Trong Hoạt Động Quản Lý Tập Thể Quyền Tác Giả

bởi những cuốn sách giáo khoa giả là bộ phận công chúng – là các em học sinh, do sách in lậu biên soạn cẩu thả, sai sót, chất lượng kém.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng in lậu tràn lan, gia tăng là do chế tài, khung hình phạt chưa đủ mạnh. Mức xử phạt hành vi in, phát hành sách lậu, sách giả, cần phải nâng cao cả mức phạt hành chính và khung hình phạt hình sự để có thể giải quyết căn cơ, tận gốc vấn nạn in lậu xuất bản phẩm hiện nay.

Trong lĩnh vực mỹ thuật, tạo hình, nhiếp ảnh: tình trạng tranh giả, tranh chép trên thị trường khá phổ biến, tranh ký tên các họa sĩ nổi tiếng trên thị trường nhiều gấp hàng chục lần số tranh đích thực do các họa sĩ nổi tiếng này vẽ. Nhiều báo chí đưa tin về việc các bức tranh, logo của một số tác giả đoạt giải bị sao chép, như tháng 3 vừa qua, họa sĩ Bùi Thanh Tâm phát hiện một tác phẩm thuộc bộ tranh Crazy People của anh bị sao chép trắng trợn, treo trên tường trang trí tại một quán cà phê ở Quảng Ninh mà không hề xin phép. Hay trường hợp gia đình cố họa sĩ Nam Sơn phải lên tiếng đòi lại công bằng khi phát hiện bức tranh Chân dung nhà sư (Bonze) của ông bị làm giả từ nét vẽ đến chữ ký. Bức tranh giả được rao bán trên trang Facebook Đồ Gỗ Gia Bảo với giá 5 triệu đồng, sau đó thấy có nhiều người hỏi, bèn lên giá 8 triệu đồng.

Chia sẻ về việc họa sĩ bị sao chép tranh một cách công khai, thậm chí còn được trưng bày trong triển lãm, họa sĩ Trần Thanh Cảnh kể câu chuyện về bức tranh Chân dung cô Kim Anh của họa sĩ Thành Chương từng bị mạo danh trong triển lãm Bộ sưu tập tranh Mỹ thuật Đông Dương tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, dưới cái tên Tạ Tỵ.

Các tác phẩm mỹ thuật, tạo hình, nhiếp ảnh chưa được tác giả chú trọng nhiều đến việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Tác giả chỉ chú trọng tới việc giới thiệu tác phẩm của mình ra cống chúng, khi đưa tác phẩm lên mạng xã hội, hoặc khi tác phẩm được đăng trên báo, mang đi triển lãm thì tác giả lấy những dấu mốc đó để khẳng định tác phẩm là của mình mà không biết rằng những điều này chỉ mang tính tham chiếu. Họ không quan tâm tới việc tự bảo vệ quyền tác giả của chính mình, một số tác giả chưa nổi tiếng muốn lấy tiếng vang, thậm chí

còn cho rằng việc tác phẩm của mình được sao chép trái phép nhiều còn giúp công chúng biết đến mình nhiều hơn, có lợi hơn.

Trong môi trường kỹ thuật số: tình trạng sử dụng bất hợp pháp trong môi trường kỹ thuật số có nhiều diễn biến phức tạp. Các hành vi xâm hại, gian lận diễn ra tinh vi, khó kiểm soát đã đưa môi trường số vào loại hình khó khăn nhất trong việc bảo hộ tại các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt internet, việc trao đổi thông tin ngày càng trở lên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vai trò của internet trong thế giới công nghệ thông tin ngày càng được nâng cao, các loại hình tác phẩm truyền thông như văn học, nghệ thuật, mỹ thuật, âm nhạc, nghe nhìn…ngay nay đều xuất hiện ngập tràn trên các trang mạng. Môi trường internet với tính năng ưu việt trong việc truyền đạt, lưu trữ toàn bộ các loại hình tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tạo cơ hội cho công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm ở bất kỳ địa điểm, thời gian nào do họ lựa chọn. Tính ưu việt, hữu ích đó đã bị không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng để khai thác, sử dụng bất hợp pháp các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Không ít bảo điện tử, các website, truyền hình kỹ thuật số…sao chép, phát sóng bất hợp pháp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trên mạng, thu lợi bất chính.

Theo số liệu do Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp cho thấy, có một số trường hợp một công ty ký hợp đồng mua quyền sử dụng với 150 bài hát để đưa lên website của mình, nhưng thực tế họ đã đưa lên tới 24.390 bài hát, một công ty khác ký hợp đồng sử dụng 3.000 bài hát nhưng lại đưa lên tới

63.374 bài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, cũng dễ dàng thấy hàng trăm website, ứng dụng di động, các tài khoản cá nhân trên Facebook, Youtube ngang nhiên vi phạm bản quyền các chương trình phát sóng của VTV để thu lợi bất chính. Gần đây là World Cup 2018, khi VTV phải rất khó khăn mới mua được bản quyền thì chỉ ngay sau khi phát sóng được hai ngày thì đã phát hiện 700 tài khoản vi phạm.

Riêng trong lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc, theo con số được một số tổ chức đưa ra ở Việt Nam hiện có khoảng hơn 400 website tiếng Việt đang công khai chiếu hàng chục ngàn bộ phim trên Internet, hơn 200 website nhạc tên miền “.vn”, nhiều website cung cấp các ấn phẩm của nhà xuất bản mà không được phép, chưa tính đến số website sử dụng tên miền quốc tế.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 10

Ngày 14/9/2017, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã đăng công khai trên trang web của Cục danh sách 83 trang web có dấu hiệu vi phạm bản quyền nội dung chương trình truyền hình, trong đó có: bilutv.com, hayhaytv.com, hdviet.com, phimmoi.net, hdonline.vn, phimbathu.com.

Việt Nam chưa tham gia một số điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong lĩnh vực quyền tác giả, trực tiếp điều chỉnh các vấn đề bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số. Đó là: (i) Hiệp ước WIPO về bản quyền (WCT, có hiệu lực từ ngày 6 tháng 3 năm 2002, hiện có 91 quốc gia thành viên), được ký để làm rõ một số điều khoản của Công ước Berne về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật trong môi trường kỹ thuật số , ví dụ, làm rõ quyền sao chép, quyền truyền đạt công việc trong môi trường kỹ thuật số. Đồng thời, Công ước này cũng bổ sung một số quyền, quyền và nghĩa vụ của tác giả của các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ bản quyền trong môi trường kỹ thuật số; (ii) Hiệp ước WIPO về quyền của người biểu diễn (WPPT, có hiệu lực từ ngày 20 tháng 5 năm 2002, hiện có 92 quốc gia thành viên) được ký kết để làm rõ và bổ sung một số điều khoản. Công ước Rome năm 1961 để bảo vệ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi video và tổ chức phát sóng trong môi trường kỹ thuật số.

Trong thời gian tới, việc hoàn thiện các quy định pháp luật, thống nhất quản lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số là vô cùng cần thiết nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển không ngừng của công nghệ kỹ thuật số, kiểm soát, để bảo vệ hiệu quả hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

2.3.3. Trong hoạt động quản lý tập thể quyền tác giả

Hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả vẫn là cách thức tốt nhất để bảo đảm quyền lợi những người sáng tạo trong thời đại số. Mặc dù tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả được hình thành và đi vào hoạt động tại Việt Nam đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành.

Hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả ở nước ta hiện nay mới chỉ dừng ở việc thực hiện cấp phép khai thác, sử dụng tác phẩm, thu và phân phổi tiền bản quyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và thông tin cho hội viên, gửi văn bản đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi có vụ việc tranh chấp. Chưa có trường hợp nào tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả thay mặt hội viên bảo vệ quyền lợi tại tòa án.

Hiệp hội công nghiệp ghi âm và trung tâm quyền tác giả văn học hoạt động còn chưa mang tính chuyên nghiệp, thể hiện từ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, thông tin công khai hoạt động bảo vệ quyền đến việc xây dựng cơ chế thu và phân phối tiền bản quyền theo đúng quy định pháp luật. Cơ sở vật chất của các tổ chức quản lý tập thể hiện còn thiếu thốn. Kinh phí thiếu nên chưa bố trí được cán bộ chuyên trách, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu để quản lý thông tin về tác giả, hội viên. Một số loại hình tác phẩm chưa hình thành tổ chức quản lý tập thể để thay mặt các chủ sở hữu quyền quản lý việc khai thác sử dụng quyền tác giả trong lĩnh vực đó.

2.3.4. Trong quản lý hoạt động giám định về quyền tác giả

Giám định quyền tác giả, quyền liên quan là một dạng của giám định tư pháp theo đó người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám.

Trung tâm giám định quyền tác giả, quyền liên quan trực thuộc Cục bản quyền tác giả được thành lập theo quyết định 1981/QĐ-BVHTTDL ngày 03/6/2016. Sau hơn 3 năm thành lập, có lẽ do tính phức tạp và đa dạng có riêng ở lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan, nên hoạt động giám định chỉ bắt đầu khi thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL hướng dẫn về quy trình giám định quyền tác giả, quyền liên quan được ban hành. Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động thực tiễn, Trung tâm giám định quyền tác giả đang gặp khó khăn trong việc nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cũng như tìm kiếm các chuyên gia có trình độ cho các kỳ kiểm tra nghiệp vụ đảm bảo người được cấp Thẻ giám định vừa có kinh nghiệm thực tế, vừa có đầy đủ kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực quyền tác giả, đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội. Bên cạnh đó, mức chi phí giám định về sở hữu trí tuệ chưa hề được quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản nào nên người áp dụng cũng thường thấy lúng túng.. Điều này đã dẫn đến hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm trưng cầu giám định giữa các bên chủ thể có liên quan. Ngoài ra thời hạn giám định quyền tác giả cũng chưa được quy định cụ thể, cho nên việc chờ đợi thời gian dài cũng gây ảnh hưởng đến nhu cầu giải quyết, điều tra vụ việc.

Trong thời gian tới, cần có những quy định chi tiết, cụ thể hơn về những vấn đề nêu trên để hoạt động giám định quyền tác giả được thuận lợi, góp phần tích cực giải quyết nút thắt về nguồn chứng cứ hợp lệ, thúc đẩy quá trình giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả.

2.3.5. Trong hợp tác quốc tế trong quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luôn đặt ra vấn đề là làm sao để tận dụng được những cơ hội, tiếp thu những cái mới, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế, xã hội để nhanh chóng đưa nước ta tiến kịp các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời bảo vệ được lợi ích của đất nước, giữ gìn những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa của đất nước.

Toàn cầu hóa là quá trình phát triển tất yêu của thế giới ngày nay, nó tạo ra rất nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức cho mỗi quốc gia, trong đó có Việt

Nam. Qúa trình mở cửa hội nhập luôn song hành hai mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy bên cạnh việc tiếp thu những điều mới mẻ, chúng ta cũng cần tỉnh táo chống lại những mặt tiêu cực, tránh những ảnh hưởng không tốt tới đời sống xã hội nước ta. Pháp luật phải luôn phát huy tối đa vai trò tích cực chủ động của mình, thực sự là công cụ, phương tiện có hiệu lực và hiệu quả nhất để quản lý đất nước, bảo vệ và thúc đấy sự phát triển của đất nước.

Để khai thác tốt hơn nữa điều kiện quốc tế trong việc thực hiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả, Việt Nam còn phải khắc phục một số hạn chế như trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức. Chúng ta phải chủ động khai thác sự giúp đỡ chuyên môn, kỹ thuật, tài chính của các tổ chức quốc tế, các tổ chức, các cá nhân nước ngoài để có thể đào tạo được những chuyên gia có trình độ cao về pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Từ đó, giúp cho sự phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện pháp luật được nhịp nhàng, đồng bộ, có hiệu quả.

Hiện nay, Việt Nam chưa thành lập được Trung tâm thông tin quốc gia về quyền tác giả theo quy định tại Điều IV phụ lục Công ước Berne. Trong bối cảnh hiện nay khi các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh....

2.3.6. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả

Mặc dù theo quy định của các văn bản pháp luật, cơ quan thực thi về quyền tác giả gồm có Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, nhưng trên thực tế, hầu hết các vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quyền tác giả là do Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện, các cơ quan còn lại hầu như chưa thực sự vào cuộc.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả của lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện chưa thường xuyên, xử lý không dứt điểm, chỉ tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như

Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quyền tác giả của lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch còn hạn chế, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về quyền tác giả.

Hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm có lúc, có nơi chưa được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Thông thường chỉ khi có đơn thư thì thanh tra chuyên ngành và cơ qun quản lý nhà nước về quyền tác giả mới vào cuộc. Các vi phạm diễn ra phổ biến, với tính chất phức tạp trong mọi lĩnh vực. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, các vi phạm về quyền tác giả ngày càng trở nên đa dạng, tinh vi và khó phát hiện xử lý. Việc xử phạt cũng chưa được áp dụng nghiêm khắc với mọi hành vi xâm phạm và chưa có tác dụng răn đe mạnh, trong khi các tổ chức, cá nhân vi phạm đôi khi vẫn bất chấp, vẫn tiếp tục vi phạm do kiếm được khoản lợi nhuận bất hợp pháp rất lớn, điều này dẫn đến tư tưởng coi thường pháp luật trong những tổ chức, cá nhân vi phạm quyền tác giả.

Qua thực tiễn thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quyền tác giả cho thấy hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm mới chỉ tập trung ở lĩnh vực phần mềm máy tính, các lĩnh vực khác hầu như còn chưa được sự quan tâm chú ý của lực lượng thanh tra, đặc biệt là Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2.3.7. Một số căn nguyên chung của các hạn chế

Quyền tác giả là một lĩnh vực mới ở Việt Nam cho nên nhận thức và hiểu biết của các cơ quan quản lý, sự thống nhất quản lý, chỉ đạo của các cấp chưa dầy đủ, ý thức chấp hành và hiểu biết của nhân dân, kể cả các tác giả và tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan còn thấp. Từ đó, việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả còn có những hạn chế, đặc biệt là việc thực thi các quy định của pháp luật về quyền tác giả. Tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với các hình thức và mức độ khác nhau, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc, văn học, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, kỹ thuật số… Tình trạng này gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt

động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các tác giả, các chủ thể quyền chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ quyền của mình, các thiết chế hỗ trợ thực thi quyền tác giả chưa thực sự vào cuộc. Nhiều tổ chức hiệp hội chưa nhận thức được sự cần thiết phải đứng ra bảo vệ quyền lợi của các thành viên, ý thức chấp hành pháp luật của phần lớn nhân dân trong xã hội chưa cao. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo hộ quyền tác giả. Việc xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm và chưa đủ mạnh mẽ về chuyên môn cũng như các phương tiện cần thiết để có khả năng xử lý các vi phạm một cách hữu hiệu. Vai trò các cơ quan thực thi pháp luật chưa được phát huy một cách hữu hiệu. Những tồn tại trên có nguyên nhân chính là do: cơ chế bảo đảm thực thi chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, phương thức tổ chức các hoạt động và sự phối hợp của các thiết chế trong hệ thống bảo đảm thực thi chưa thực sự hiệu quả; sự hiểu biết và ý thức pháp luật của cộng đồng xã hội đối với vấn đề của bảo hộ quyền tác giả còn nhiều hạn chế; bản thân các chủ thể hưởng quyền tác giả chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2023