Thanh Tra, Kiểm Tra Và Xử Lý Vi Phạm Trong Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư

thường luôn thay đổi nên khi có vốn thì phải làm phương án bổ sung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng, Quỹ phát triển đất Đắk Lắk đã được thành lập ngày 05/5/2014. Quỹ phát triển đất hình thành từ bốn nguồn: vốn nhà nước (tỉnh sẽ cấp cho quỹ số vốn đầu tiên là 1.000 tỉ đồng); nguồn trích 30% từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất hằng năm (sau khi trừ các khoản bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí có liên quan); các khoản ngân sách tỉnh tạm ứng cho công tác bồi thường, GPMB và tái định cư; vốn viện trợ, tài trợ hoặc ủy thác quản lý của các tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra, quỹ phát triển còn có thể được hình thành từ nguồn vốn bằng cách tạo thêm quỹ đất (đất ở, đất sản xuất kinh doanh) có khả năng sinh lợi, mà dự án trực tiếp mang lại, sau đó bán đấu giá.

Mục đích thành lập Quỹ nhằm chuẩn bị nguồn vốn ứng cho Trung tâm Phát triển quỹ đất và các tổ chức khác để bồi thường, hỗ trợ , tái định cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất. Trung tâm Phát triển quỹ đất ứng vốn từ nguồn này để đầu tư các dự án phục vụ GPMB nhằm tạo quỹ đất công. Các tổ chức khác được ứng vốn ở quỹ này để đầu tư tạo quỹ đất, xây nhà tái định cư theo quy hoạch hoặc mua nhà đất tái định cư từ thị trường. Quỹ phát triển đất còn được ứng để chi tiền hỗ trợ người dân có được suất tái định cư tối thiểu nếu số tiền bồi thường của họ nhỏ hơn suất này. Quỹ phát triển đất hoạt động đã giúp Nhà nước chủ động trong việc chi ngân sách hằng năm. Việc thu chi ngân sách sẽ không bị động khi phải tạm ứng vốn cho những dự án cấp bách, chưa kịp ghi vốn đầu tư.

* Chi phí cho công tác thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được xác định thành một mục riêng trong tổng vốn đầu tư của dự án. Gồm có các chi phí về tuyên truyền, kiểm kê, kiểm đếm, chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, chi thẩm định, chi in ấn văn phòng phẩm, chi trả lương, bảo hiểm xã hội cho việc thuê nhân công… Trung tâm phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập dự toán chi phí cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án theo quy định và trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt cùng với phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nguồn kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện

bồi thường, hỗ trợ được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. (trừ trường hợp vùng điều kiện đặc biệt khó khăn, mức trích không khống chế và được tính cho chi phí thực tế).

Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trung tâm phát triển quỹ đất báo cáo quyết toán toàn bộ khoản kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ của từng dự án với cơ quan tài chính để trình UBND cùng cấp phê duyệt quyết toán theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

Qua thực tiễn cho thấy, hiện nay việc trích 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án và quyết toán theo từng dự án là chưa hợp lý. Vì có những dự án có tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ thì trích 2% để chi cho các hoạt động liên quan đến bồi thường, hỗ trợ là không đủ; thậm chí có những dự án mà tiền 2% trích lại không đủ cho việc in ấn, xăng xe đi lại, thuê đơn vị thẩm định giá đất để làm cơ sở tính toán bồi thường. Nhưng có những dự án tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ lớn thì lại thừa, nhưng không được bù cho những dự án trích không đủ chi. Dẫn đến việc chi trả, thanh quyết toán gặp không ít khó khăn.

* Phương thức chi trả

Trung tâm phát triển quỹ đất được phép mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và tại ngân hàng để giao dịch. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển kinh phí cho Trung tâm để chi trả cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất. Việc chi trả được thực hiện như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Bước 1: Cá nhân công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp

luật.

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk - 10

Bước 2: Thông báo cho các hộ gia đình thuộc diện bồi thường, hỗ trợ về

thời gian, địa điểm chi trả tiền. Khi đi nhận tiền phải xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu và mang theo giấy chứng nhận QSDĐ để điều chỉnh hoặc thu hồi. Trường hợp người nhân tiền (chủ hộ) không đi được phải có giấy ủy quyền cho người đi thay.

Bước 3: Tiến hành chi trả tiền cho các hộ gia đình, các hộ nhận tiền ký nhận và ghi rõ họ tên trên phiếu chi do Trung tâm lập. Trường hợp không ký tên được thì cho các hộ điểm chỉ tay.

Bước 4: Trung tâm tổng hợp toàn bộ chứng từ chi để làm thủ tục quyết toán với chủ đầu tư theo quy định.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước, nhưng nếu như việc chi trả cho dân có số lượng lớn và xa cơ quan thì Trung tâm sẽ xuống cơ sở để chi trả bồi thường, hỗ trợ để tiện cho người dân.

* Hình thức chi trả: Bằng tiền mặt; Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, hỗ trợ thì Trung tâm phát triển quỹ đất chuyển khoản tiền chi trả vào tài khoản kho bạc (đối với vốn mang tính chất NSNN) để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại sau này (nếu có).

Nhìn chung, việc chi trả tiền cho dân của Trung tâm phát triển quỹ đất là rất phù hợp. Thủ tục nhanh, gọn không sách nhiễu các đối tượng có đất bị thu hồi.

2.3.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Về thực công tác hiện thanh tra, kiểm tra

Thanh tra, kiểm tra là một trong những khâu quan trọng của quản lý nhà nước. Thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện đúng thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, sẽ kịp thời phát hiện những sai sót, sai phạm trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc làm thường xuyên. Trong quá trình quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra là công việc quan trọng nhằm đảm bảo các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất là đối với vấn đề nhạy cảm như bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Theo quan điểm chỉ đạo của thị xã, có thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các qui định của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mới kịp thời phát hiện những sai phạm, khiếm khuyết trong quá trình ban hành các chính sách, cơ chế bồi thường, hỗ trợ, cũng như kịp thời phát hiện những nảy sinh trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, từ đó tìm ra những nguyên của tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Thực tế thời gian qua trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện chủ yếu bởi cơ quan thanh tra Nhà nước thị xã Buôn Hồ, thanh tra Nhà nước tỉnh Đắk Lắk, kiểm toán Nhà nước khu vực Tây Nguyên và thanh của Bộ Tài Chính như dự án Quảng trường trung tâm thị xã Buôn Hồ, nguồn vốn thuộc Bộ Tài chính nên thanh tra của bộ vào làm việc. Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện một số sai sót và đã kịp thời xử lý, chấn chỉnh, qua đó góp phần ngăn ngừa và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này. Qua công tác này, thị xã cũng đã có những kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương đặc biệt là đối với quy trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Ngoài những điểm tích cực, công tác thanh tra, kiểm tra trong việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thị xã Buôn Hồ thời gian qua cũng còn những tồn tại, hạn chế; đó là:

- Mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo, song công tác thanh tra, kiểm tra, trong việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thị xã tiến hành vẫn chưa được thường xuyên; công tác thanh tra, kiểm tra chủ yếu được thực hiện khi có vụ việc xảy ra và nguồn vốn của cấp nào thì cấp đó thanh tra nhằm kịp thời chấn chỉnh và sữa chữa sai sót.

Thực tế trên cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thị xã còn thiếu chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan cấp thị xã; giữa cấp thị xã với sở ngành cấp tỉnh. Dẫn đến không ít những sai sót trong quá thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chậm được phát hiện, làm ảnh hướng đến tiến độ giải phóng mặt bằng của nhiều dự án trên địa bàn thị xã.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Qua thu thập số liệu cho thấy, từ 2019 - 2021, thị xã đã tiếp nhận 30 đơn khiếu nại, trong đó có 19 đơn khiếu nại có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. UBND thị xã đã ban hành các quyết định giải quyết khiếu nại, đạt 100% số đơn tiếp nhận, trong đó: có 10 quyết định công nhận khiếu nại của người dân là đúng; 05quyết định thừa nhận một phần khiếu nại của người dân; còn lại 04 quyết định bác đơn khiếu nại của người dân.

Có thể thấy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thị xã liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được thị xã Buôn Hồ thực hiện khá tốt; về cơ bản các vụ việc đã được UBND thị xã giải quyết một cách kịp thời hạn chế tối đa khiếu nại vượt cấp.

Tuy nhiên, trong công tác này cũng còn một số hạn chế như:

- Nhiều trường hợp giải quyết chưa thật sự chính xác, do đó có trường hợp người dân phải khiếu nại lên cấp trên, hoặc khiếu kiện ra tòa và kết quả buộc phải hủy quyết định;

- Nhân lực thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu và yếu, năng lực chuyên môn có mặt còn hạn chế.

2.4. Nhận xét, đánh giá quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

2.4.1. Ưu điểm

Quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã được các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương quan tâm rất nhiều. Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ, các Quyết định của địa phương đã thường xuyên bổ sung, thay đổi sao cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất; Luật đất đai 2013 sau một thời gian thực hiện, cùng với sự ra đời của các Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan đã thể hiện được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật về đất đai. Nhìn chung, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn của tỉnh Đắk Lắk; góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đưa Luật Đất đai vào thực tiễn cuộc sống. Các tổ chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ đã từng bước được nâng cao về mọi mặt.

- Các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thị xã Buôn Hồ thời gian qua đã được thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và quy trình, từ giai đoạn xây dựng thực hiện kế hoạch thu hồi đất, tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư và bàn giao mặt bằng sạch đã thu hồi đất cho chủ đầu tư. Nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao và thường xuyên của tỉnh, thị xã đã chủ động triển khai từ cấp xã, phường đến đến Thôn,

Buôn, đồng thời huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tập trung làm tốt công tác GPMB. Chính vì vậy, nhiều dự án trọng điểm, dự án quan trọng của thị xã đã giải quyết được dứt điểm, công tác bồi thường, hỗ trợ đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công của các dự án như: Khu dân cư đô thị Tây Bắc II, phường An Lạc, Trung tâm văn hóa cộng đồng Buôn Kli A, phường Đạt Hiếu, Quảng trường trung tâm thị xã Buôn Hồ …

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã đạt được các kết quả khá khả quan từ giai đoạn năm 2019 -2021, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:

- Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ ngày càng được xác định đầy đủ, chính xác giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù thấy thỏa đáng.

- Mức bồi thường, hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.

- Trình tự thủ tục tiến hành bồi thường, hỗ trợ đã giải quyết được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, GPMB đạt hiệu quả.

- Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chất phức tạp của vấn đề thu hồi đất, UBND thị xã căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương đã ban hành các văn bản pháp luật về công tác bồi thường, hỗ trợ hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ giữa các địa phương, các cấp, các ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

Nhờ những cải thiện về quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực cán bộ thực thi GPMB, tiến độ GPMB trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ đã giúp cho thị xã Buôn Hồ xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người có đất bị thu

hồi.

- Nhìn chung,Thị xã Buôn Hồ đã thực hiện khá tốt việc xác định điều kiện

bồi thường, không được bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Phần lớn công tác xét duyệt điều kiện bồi thường được thực hiện chặt chẽ, nên đã hạn chế được phát sinh khiếu kiện sau khi phương án bồi thường được phê duyệt.

- Phần lớn các khu tái định cư trên địa bàn thị xã đã được lập gần nơi ở cũ.

- Công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện các qui định của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được UBND thị xã Buôn Hồ chỉ đạo, qua đó đã kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất cập trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tìm ra những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

2.4.2. Hạn chế

- Một là, công tác quy hoạch và quản lý sau quy hoạch của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế và yếu kém. Việc lập và triển khai phương án bồi thường tiến hành chậm, kéo dài, chưa đầy đủ, chính xác công bằng, công khai, minh bạch rõ ràng khi xác định giá trị đất, giá trị tài sản gắn liền trên đất như nhà ở, vật kiến trúc, cấy trồng.

- Hai là, việc huy động vốn đầu tư, triển khai xây dựng khu tái định cư còn khó khăn, tiến hành chậm chưa đi trước dự án. Chưa thực hiện bố trí tái định cư đã tiến hành thu hồi đất. Khu tái định cư chưa đạt yêu cầu, khu dân cư thiếu công trình công cộng thiết yếu và đảm bảo hạ tầng kỹ thuật. Một số bộ phận dân thuộc diện tái định cư phải bố trí tạm cư để giải phóng mặt bằng, giao đất cho các dự án, vừa tốn kém kinh phí vừa phiền hà cho người dân.

- Ba là, việc xác định điều kiện bồi thường về đất đôi khi vẫn còn sai sót, vi phạm các nguyên tắc về bồi thường tài sản. Giá đất tính bồi thường vẫn còn thấp hơn giá thị trường, nhất là giá đất nông nghiệp liền kề khu dân cư, đất mặt tiền đường, gây nhiều khó khăn trong công tác thực hiện chi trả bồi thường và thu hồi đất. Công tác xác định giá đất để bồi thường được tiến hành chậm, thiếu giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất. Xác định điều kiện bồi thường và không bồi thường về đất đôi khi chưa thực sự khách quan, còn có những sai sót.

- Bốn là, công tác điều tra, khảo sát đo đạc thống kê thiệt hại của người dân được đơn vị lập phương án thực hiện đôi khi chưa chính xác, còn thiếu diện tích và tài sản trên đất; việc thẩm định phương án còn thiếu chặt chẽ; trình tự thủ tục lập, phê duyệt phương án vẫn còn trường họp chưa đảm bảo theo quy định.

- Năm là, Thị xã Buôn Hồ vẫn chưa tiến hành điều tra xác định được nhu cầu cần bố trí tái định cư cho các dự án đầu tư theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã đến năm 2025 đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt. Việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư chậm hơn so với tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư. Chất lượng khu tái định cư chưa đảm bảo theo quy định, thiếu các điều kiện sống tối thiểu cho người dân khi được bố trí vào khu tái định cư (giao thông nội khu, điện,nước người dân phải tự lo, thiếu nhà trẻ - mẫu giáo, chợ ...).

- Sáu là, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn chậm. Nhiều trường hợp giải quyết chưa thật sự chính xác, hợp lý hợp tình do đó có trường hợp người dân khiếu kiện lên cấp trên, hoặc phải khiếu kiện ra tòa và có trường hợp buộc phải hủy quyết định.

- Bảy là, năng lực một số cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Tám là, công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị xã còn nhiều bất cập, nhất là trong việc theo dõi cập nhật, chỉnh lý biến động về đất đai. Cơ sở dữ liệu về đất đai của thị xã chưa được đầu tư xây dựng, làm cho công tác xác minh nguồn gốc sử dụng đất, xác định điều kiện bồi thường về đất và quản lý đất đai nói chung gặp không ít khó khăn.

- Chín là, các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm đến đời sống, sản xuất của người dân sau khi bị thu hồi đất, chưa định hướng cho họ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đầu tư vào sản xuất, tạo sinh kế để có cuộc sống ổn định lâu dài.

- Mười là, hạ tầng cơ sở của các khu tái định cư chưa đồng bộ, chất lượng các khu tái định chưa đạt theo yêu cầu. Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các khu tái định cư còn chậm, gây khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng; người bị thu hồi đất thường nhận tiền tự lo chỗ ở, có trường hợp phải ở tạm cư, chưa đảm bảo ổn định cuộc sống.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí