều đáng nói là, trong Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020đã xác định: “Ưu tiên thành lập các cơ sở mới có đủ

tiềm lực và điều kiện; hạn chế việc nâng cấp các cơ sở hiện có”. Song theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2007 -2013, cả nước có 133 trường được thành lập thì có tới 108 trường do nâng cấp.Việc nâng cấp ồ ạt dẫn đến các cơ sở giáo dục đại học khó đảm bảo các yêu cầu về đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác. Điều này tất yếu dẫn đến chất lượng giáo dục đại họckhó có thể được nâng cao.

Quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong những năm qua đang đối mặt với không ít những thách thức. Nội dung chính sách phát triển quy mô giáo dục đại học trong các văn bản chủ yếu xác định ở tầm vĩ mô, chưa gắn với nhu cầu nhân lực của ngành nghề cụ thể. Vì vậy, chúng ta vẫn thiếu một khung pháp lý thống nhất và toàn diện để điều tiết việc mở rộng quy mô giáo dục đại học. Điều quan trọng là dường như chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển giáo dục đại học với chiến lược phát triển ngành, vùng lãnh thổ và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến một thực tế việc mở rộng quy mô giáo dục đại học về số lượng trường và ngành đào tạo chưa thực sự phản ánh đúng nhu cầu về nguồn nhân lực giáo dục đại học trong giai đoạn hiện tại và những năm tiếp theo.

Một điều đáng lưu ý về chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta là sự thiếu đồng bộ trong các chính sách. Chính sách mở rộng quy mô giáo dục đại học chưa song hành với chính sách phát triển đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, đầu tư tài chính, bảo đảm chất lượng. Điều này đưa đến một hệ luỵ là sự gia tăng về số lượng trường đại học thì cũng kéo theo nguy cơ về chất lượng giáo dục đại học suy giảm. Chất lượng giáo dục đại học trở thành một vùng trũng trong phát triển kinh tế

- xã hội của nước nhà.

Chính sách tài chính cho giáo dục đại học chậm được đổi mới. Việc phân bổ ngân sách nhà nước chưa gắn với nhu cầu kinh phí cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng đào tạo, chưa khuyến khích việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo. Định mức phân bổ ngân sách cho các cơ sở giáo dục đại học công lập về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp, bình quân và chủ yếu dựa vào các yếu tố "đầu vào" nên chưa gắn kết giữa kết quả sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước với kết quả, hiệu

Ngày đăng: 28/12/2023