Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam - 2

em đã quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam” làm để tài khoá luận của mình.‌

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hoá lại các quy định và chính sách quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với thị trường vàng trong thời gian vừa qua, đồng thời nêu lên thực trạng của hoạt động kinh doanh vàng dưới tác động của những chính sách này, từ đó đề xuất những giải pháp cho công tác quản lý vĩ mô nhằm phát triển bền vững thị trường vàng Việt Nam đang trong quá trình phát triển, đồng thời theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nước phát triển.‌

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Bài khoá luận nghiên cứu chi tiết về công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam bao gồm hệ thống pháp lý và cơ chế quản lý, từ đó nêu lên tác động của hệ thống chính sách này đối với thị trường vàng Việt Nam từ những năm 2000 trở lại đây. Số liệu trong bài được trích dẫn từ các báo cáo tổng kết theo quý của Hiệp hội vàng thế giới, NHNN Việt Nam, một số báo và tạp chí trong và ngoài nước.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Bài khoá luận có sử dụng các phương pháp xử lý số liệu, phân tích đối chiếu, so sánh, kết hợp lý luận với thực tiễn... nhằm rút ra những vấn đề có tính khái quát và phổ biến.

5. Kết cấu đề tài:

Ngoài Lời mở đầu, Danh mục viết tắt, Danh mục bảng biểu sơ đồ, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 3 chương chính sau:

Chương 1: Tổng quan về thị trường vàng và quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt nam

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam - 2

Đề tài là một vấn đề mới, phức tạp đặc biệt với một sinh viên như em, vì trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm bản thân chưa có, việc thu thập và xử lí thông tin gấp và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được cập nhật đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô và các bạn về nội dung cũng như cách trình bày.

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Tiến sĩ Lê Thị Thu Thuỷ đã dành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cũng như chỉnh lý nội dung và hình thức giúp em hoàn thành khoá luận.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM‌‌

1. Khái quát chung về vàng và thị trường vàng

1.1 Giới thiệu về kim loại vàng, đặc điểm và giá trị của vàng

1.1.1 Khái niệm về vàng

Theo bách khoa toàn thư mở: “Vàng là tên một nguyên tố hoá học có kí hiệu Au và số nguyên tử 79 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Vàng là một kim loại quí được tìm kiếm trên diện rộng để dùng trong hệ thống tiền tệ, làm đồ trang sức hoặc trong các lĩnh vực nghệ thuật khác từ những kỉ nguyên đầu tiên của nhân loại. Kim loại này xuất hiện dưới dạng quặng, hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích và là một trong số các kim loại đúc tiền.

Vàng được loài người tìm thấy trong thiên nhiên đã từ rất lâu. Trong tự vị Ấn Độ cổ từ 6.000 năm trước đây đã có ghi từ “vàng”. Vàng tồn tại trong tự nhiên như một thành phần cấu tạo nên vỏ Trái đất chiếm tỷ lệ 4,3 x 10-7% [29], trong nước biển cũng chứa một lượng vàng trung bình khoảng 0,05mg/m3. Người ta khai thác vàng chủ yếu từ các mỏ dưới dạng vàng gốc và vàng sa khoáng (tức là đào đất đá, cát sỏi).

Vàng là những kim loại chuyển tiếp (có hoá trị 3 và 1) dễ uốn, dễ dát mỏng, mềm, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành axit cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch cyanua của các kim loại kiềm.

1.1.2 Đặc điểm của vàng

Vàng luôn là một kim loại phổ biến và rất có giá trị trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Trong quá khứ, vàng luôn được coi là “kim loại vua và vua của các kim loại” bởi nó biểu trưng cho sự giàu có, quyền uy và có giá trị lâu dài. Những miếng vàng đầu tiên được tìm thấy bởi con người cách đây vài nghìn năm. Vào thời điểm đó, vàng thường được dùng để làm đồ trang sức hoặc xây dựng các lăng mộ hoàng gia, ví dụ như lăng mộ của Pharaoh Tutankhamen thế kỉ 19 trước Công nguyên với 110kg vàng, việc xây chùa vàng của Thái Lan cách đây 50 năm tốn đến 5,5 tấn vàng. Cùng với sự phát triển thương mại giữa các nước và các khu vực, những đồng tiền

vàng đầu tiên dã được tạo ra tại Lydia cách đây 2000 năm để làm phương tiện trao đổi. Sau đó, chúng trở nên phổ biến hơn ở các nước Trung Đông. Tại thời điểm đó, những người Châu Á thường sử dụng vàng thỏi để trao đổi và mua bán thương mại.

1.1.2.1 Vàng là kim loại quý

Vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng khi thành khối, nhưng có thể có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn và là kim loại dễ uốn dát nhất trên thực tế: 1g vàng có thể được dập thành tấm 1m2, hoặc 1 ounce thành 300 feet2 [29]. Với đặc tính là một kim loại mềm, vàng thường tạo hợp kim với các kim loại khác để làm tăng độ cứng trong kết cấu: hợp kim với đồng cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt tạo ra màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng, bismuth tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen. Đồ trang sức được làm bằng các kết hợp vàng nhiều màu bán cho du khách ở miền Tây nước Mỹ được gọi là “vàng Black Hills”.

Vàng có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn). Nó không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích hợp để tạo tiền và kim loại trang sức. Các halogen có tác dụng hoá học với vàng còn nước cường toan thì hoà tan nó.

Trong đời sống, từ xa xưa, vàng đã là một kim loại cao giá, được nhiều người hâm mộ, ước mơ. Nguyên nhân chủ yếu, có lẽ do vàng là một kim loại khan hiếm, lại có nhiều thuộc tính lý hoá và ngày càng nhiều công dụng mới được phát hiện. Ai cũng biết rằng từ xa xưa, vàng đã được sử dụng để chế tạo các loại vật dụng, đồ trang sức, trang trí sang trọng. Màu vàng tượng trưng cho sự phồn thịnh, cao sang. Tại các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam, vàng lại càng được ưa chuộng hơn.

Từ những đặc điểm trên ta có thể nhận thấy rằng vàng là một kim loại quý với rất nhiều ứng dụng thực tế.

1.1.2.2 Vàng là một kim loại tương đối hiếm

Từ khởi thuỷ xa xưa, khi con người phát hiện ra sự có mặt của vàng trong tự nhiên, người ta đã tìm đủ mọi cách nhằm khai thác được vàng. Về cơ bản tất cả vàng trong lịch sử đều tồn tại trên mặt đất tuy nhiên vàng vẫn rất hiếm. Toàn bộ lượng vàng này ước lượng khoảng 155.000 tấn. Nếu đem tất cả bỏ vào cùng một chiếc

thùng lớn thì kích thước của nó sẽ khoảng 8.000 m3, khối lượng này tương đương 1/5 đáy của tượng đài Washington hay 3,25 lần kích thước của một hồ bơi Olympic. Do đó, có thể nói vàng là kim loại hiếm.

Vàng là một loại hàng hoá đặc biệt vì nó được sản xuất ra để tích luỹ trong khi các loại hàng hoá khác được sản xuất để tiêu dùng. Vàng khác với các kim loại quý hiếm khác như bạch kim, plađi, bạc... bởi vì nhu cầu với kim loại quý hiếm này tăng lên chủ yếu do các ứng dụng công nghiệp. Tuy nhiên giá trị của vàng không sinh ra do tính hữu dụng của nó trong công nghiệp hay tiêu dùng, mà nó sinh ra từ việc cả thế giới chấp nhận giá trị của nó. Vì vậy, vàng chính là tiền.

Vì vàng được tích luỹ và không được tiêu dùng nên nguồn cung của vàng là nguồn cung từ phía trên mặt đất. Thực tế này đã làm thay đổi mọi thuật ngữ trong việc phân tích vàng. Giá vàng vẫn hoạt động thông qua cung cầu nhưng nguồn cung thi lại không chỉ là những gì được khai thác hàng năm mà còn có cả sự gia tăng trong nguồn hàng phía trên mặt đất, trung bình hàng năm xấp xỉ 1,7%. Nguồn cung vàng trong ngắn hạn về cơ bản là không đổi vì sản lượng khai thác mới không thể thay đổi nhanh được. Do đó, giá vàng hiện nay được xác định chủ yếu dựa trên lượng cầu, điều này càng làm tăng đặc tính “kim loại hiếm” của vàng.

1.1.3 Một số ứng dụng của vàng

Đầu tiên cùng với sự phát hiện ra vàng, con người đã thông qua lao động làm cho vàng trở thành hữu ích dưới dạng các trang sức cho bản thân. Ngoài ra vàng còn được sử dụng rộng rãi làm các đồ tế tự, đúc các bức tượng thần linh. Dần dần, nghề thủ công mỹ nghệ kim hoàn đã hình thành và phát triển, phục vụ cho nhu cầu làm đẹp, tôn giáo và biểu thị quyền lực của con người như đồ dùng hàng ngày, đồ trang sức, các công trình mỹ thuật, điêu khắc, kiến trúc.

Bên cạnh những ứng dụng trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước , vàng còn nổi bật vào cuối thế kỉ 20 như là một kim loại công nghiệp thiết yếu bởi tính dẫn điện tuyệt vời, tính kháng ăn mòn và các kết hợp lí tính và hóa tính mong muốn khác. Một số ứng dụng khác có thể kể đến là:

+Vàng có thể được làm thành sợi và dùng trong ngành thêu.


+Vàng thực hiện các chức năng quan trọng trong máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, đầu máy máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác.


+Tính dẫn điện cao và đề kháng với ôxi hoá của vàng khiến nó được sử dụng rộng rãi để mạ bề mặt các đầu nối điện, bảo đảm tiếp xúc tốt và trở kháng thấp.


+Vàng được dùng trong nha khoa phục hồi, đặc biệt trong phục hồi răng như thân răng và cầu răng giả.


+Vàng keo (hạt nano vàng) là dung dịch đậm màu hiện đang được nghiên cứu trong nhiều phòng thí nghiệm y học, sinh học, v.v. Nó cũng là dạng được dùng làm nước sơn vàng lên ceramic trước khi nung.


+Chlorauric acid được dùng trong chụp ảnh để xử lí ảnh bạc.


+Disodium aurothiomalate dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp.


+Đồng vị vàng Au-198, (bán huỷ: 2,7 ngày) được dùng điều trị ung thư và một số bệnh khác.


+Vàng được dùng để tạo lớp áo phủ, giúp cho các vật chất sinh học có thể xem được dưới kính hiển vi điện tử quét.

1.2 Sơ lược về thị trường vàng thế giới

Trong nền kinh tế, vàng là một loại hàng hoá đặc biệt nên thị trường vàng cũng là một thị trường đặc biệt. Nó mang một sắc thái riêng biệt, chịu tác động của nhiều nhân tố và ngược lại nó cũng tác động sâu rộng tới các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác. Giá vàng thế giới cũng như giá vàng trong nước thường được xem như một loại phong vũ biểu kinh tế. Những vấn đề phức tạp xung quanh giá vàng luôn là một ẩn số với những người đã từng có mối quan tâm đến nó. Vì thế, có một nhận thức đúng đắn về vàng là cần thiết khi thực hiện bất kì một hành vi kinh tế nào.

1.2.1 Sự hình thành thị trường vàng thế giới

1.2.1.1 Bản vị vàng

Nói đến sự hình thành của thị trường vàng chúng ta có thể bắt đầu từ chế độ bản vị vàng. Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc tiền vàng. Trong quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng, bản vị vàng thoi và hối đoái vàng.

Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các Chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỷ giá quy đổi...)

Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Khác với chế độ tiền luật định (không có vàng đảm bảo), đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tuỳ tiện in tiền giấy. Cản trở này ngăn hiện tượng lạm phát do đánh tụt giá tiền tệ. Nó được tin rằng giúp loại bỏ được sự bất ổn hệ thống tiền tệ, đảm bảo sự tín nhiệm của tổ chức phát hành tiền tiện và khuyến khích hoạt động cho vay. Ở những nước không áp dụng bản vị vàng một cách triệt để như tuyên bố bảo đảm hàm lượng vàng nhưng phát hành tiền giấy nhiều hơn, hầu như đều trải qua các cuộc khủng hoảng tín dụng và trì trệ kinh tế điển hình là sự hoang mang ở Hoa Kỳ năm 1819 sau khi Ngân hàng quốc gia thứ hai ra đời năm 1816.

Ngày nay không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng. Thay vào đó, tiền luật định được áp dụng, có nghĩa là Nhà nước áp đặt sử dụng đồng tiền do họ phát hành, yêu cầu nộp thuế, nhận trợ cấp, thanh toán của Chính phủ bằng đồng tiền đó. Ở một số định chế tài chính tư nhân, bản vị vàng vẫn được áp dụng.

1.2.1.2 Bản vị vàng thoi

Chế độ bản vị vàng thoi còn được gọi là chế độ kim định bản vị (gold bullion standard), theo chế độ này tiền giấy không được tự do đổi ra tiền vàng mà phải có một khối lượng tiền giấy nhất định mới đổi được một thoi vàng. Chế độ bản vị vàng

thoi thi hành ở Anh năm 1925, muốn đổi tiền giấy lấy vàng phải đổi ít nhất 1500 Bảng Anh, ở Pháp năm 1928 con số tối thiểu này là 225.000 Franc.

1.2.1.3 Bản vị hối đoái

Chế độ bản vị vàng hối đoái hay còn gọi là chế độ kim hoàn bản vị (gold exchange standard). Đây là chế độ mà tiền giấy không được đổi trực tiếp ra vàng, muốn chuyển đổi ra vàng phải thông qua một đồng tiền trung gian khác. Thông thường đồng tiền trung gian là đổng tiền có quan hệ chuyển đổi ra vàng, thường là Bảng Anh hoặc Dollar Mỹ Vì đây là chế độ không cho phép đổi trực tiếp tiền giấy sang vàng nên nó cũng có tên gọi là chế độ Bản vị vàng gián tiếp.

Theo các nhà nghiên cứu thì đây là bước lùi của hệ thống tiền tệ tư bản chủ nghĩa: sự liên kết giữa vàng và tiền giấy đã trở nên lỏng lẻo, trong chế độ bản vị vàng gián tiếp đã bắt đầu có sự xuất hiện của hiện tượng lạm phát.

1.2.1.4 Bản vị Dollar Mỹ

Chế độ bản vị Dollar Mỹ được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ II ở Bretton Wood. Tại hội nghị tháng 7/1944, 44 nước tham dự (có cả Liên Xô cũ) đã thống nhất thông qua hệ thống tiền tệ Bretton Wood dùng đồng Dollar Mỹ làm tiêu chuẩn tiền tệ của thế giới. Cũng tại hội nghị nàyQuỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đã được thành lập. Từ đó trở đi đồng USD được coi là cầu nối giữa vàng và toàn bộ hệ thống tiền tệ thế giới.

Trên thực tế, chế độ Bản vị Dollar Mỹ thực chất cũng là bản vị vàng gián tiếp, vì chỉ có các ngân hàng trung ương của các nước mới có quyền đổi trực tiếp từ tiền giấy sang vàng, và chỉ cho phép đổi tiền thuộc lĩnh vực ngoại thương. Tuy nhiên vì cũng có bản chất là bản vị vàng gián tiếp nên hiện tượng lạm phát trong chế độ này đã bắt đầu xuất hiện, do đó, để giữ giá vàng ổn định Mỹ đã nỗ lực rất nhiều nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận phá giá đồng Dollar vào tháng 8 năm 1971 và ngừng không cho quy đổi trực tiếp sang vàng nữa. Từ đó, hệ thống tiền tệ Bretton Wood đã sụp đổ.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí