Quản Lý Hoạt Động Giám Định Về Quyền Tác Giả; Hoạt Động Đại Diện, Tư Vấn, Dịch Vụ Quyền Tác Giả

Việc cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan trung bình mỗi năm Cục xử lý khoảng 100 hồ sơ [13], do các lý do về tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan. Việc hủy bỏ, cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền tác giả, giấy chứng nhận quyền liên qua được thực hiện đúng quy trình, thủ tục pháp lý và yêu cầu của các bên có liên quan.

2.2.5. Quản lý hoạt động giám định về quyền tác giả; hoạt động đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả

Hoạt động giám định về quyền tác giả, quyền liên quan được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đánh giá là một trong những hoạt động chuyên môn cao, trong thời gian qua, Bộ đã tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo Đơn yêu cầu giám định 14 vụ việc; tư vấn, hướng dẫn, cho ý kiến chuyên môn thuộc thẩm quyền về quy trình thủ tục yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan cho các tổ chức, cá nhân; thực hiện số hóa toàn bộ 14 hồ sơ yêu cầu giám định [13].

Các tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Theo thống kê chưa đấy đủ, hiện nay có khoảng gần 100 công ty đang hoạt động tư vấn pháp luật về quyền tác giả, thực hiện các dịch vụ theo ủy quyền của tác giả. Trong 6 năm qua, các tổ chức tư vấn dịch vụ đã nộp hồ sơ cấp 14.380 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, chiếm khoảng 42% tổng số Giấy chứng nhận được cấp [13].

Hệ thống các tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan đã góp phần không nhỏ trong công tác bổ trợ, hỗ trợ các hoạt động thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan tại các cơ quan hành chính nhà nước hoặc Tòa án.

2.2.6. Hợp tác quốc tế trong quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả trong những năm vừa qua đã thu được những kết quả đáng kể. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 05 Điều ước quốc tế đa phương:

+ Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật từ ngày 26/10/2004.

+ Công ước Geneve về bảo hộ nhà xuất bản, ghi âm chống việc sao chép không được phép từ ngày 06/07/2005.

+ Công ước Brussel liên quan đến việc phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa qua vệ tinh từ ngày 12/01/2006.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

+ Công ước Rome về bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng từ ngày 1/3/2007.

+ Hiệp định TRIPs về khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ từ ngày 12/1/2007.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 9

Việt Nam đã đàm phán, ký kết 04 Hiệp định song phương (Hiệp định quyền tác giả và Hiệp định Bảo hộ Sở hữu trí tuệ) và 14 Hiệp định kinh tế, thương mại tự do song phương, đa phương với các quốc gia, khu vực kinh tế khác nhau trên thế giới có nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan (Hiệp định Thương mại, AFTA, ACFTA, AKFTA, AJFTA, AIFTA, AANZFTA, TIFA, VCFTA, VJEPA,

VKFTA, VCUFTA, EVFTA, TPP). Theo các cam kết quốc tế này, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan của Việt Nam được hưởng sự bảo hộ tại các quốc gia thành viên và ngược lại, Việt Nam có nghĩa vụ bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan của các quốc gia thành viên.

Mặt khác, trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và các chương trình hợp tác với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc..., Việt Nam đã tiếp nhận sự giúp đỡ kỹ thuật, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về quyền tác giả, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong xây dựng hoàn thiện pháp luật và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, trong khuôn khổ hoạt động hợp tác của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, Dự án STAR Việt Nam - Hoa Kỳ, dự án SPC của Liên bang Thụy Sĩ, Dự án ECAP II, ECAP III của Liên minh Châu Âu về Sở hữu trí tuệ, Dự án SIDA Việt Nam - Thụy Điển, Dự án JICA Việt Nam -Nhật Bản

và một số quốc gia khác với Việt Nam, đã có trên 200 đoàn với hơn 500 lượt cán bộ Việt Nam thuộc các cơ quan quản lý và thực thi của bộ, ngành, địa phương đã ra nước ngoài tham dự hội thảo, hội nghị, tập huấn, khảo sát học tập kinh nghiệm về quyền tác giả tại các hội thảo, hội nghị, tập huấn, khảo sát học tập kinh nghiệm về quyền tác giả [63].

Quan hệ hợp tác quốc tế trong thời gian qua đã mang lại những lợi ích đáng kể đối với nước ta, trong đó có việc nhận đượcsự trợ giúp kỹ thuật quý báu của các tổ chức quốc tế và các quốc gia.

2.2.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành nhiều văn bản về thanh tra, kiểm tra và quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Đồng thời, Bộ đã tổ chức nhiều đợt thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các đơn vị chức năng, trong đó có Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an đã thanh tra 63 doanh nghiệp, kiểm tra 2.472 máy tính, trong đó có 54 doanh nghiệp có hành vi sao chép chương trình phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu, xử lý vi phạm hành chính là 1,65 tỷ đồng và đã nộp vào ngân sách nhà nước. Riêng đầu năm 2018, Thanh tra Bộ tiếp tục tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính tại 26 doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 750 triệu đồng. Trong môi trường số, đã xử phạt vi phạm hành chính một số công ty có các website lưu trữ, cung cấp và phổ biến đến công chúng số lượng lớn các bản ghi không được sự đồng ý của chủ sở hữu, nộp thu ngân sách Nhà nước 443 triệu đồng và yêu cầu buộc tháo gỡ các file âm nhạc vi phạm bản quyền trên máy chủ các công ty này; trong hoạt động triển lãm mỹ thuật và nhiếp ảnh, đã lập các Đoàn kiểm tra..[63]

Bộ đã chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoặc Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng chương trình và tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

về quyền tác giả, quyền liên quan; chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như cơ quan công an, quản lý thị trường mở các đợt kiểm tra đột xuất tại các điểm dịch vụ văn hóa công cộng như kinh doanh karaoke, cơ sở bán băng, đĩa, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Riêng địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 301 vụ vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan, nhiều băng đĩa được phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính, nộp thu ngân sách nhà nước hơn 16 tỷ đồng, tịch thu nhiều tang vật đĩa, nhãn đĩa, sách, ổ đĩa, tranh, block lịch, bảng kẽm…[63]

Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tính từ tháng 1/2015 – 6/2020, Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận, thụ lý và giải quyết 105 vụ việc khiếu nại, tố cáo vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có những vụ việc phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài. Tiếp nhận và trả lời nghiệp vụ 47 trường hợp xin ý kiến chuyên môn nghiệp vụ [13].

Nhìn chung công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả nói riêng, công tác đấu tranh chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, so với những năm trước đây đã có những chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động, góp phần tích cực bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, và các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý, thực thi, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2015-2020

2.3.1. Trong việc xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về quyền tác giả

Hầu hết các quan hệ xã hội về quyền tác giả đã được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật, cơ bản phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo tiền đề cho hoạt động hội nhập. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục trong hoạt động lập pháp, đó là có một số quy định chưa rõ ràng, chưa phù hợp với các

Điều ước quốc tế, việc hướng dẫn thi hành chưa đồng bộ, đã gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành và thực thi cần được điều chỉnh, bổ sung phù hợp.

Thực tiễn mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế cho thấy bên cạnh những thành công thì chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn vướng mắc do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ như: thiếu quy định về sản xuất và nhập khẩu đĩa quang, trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ internet, chưa quy định về quyền bán lại bản gốc tác phẩm mỹ thuật, bản thảo viết tay, chưa quy định cụ thể bảo hộ chương trình máy tính với những đặc thù của nó...Ngoài ra, các quy định hiện hành trong Luật Sở hữu trí tuệ về tổ chức quản lý quản lý tập thể mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa đủ khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức quản lý tập thể hoạt động. Bên cạnh đó, giới hạn quyền tác giả cũng là một vấn đề cần phải xem xét. Để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các chủ thể quyền và người khai thác sử sụng và công chúng hường thụ, Điều 25,26,32,33 Luật Sở hữu trí tuệ đã có quy định về ngoại lệ và giới hạn quyền, tuy nhiên có trường hợp lại quy định quá rộng, chẳng hạn như quy định tại điều 26 Luật sở hữu trí tuệ về việc giới hạn quyền đối với việc sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Nếu không quy định rõ phạm vi của việc “sử dụng” và phạm vi của “phát sóng” thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Giới hạn quyền tác giả trong hoạt động thư viện, cơ quan lưu trữ, trong các trường học, viện nghiên cứu là những quy định còn mang tính nguyên tắc, chưa quy định cụ thể, dẫn đến khó khăn trong thực hiện pháp luật. Phụ lục Công ước Berne có các quy định về hạn chế quyền dịch và quyền sao chép dành cho các nước đang phát triển. Cho đến nay đã 5 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam đã trở thành thành viên của công ước Berne, nhưng vẫn chưa có văn bản nội luật hóa các quy định này.

Hệ thống pháp lý của nước ta về sở hữu trí tuệ đã tương đối hoàn thiện, quy định gần như toàn bộ các hoạt động liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo tiêu chuẩn quốc tế. Luật sở hữu trí tuệ hiện hành được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là rất tiến bộ, nó đi trước cả sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt

nam, tuy nhiên nhiều điều luật còn mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, các quy định về cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn tương đối sơ khai nên sẽ khó khăn trong việc thực hiện, cần được hoàn thiện thêm để tăng cường các biện pháp răn đe và nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức, công chúng Việt Nam.

2.3.2. Trong thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng hầu hết các khách thể quyền đều bị xâm hại, từ các loại hình tác phẩm đến các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Tình trạng này được biểu hiện ở các hình thức sử dụng, khai thác khác nhau, từ hoạt động xuất bản, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh đến phát thanh truyền hình...Hoạt động sáng tạo chân chính đang bị cản trở và có nguy cơ bị thui chột vì tệ nạn sao chép. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời và phòng ngừa thích hợp thì tình trạng vi phạm bản quyền sẽ dẫn đến thủ tiêu động lực sáng tạo, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của nước ta.

Trong lĩnh vực chương trình máy tính: chương trình máy tính tiếp tục bị sao chép và phân phối bất hợp pháp bởi các cơ sở kinh doanh máy tính, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, cho ngành công nghệ thông tin còn non trẻ của Việt Nam. Theo Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, bản quyền phần mềm máy tính hiện vẫn là một trong những lĩnh vực bị xâm phạm về sở hữu trí tuệ nhiều nhất tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, dù Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến trong công việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm, nhưng tỷ lệ vi phạm theo công bố của BSA vẫn là 78% (tính đến năm 2016) [63]. Nhiều phần mềm của tác giả nước ngoài và tác giả Việt Nam bị các tổ chức, cá nhân sao chép, sử dụng không được phép của tác giả như phần mềm. Trong đó, những phần mềm bị vi phạm bản quyền nhiều nhất trong môi trường doanh nghiệp bao gồm Symantec Norton Anti-Virus, Adobe Acrobat, Symantec PC Anywhere, Adobe PhotoShop... Bên cạnh đó, những phần mềm bị vi phạm bản quyền trên Internet thường là McAfee VirusScan, Symantec

Norton Anti-Virus, Adobe Acrobat, Intuit Quicken Home and Business, Symantec Norton pcAnywhere, Symantec Norton Ghost và Adobe Creative Suit.

Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế, chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta vẫn còn mang nặng tư tưởng dùng miễn phí mà không phải trả tiền. Đại đa số người dân và thậm chí là những doanh nghiệp vẫn vô tư sử dụng những phần mềm được cài, tải miễn phí mà không hề nghĩ đến việc phải trả phí hay xin phép chủ sở hữu.

Thứ hai, hàng rào pháp lý ở nước ta vẫn chưa phát huy được tối đa quyền lực của mình. Mặc dù chúng ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ và ký kết các điều ước quốc tế trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng hệ thống các cơ quan thi hành pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền phần mềm máy tính nói riêng vẫn chưa thực sự phát huy tối đa vai trò của mình trong việc ngăn chặn và xử lý các vi phạm.

Trong lĩnh vực xuất bản: Tình trạng in lậu sách diễn ra thường xuyên, số lượng các vụ in lậu, vi phạm quyền tác giả lẫn nhau vẫn không giảm, tính chất các vụ vi phạm ngày càng phức tạp. Nhiều nhà xuất bản đang bị thiệt hại lớn bởi nạn in lậu sách chưa được ngăn chặn. Tình trạng đáng quan tâm và lo ngại khi Việt Nam đã là thành viên Công ước Berne 5 năm, nhưng nhiều tác phẩm được cấp phép bản quyền để dịch xuất bản bằng tiếng Việt đã bị các công ty tư nhân làm sách chiếm đoạt, gây thiệt hại cho các nhà xuất bản đã đầu tư tài chính, chấp hành nghiêm chỉnh điều ước quốc tế đa phương.

Những tác phẩm mà Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt – First New đã mua bản quyền của Mỹ và liên kết với nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cũng bị in lậu. Công ty sách First New đã thống kê và công bố danh sách 33 fanpage chuyên bán sách giả, sách in lậu ở Việt Nam. Thủ đoạn của những fanpage này là trưng bày, quảng cáo sách thật nhưng khi bán, giao hàng lại là sách kém chất lượng, sai sót, với các đầu sách của First News, Alpha Books, Đông A, Văn học… Sách in lậu có giá bán chỉ bằng 50%, thậm chí là 30% giá bán của sách

được xuất bản hợp pháp đã và đang ảnh hưởng nghiệm trọng đến doanh thu và sự tồn tại của các nhà xuất bản.

Ngược lại, chính các nhà xuất bản cũng vi phạm quyền của tác giả như không xin phép tác giả khi xuất bản. Ví dụ trường hợp: Năm 2018, nhiếp ảnh gia Lê Xuân Bách đã phát hiện cuốn sách “Công dung ngôn hạnh phụ nữ Việt Nam xưa và nay” do tác giả PGS.TS. Lê Thị Bừng chủ biên, Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành, sử dụng một bức ảnh do chính anh sở hữu để làm trang bìa mà không có sự cho phép. Năm 2020, tác giả Hồ Huy Sơn đã từng lên tiếng vè việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sử dụng hai bài viết của anh là Con đường rơm và Hãy can đảm lên trong hai cuốn sách Luyện tập tiếng Việt 3 và 35 đề ôn luyện tiếng Việt 3 mà chưa xin phép [60A].

Thậm chí tình trạng in lậu sách đã trở thành vấn nạn khi in lậu, in giả, in nối bản trái phép diễn biến ngày càng phức tạp với quy mô lớn. Nhất là thực trạng in lậu sách giáo khoa nói riêng và sách giáo dục nói chung, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập của học sinh.

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam cho biết: trong tháng 5-2019, cơ quan chức năng phát hiện số lượng lớn sách của NXBGD Việt Nam bị in lậu được tập kết tại một kho thuộc huyện Hoài Ðức (Hà Nội) với số lượng 47 nghìn sách và 87 nghìn đĩa CD gồm SGK, sách tham khảo, sách Tiếng Anh cùng nhiều sản phẩm khác. Khoảng đầu tháng 6, đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống in lậu tỉnh Bình Ðịnh đã phát hiện và thu giữ số lượng xuất bản phẩm lậu hơn 72 nghìn bản, phần lớn là sách giáo dục của NXBGD Việt Nam [56A]. Những cuốn sách giáo dục bị làm giả, đưa đi tiêu thụ phần lớn là sách Tiếng Anh, sách bổ trợ, sách khai thác bản quyền từ nước ngoài, bản đồ giáo dục, át-lát (Atlas) địa lý, đĩa CD nghe nhìn giáo dục. Ngoài ra, các phiên bản sách giáo dục điện tử cũng bị phát tán tràn lan dưới nhiều định dạng, nguồn gốc khác nhau. Những cuốn sách này còn được bày bán công khai tại nhiều cửa hàng, nhà sách lớn nhỏ, lọt vào trong các cơ sở giáo dục, nhà trường trên toàn quốc. Vấn nạn này không chỉ ảnh hưởng tới quyền và lợi ích kinh tế của các tác giả, nhà xuất bản, mà đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 11/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí