Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk - 12

người dân nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng và không có khiếu nại, tố cáo.

Quá trình thực hiện, sự vào cuộc của các cơ quan kiểm sát, tòa án, hội luật gia giữ vai trò rất quan trọng. Đây là những cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất. Sự vào cuộc tích cực của các cơ quan này giúp cho người tổ chức thực hiện, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất an tâm hơn, thận trọng hơn khi giải quyết công việc theo chức năng, quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể.

3.2.5. Đào tạo và nâng cao đạo đức người công chức cho cán bộ quản lý đất đai, cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn.

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là công việc tổng hợp, do đó cán bộ làm công tác này phải được tuyển chọn ngành nghề chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn. Đối với cán bộ làm công tác đất đai và xây dựng nên tuyển chọn những cán bộ đã có thực tiễn công tác ít nhất từ 5 năm trở nên, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng. Đi đôi với việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức tốt, cần phải tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để cung cấp kiến thức cho đội ngũ những người làm công tác bồi thường, giúp cho họ cập nhật được kiến thức. Đồng thời, cũng thông qua tập huấn giúp cho họ có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Quá trình tập huấn chú trọng đến công tác kiểm tra về nhận thức bằng việc kiểm tra cả về lý thuyết cũng như khả năng xử lý các tình huống cụ thể. Quá trình này được tiến hành theo định kỳ, mỗi quý 1 lần.

Công tác thi đua khen thưởng được tiến hành mỗi năm một lần nhằm động viên khen thưởng những địa phương, những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bồi thường, qua đó nhắc nhở các đơn vị, các địa phương thực hiện chưa tốt.

3.2.6. Sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý và thủ tục liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

Thực tế hiện nay pháp luật về đất đai và các pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến việc áp dụng khó khăn. Công tác quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất vẫn còn hạn chế, bất cập. Quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến nhiều vụ việc phải giải quyết qua nhiều cấp, kéo dài. Thủ tục hành chính về đất đai còn rườm rà...Do đó, hệ thống chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của cả nước nói chung và của thị xã Buôn Hồ nói riêng trước hết cần phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng phải phù hợp với quan điểm, cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Đảng; bảo đảm ổn định chính trị, xã hội; phù hợp với đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Thứ nhất, tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai. Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.

Thứ hai, quy định việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên đất. Ban hành quy chế kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng cây công nghiệp, đất ở sang sử dụng vào mục đích khác nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ ba, ban hành cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Xây dựng cơ chế và có những giải pháp để đất đai trở thành nguồn lực cho sự phát triển của đất nước nói chung và của thị xã Buôn Hồ nói riêng. Đồng thời sử dụng có hiệu quả các công cụ về giá, thuế trong quản lý đất đai nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Thứ tư, bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa quy định của pháp luật đất đai với các pháp luật có liên quan, giữ vững nguyên tắc pháp chế và tính nghiêm minh của pháp luật về đất đai, hạn chế các quy định mang tính chất hợp thức hóa vi phạm. Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân dân đối với

việc quản lý và sử dụng đất.

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk - 12

Thứ năm, do giá đất bồi thường, giá đền bù tài sản hiện nay là còn thấp (đặc biệt là đất ở, đất nông nghiệp, tài sản, nhà ở) nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế để người dân bị thu hồi đất đỡ thiệt thòi; Nâng cao mức hỗ trợ đào tạo nghề đối với các hộ bị thu hồi đất và chính sách cụ thể đến từng đối tượng lao động trong một hộ gia đình, đặc biệt là những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (vì đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với người nông dân). Đối với những gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp ngoài những hỗ trợ về vật chất, cần có những chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động, nếu làm được như thế thì đời sống của người dân khi bị thu hồi đất sẽ ổn định và đảm bảo nguồn thu nhập trước cũng như sau khi thu hồi đất.

Thứ sáu, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định cần nghiên cứu chính sách tạo công ăn việc làm để người dân ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất. Đây là bài toán mà các cấp chính quyền đặt đối với mỗi dự án thu hồi đất. Có làm được như thế tạo ra sự phát triển ổn định bền vững. Cần xây dựng nhiều phương án hỗ trợ cụ thể, lấy ý kiến của người dân trong diện bị thu hồi đất để có phương án hỗ trợ phù hợp nhất và được sự đồng ý của nhân dân. Tuy nhiên, một dự án có thể sử dụng nhiều phương án hỗ trợ nếu có tỷ lệ tán thành của nhân dân cao và phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ bảy, cần thực hiện nghiêm túc theo quy định của nhà nước về việc xây dựng các khu tái định cư đồng bộ và hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng trước khi bàn giao cho các hộ gia đình bị thu hồi đất.

Thứ tám, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách liên quan đến thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư mang tính chất ổn định lâu dài. Tránh tình trạng trong cùng một dự án thu hồi đất nhiều văn bản chồng chéo, điều này ảnh hưởng lớn đến tiến độ thu hồi, giải phóng mặt bằng, tâm lý nhà đầu tư và người bị thu hồi đất.

3.2.7. Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực vật chất phục vụ cho bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

Thực tế cho thấy, trong những năm qua cả nước nói chung và thị xã Buôn

Hồ nói riêng việc triển khai đầu tư xây dựng các khu tái định cư ở các địa phương còn chậm và qũy đất phục vụ cho việc bố trí tái định cư còn thiếu, các địa phương không có đất để phục vụ tái định cư tương xứng với kế hoạch thu hồi đất để thực hiện các dự án, việc tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất thực hiện còn chắp vá và thụ động. Còn việc hỗ trợ về đời sống, sinh hoạt và sản xuất cho người dân đã được bố trí vào sống, sản xuất tại các khu, các điểm tái định cư cũng rất hạn chế, nơi ở mới tại khu tái định cư điều kiện hạ tầng kinh tế, xã hội thường thấp hơn cũ, cuộc sống và sản xuất của các hộ gia đình trong các khu tái định cư chưa có đủ điều kiện để ổn định và còn gặp nhiều khó khăn.

Về nguồn lực tài chính cho phát triển quỹ đất, quỹ nhà phục vụ tái định cư có thể hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: quỹ nhà đất đã xây dựng để phục vụ tái định cư và nguồn tiền vốn, kinh phí được bố trí để phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư phục vụ việc thu hồi đất thực hiện các dự án và chi hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ sản xuất cho các hộ gia đình tại các khu tái định cư. Qua thực tế thực hiện ở các địa phương và của các dự án, có thể khái quát sơ bộ thực trạng về nguồn lực tài chính dành cho phát triển qu đất phục vụ tái định cư hiện nay như sau:

Một là, đối với nguồn quỹ nhà, đất hiện có để bố trí tái định cư, có thể nói gần như tất cả các địa phương đều không có sẵn nguồn tài sản nhà, đất để phục vụ tái định cư, và quỹ đất dôi dư, đất chưa có nguời sử dụng ở các địa phương hầu như không còn, nhà thuộc sở hữu nhà nước dôi dư ở các địa phương lại càng không có; để có quỹ nhà, đất phục vụ tái định cư các địa phương đều phải thực hiện thu hồi đất và phải dùng nguồn tài chính bằng tiền để san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư xây dựng nhà, mua lại nhà của các tổ chức kinh tế; song hình thức này chỉ thực hiện được tại các địa phương có nguồn thu ngân sách tương đối lớn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới quyết định cấp vốn từ ngân sách địa phương để tạo lập, đầu tư xây dựng các khu tái định cư, các điểm tái định cư phục vụ việc bố trí tái định cư bằng đất hoặc bằng nhà cho những người bị thu hồi đất thực hiện các dự án.

Hai là, đối với nguồn tài chính bằng tiền vốn, kinh phí được bố trí để thực hiện tạo lập quỹ nhà, đất bố trí tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất của các dự án và hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ sản xuất tại các khu tái định cư. Với

thực trạng trên cho thấy nguồn tài chính dành cho phát triển quỹ đất phục vụ tái định cư hiện rất hạn hẹp; việc xác định tổ chức chịu trách nhiệm cung ứng nguồn tài chính để phát triển quỹ đất, nhà phục vụ tái định cư là trung tâm phát triển quỹ phát triển thị xã Buôn Hồ. Các phương thức huy động những nguồn tài chính hiện có và tiềm năng để phục vụ tái định cư còn chưa được các địa phương khai thác hết; cách thức sử dụng nguồn tài chính dành cho tái định cư trong tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế và việc sử dụng các nguồn tài chính cho tái định cư theo quy định còn chưa thật đầy đủ. Để cải thiện thực trạng trên, tháo gỡ những vướng mắc về nguồn tài chính dành cho phát triển quỹ đất phục vụ tái định cư, cần thực hiện nhiều giải pháp và biện pháp đồng bộ, cụ thể:

Thứ ba, cần đẩy nhanh tiến độ cung cấp nguồn vốn; ứng vốn và vay vốn từ Quỹ Đầu tư của tỉnh Đắk Lắk cho Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Buôn Hồ để phát triển các khu tái định cư phục vụ việc thu hồi đất thực hiện các dự án.

Thứ tư, các địa phương cần tích cực và quan tâm hơn nữa trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính đang có hoặc có điều kiện sử dụng tại địa phương để tăng cường nguồn vốn phục vụ cho tái định cư đối với các dự án thu hồi đất trên địa bàn theo chính sách chế độ đã quy định:

UBND cấp tỉnh theo thẩm quyền và điều kiện thực tế tại địa phương chủ động quyết định sử dụng một số nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước như: Kinh phí đền bù thiệt hại cơ sở hạ tầng ở nơi thu hồi đất do tổ chức cá nhân được giao đất, thuê đất trả; nguồn thu từ sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản trong ngân sách địa phương đã được cân đối và huy động nguồn hỗ trợ của các chủ đầu tư được giao đất, thuê đất thu hồi để thực hiện dự án. Thực hiện giải pháp này theo chính sách chế độ hiện hành sẽ tháo gỡ được vướng mắc trong thời gian ngắn, tích cực quan tâm chỉ đạo và chủ động thực hiện mới bảo đảm đạt đem lại kết quả.

Thứ năm, thực hiện áp dụng đa dạng hơn các phương thức huy động nguồn lực tài chính của các tổ chức kinh tế cung ứng vốn cho đầu tư xây dựng các khu tái định cư, điểm tái định cư, xây dựng nhà chung cư để phục vụ tái định cư:

Hiện trong chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 và Nghị định số

69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ, quy định Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau: Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch; Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó (về bản chất việc bố trí tái định cư về tài chính là bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở). Theo các quy định này thì gần như toàn bộ tiền đầu tư xây dựng khu tái định cư, điểm tái định cư hoặc mua nhà để bố trí tái định cư bằng đất hoặc bằng nhà đã được các hộ gia đình bị thu hồi đất chi trả bằng việc trả tiền sử dụng đất, tiền nhà khi được bố trí tái định cư. Như vậy, vốn của ngân sách địa phương hay chủ dự án cấp chi cho đầu tư xây dựng các khu tái định cư, điểm tái định cư hoặc mua nhà bố trí tái định cư chỉ là vốn ứng trước và được thu hồi lại sau khi đã thực hiện bố trí tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất; nên chỉ cần một lượng vốn nhất định của địa phương có thể quay vòng phục vụ cho đầu tư xây dựng các khu tái định cư, điểm tái định cư hoặc mua nhà bố trí tái định cư cho rất nhiều dự án và trong điều kiện nguồn vốn của ngân sách địa phương, nguồn vốn của chủ đầu tư được giao đất thu hồi để thực hiện dự án còn hạn hẹp hoặc không có khả năng ứng vốn cho đầu tư xây dựng các khu tái định cư, điểm tái định cư hoặc mua nhà bố trí tái định cư, các địa phương có thể thông qua phương thức ký kết hợp đồng, vay vốn hoặc huy động có điều kiện,.v.v. để huy động vốn các tổ chức kinh tế cung ứng cho đầu tư xây dựng các khu tái định cư, điểm tái định cư, xây dựng nhà chung cư phục vụ tái định cư, hay mua nhà ở đã được đầu tư xây dựng của các tổ chức kinh tế để thực hiện bố trí tái định cư và sau khi bố trí tái định cư cho các hộ gia đình sẽ thu tiền hoàn trả. Thực hiện theo hướng này

sẽ cơ bản tháo gỡ được vướng mắc về nguồn tài chính cung ứng vốn cho việc tạo lập quỹ nhà, đất phục vụ tái định cư, nhưng đòi hỏi các địa phương, chủ dự án đầu tư tích cực và các cơ quan, cấp có thẩm quyền hỗ trợ và thống nhất cho phép thực hiện.

Thứ sáu, tăng cường bổ sung, hoàn thiện quy định có tính pháp lý và hướng dẫn đầy đủ hơn quy định đã có trong chính sách chế độ về nguồn tài chính cho phát triển quỹ đất phục vụ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất:

Theo quy định hiện hành thì Tổ chức phát triển quỹ đất được vốn vay từ các tổ chức tín dụng; liên doanh, liên kết để thực hiện các chương trình, phương án, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về hình thức vốn vay từ các tổ chức tín dụng; liên doanh, liên kết để thực hiện các dự án; do đó đã hạn chế về nguồn tài chính cho phát triển quỹ đất phục vụ tái định cư.

3.3. Kiến nghị

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là trả lại tương xứng giá trị khi thu hồi đât, đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ cho người bị thu hồi đất có cuộc sống ổn định, đảm bảo bằng hoặc tốt hơn. Công tác này đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH tại địa phương. Tuy nhiên, các chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tính từ năm 2016 đến nay, Chính phủ đã có nhiều chính sách về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Những Quyết định, văn bản của UBND ra đời sau sẽ bổ sung cho những tồn tại của những Quyết định, văn bản của UBND ra đời trước, song, vẫn còn tồn tại một số bất cập về giá, về hỗ trợ... chưa thực sự thỏa mãn cho nhân dân đặc biệt là nhân dân có đất bị thu hồi, cụ thể:

Về trình tự các bước lập phương án bồi thường, hỗ trợ: Mỗi địa phương làm mỗi kiểu, chưa có sự thống nhất trong toàn tỉnh. Chưa ban hành phương án mẫu về bồi thường, hỗ trợ cho huyện, thị xã, thành phố, tỉnh thực hiện.

Về chính sách bồi thường, hỗ trợ: Giá bồi thường, hỗ trợ vẫn còn thấp, chưa phù hợp và chưa có sự điều chỉnh kịp thời khi thị trường có nhiều biến động về giá. Các chính sách bồi thường, hỗ trợ đã được tỉnh vận dụng giải quyết, nhưng vẫn còn một số bất cập như: Việc quy định về trồng xen không đúng kỹ

thuật sẽ không được bồi thường, người dân không đồng tình và yêu cầu được bồi thường, hỗ trợ, tỷ lệ người dân yêu cầu được bồi thường, hỗ trợ chiếm 94,5%. Việc hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất chưa đáp ứng được tình hình thực tế. Thời gian để xem xét, giải quyết hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi còn chậm nên thời gian thực hiện kéo dài.

Về vốn: Vẫn còn một số dự án lớn, trọng điểm do thiếu vốn đã làm cho công tác bồi thường, GPMB chậm, kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Về khiếu nại, khiếu kiện: Người dân khiếu nại, khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng tăng, nghiêm trọng hơn là tăng số vụ khiếu nại, khiếu kiện đông người, kéo dài gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

Về công tác tổ chức - con người: Con người làm việc trong tổ chức Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Sự phối hợp giữa các đơn vị thực hiện bồi thường, GPMB với nhau và với UBND các cấp và các Sở, ban ngành có liên quan chưa chặt chẽ.

Để giải quyết triệt để các tồn tại và thực hiện các giải pháp quản lý nhà nước về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ một cách có hiệu quả, Tôi kiến nghị với UBND tỉnh Đắk Lắk một số nội dung cụ thể như sau:

- Đối với giá đất: Đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nâng cao hơn mức giá bồi thường và hỗ trợ đối với đất ở, đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ gia đình. Nếu có sự biến động lớn về đất, thì giá bồi thường phải nhân thêm hệ số k, k+ cho phù hợp. Thành lập bản đồ giá đất và cơ sở dữ liệu giá đất trên webside của tỉnh Đắk Lắk.

Ngoài ra, cần vận dụng bồi thường đất theo giá thay thế thay vì bồi thường, hỗ trợ theo giá thị trường quy định như hiện nay. Theo đó, UBND tỉnh thuê đơn vị đánh giá độc lập thực hiện khảo sát giá thay thế. Giá thay thế sẽ được UBND tỉnh xem xét, phê duyệt và áp dụng để bồi thường.

- Đối với giá bồi thường cây trồng: Đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nâng giá một số loại cây trồng như cây tiêu, mít, xoài...Nếu có sự biến động lớn về các loại cây trồng phải nhân thêm hệ số trượt giá cho phù hợp. Bổ sung một số loại cây vào danh mục bồi thường, hỗ trợ cây trồng. Áp giá tính bồi

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí