Định Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Của Tỉnhluang Pra Bang

hiệu quả các khoản chi ngân sách thì không được khen thưởng; người sử dụng tự tiện, kém hiệu quả thì không bị xử lý.

- Cơ sở hạ tầng về tin học của tỉnh còn hạn chế, lạc hậu. Trong khi đó, hệ thống thông tin/phần mềm tại các cơ quan tài chính của tỉnh không đồng bộ trong khai thác sử dụng các phần mềm do Bộ Tài chính triển khai. Hệ thống thông tin/phần mềm của Bộ Tài chính và hệ thống phần mềm do UBND tỉnh/sở tài chính tự triển khai không thống nhất. Việc này đòi hỏi phải có quy hoạch về mô hình triển khai, mô hình tích hợp nhằm đảm bảo khai thác đối đa hiệu quả của các hệ thống phần mềm do cơ quan tài chính địa phương triển khai và phần mềm do Bộ Tài chính triển khai. Đối với các hệ thống phần mềm do Bộ Tài chính triển khai, ngoài các báo cáo thống kê theo chế độ báo cáo, cơ quan tài chính địa phương theo yêu cầu quản lý đặc thù cần có các báo cáo phân tích chuyên đề phục vụ công tác quản lý, điều hành tài chính - ngân sách theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

- Trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán vẫn còn những trường hợp còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị còn sai phạm về tài chính, ngân sách, chưa kết hợp được thanh tra với phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí chi thường xuyên để tham mưu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách. Công tác kiểm soát chi của KBNN cơ bản đảm bảo đúng quy định, tuy nhiên công tác cải cách thủ tục hành chính của KBNN còn chậm, giải quyết công việc đôi khi còn cứng nhắc, gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong quan hệ giao dịch với kho bạc. Vẫn còn có đơn vị phàn nàn KBNN có thái độ quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, chế độ thông tin báo cáo của KBNN cho cơ quan tài chính cùng cấp chưa đầy đủ, chưa kịp thời.

Kết luận chương 3

Trong chương này, luận án đã đạt được một số kết quả sau:

Một là, khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Prabang - cơ sở cho việc quản lý NSNN. Nền kinh tế tỉnh Luang Prabang (2015-2019) đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%, sự phát triển của nền kinh tế đa thành phần, quan hệ thị trường và cơ chế tự chủ tài chính tự chịu trách nhiệm ngày càng được khẳng định và phát huy vai trò của NSNN.

Hai là, đánh giá thực trạng quản lý NSNN cấp tỉnh trên địa bàn Luang Prabang trên các mặt thu - chi NSNN, cân đối ngân sách và công tác thanh tra, kiểm toán NSNN.

Những năm gần đây tình hình thu NSNN tại tỉnh Luang Prabang luôn đạt kết quả cao, hoàn thành vượt mức dự toán giao ở hầu hết các chỉ tiêu. Quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi trong giai đoạn 2015 -2019 đã đảm bảo được đầy đủ các nhiệm vụ chi theo dự toán giao. Cân đối kết quả thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Luang Prabang từ năm 2015 đến năm 2019 đã phản ánh được sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế vào ngân sách. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán những năm trở lại đây được chú trọng hơn.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó đạt được thì trong quản lý NSNN cũng đang tồn tại những hạn chế nhất định. Một số CBCC thực hiện nhiệm vụ quản lý về NSNN do năng lực quản lý yếu kém dẫn đến lãng phí NSNN, đó là chưa kể một bộ phận nhỏ CBCC luôn tìm cơ hội tham nhũng. Việc thực hiện các quy trình từ khâu lập dự toán NSNN số liệu phản ánh chưa sát với thực lực của địa phương mình; việc chấp hành NSNN đến quyết toán NSNN chưa được thực hiện nghiêm túc, không đảm bảo về thời gian, chưa chính xác về số liệu, nên việc cấp phát về kiểm soát chi tiêu của cơ quan tài chính gặp khó khăn. Cân đối NSNN này cũng còn nhiều hạn chế như vay bù đắp bội chi NSNN chỉ chú trọng giải quyết nhu cầu chi; các nguồn thu và nhiệm vụ chi phân cấp cho chính quyền địa phương không ổn định... Trong

công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị còn sai phạm về tài chính, ngân sách, chưa kết hợp được thanh tra với phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí chi thường xuyên để tham mưu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Ba là, đã chỉ ra và phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý NSNN cấp tỉnh của tỉnh Luang Prabang. Đó là do một số quy định của pháp luật chưa hoàn thiện, cơ chế, chính sách của Nhà nước còn vướng mắc do sự bất cập, không đồng bộ; áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống; năng lực, trình độ quản lý, điều hành của CBCC còn hạn chế; nguồn thu ngân sách nhà nước không ổn định, chi tiêu NSNN có thể tăng lên do đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm đúng mức, khi phát hiện những sai sót việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý chưa nghiêm; cơ sở hạ tầng về tin học của tỉnh còn hạn chế, lạc hậu.

Chương 4

Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 17

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH LUANG PRABANG, NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


4.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNHLUANG PRA BANG

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Prabang đến năm 2030

Đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, phát huy và khai thác có hiệu quả về đất, rừng, tiềm năng thuỷ điện và các lợi thế về du lịch và tăng cường thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên đầu tư theo chiều sâu, phát triển những ngành sản xuất có lợi thế tạo đột phá cho phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng. Kết hợp đồng bộ giữa sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Phát triển kinh tế Luangprabang với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động về chất lượng.

Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá sử dụng kỹ thuật tiên tiến đem lại hiệu quả cao và bền vững; tập trung phát triển theo chiều sâu các ngành công nghiệp có lợi thế, từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại hình thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường; phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng tăng cường chất lượng, đảm bảo phục vụ tốt cho thị trường, nhất là các loại hình dịch vụ du lịch mà tỉnh có lợi thế.

Đột phá về kinh tế công nghiệp khai khoáng và năng lượng: Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp

năng lượng, khai khoáng, luyện kim. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu.

Đột phá trong công nghiệp chế biến và nông nghiệp công nghệ cao: Công nghiệp chế biến hướng vào các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu trong tỉnh (cà phê, cao su, gỗ, nông lâm sản…), thu hút phát triển các nhà máy chế biến có công nghệ hiện đại, cho sản phẩm tinh chế phù hợp với quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu, đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại hoá, có khả năng cạnh tranh cao. Đồng thời, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Đột phá trong dịch vụ và du lịch. Ưu tiên phát triển và hiện đại hoá các loại hình dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, công nghệ - thông tin, viễn thông, bảo hiểm, y tế, tư vấn, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của tỉnh, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tập trung xây dựng và phát triển các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, mở các tuyến điểm du lịch mới, các tour du lịch trong khu vực Luangprabang.

Phát triển sự nghiệp văn hoá xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao. Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân đi đôi với xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lao động qua đào tạo 4% vào năm 2020. Xây dựng đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ trẻ từ 300 - 500 người sau đại học.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, nâng cao mặt bằng dân trí chung và tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, dạy nghề cho nguồn lao động, nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân và lao động kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trước mắt ưu tiên hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong các ngành nông, lâm nghiệp, chế biến công nghiệp và khai khoáng.

4.1.2. Mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh Luang Prabang

Thứ nhất, nhằm đảm bảo kỷ luật tài khóa.

Đảm bảo kỷ luật tài khóa nghĩa là đảm bảo ngân sách địa phương bền vững, cân đối thu - chi. Trong Ngân sách địa phương, mức bội chi và vay nợ phải kiểm soát được.

Quản lý nhà nước nhằm định hướng, hướng dẫn hoạt động thu - chi ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự tuân thủ dự toán thu - chi đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Các chỉ tiêu trong dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định là các chỉ tiêu có tính pháp lệnh. Do đó, các cấp, các ngành và các đơn vị có liên quan buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh. Dự toán chính là kế hoạch thu - chi cho một thời gian nhất định (thường là 01 năm tài chính). Thu - chi tuân thủ dự toán đảm bảo tính khả thi khi thực hiện, giúp phân bổ nguồn tài chính có hiệu quả.

Thứ hai, nhằm phân bổ NSNN hiệu quả.

Để đạt được hiệu quả phân bổ cần có danh mục các nhiệm vụ chi được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trên cơ sở các danh mục đó chính quyền địa phương sẽ phân bổ để đạt được các mục tiêu nhất định.

Thứ ba, nhằm đảm bảo thu - chi ngân sách địa phương hiệu quả.

Công tác quản lý nhà nước phải có những biện pháp để tạo động lực cho các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị dự toán có động lực sử dụng

có hiệu quả ngân sách. Ở CHDCND Lào hiện chưa thực hiện công tác khoán kinh phí quản lý hành chính nhưng đang triển khai giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là một biện pháp để khuyến khích các đơn vị chủ động trong chi tiêu, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí.

Thứ tư, nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về NSNN.

Nhờ có hoạt động quản lý nên các đối tượng bị quản lý sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng NSNN, vì vậy, hoạt động quản lý sẽ giúp ngăn ngừa được các hành vi vi phạm pháp luật về thu - chi ngân sách. Không có hoạt động quản lý có thể dẫn đến thất thu ngân sách, số thu được chậm nộp vào ngân sách; chi không đúng đối tượng thụ hưởng, lãng phí, kém hiệu quả,…

Đối với các vi phạm trong hoạt động thu - chi NSNN, thông qua các công cụ quản lý là kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán sẽ phát hiện ra các vi phạm, từ đó có chế tài xử phạt phù hợp.

4.1.3. Quan điểm hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh của tỉnh Luang Prabang

Để hoàn thiện công tác quản lý NSNN tỉnh Luang Prabang, cần quán triệt các quan điểm sau đây:

Một là, quản lý NSNN theo kết quả.

Trước sức ép về phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập, nhu cầu của xã hội về nâng cao chất lượng hàng hóa công, đòi hỏi Nhà nước phải đổi mới phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra.

Quản lý ngân sách theo đầu ra là một hoạt động quản lý ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển của chính phủ.

Quản lý ngân sách theo đầu ra có một số đặc điểm cơ bản: ngân sách lập theo tính chất “mở”- công khai, minh bạch. Các nguồn lực tài chính của Nhà nước được tổng hợp toàn bộ vào trong dự toán ngân sách; ngân sách

được lập theo thời gian trung hạn; ngân sách được lập dựa vào nhu cầu, hướng tới khách hàng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; ngân sách hợp nhất chặt chẽ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư; ngân sách lập dựa trên cơ sở nguồn lực không thay đổi trong trung hạn và do vậy, đòi hỏi phải có cam kết chặt chẽ; Phân bổ ngân sách dựa theo thứ tự ưu tiên chiến lược; Phi tập trung hóa trong quản lý ngân sách, người quản lý được trao quyền chủ động trong chi tiêu.

Quản lý ngân sách theo đầu ra góp phần đổi mới chính sách quản lý nguồn lực của khu vực công nhằm thiết lập 3 vấn đề cơ bản trong quản lý chi tiêu công, đó là: tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể; phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính theo các mục tiêu ưu tiên chiến lược trong giới hạn nguồn lực cho phép; nâng cao hiệu quả hoạt động về cung cấp hàng hóa công.

Quản lý ngân sách theo đầu ra tăng cường các nguyên tắc quản lý tài chính của khu vực công với mục tiêu là cải thiện sự phân phối và quản lý nguồn lực, việc thực hiện cung ứng hàng hóa công và tính minh bạch, trách nhiệm. Quản lý NSĐP cho phép chính phủ và cơ quan đặt đúng quy trình thông tin cần thiết nhằm:

- Xác định cái gì sẽ đạt được (kết quả mong muốn).

- Xác định, chi tiết và đo lường (chi phí và số lượng) cái gì nên được làm (các đầu ra được sản xuất/ hoặc mua sắm); cái gì sẽ được làm (các đầu ra sẽ được sản xuất/ hoặc mua sắm).

- Minh họa và kiểm tra mối liên hệ giữa cái gì được sản xuất/mua sắm (các đầu ra) và cái gì sẽ đạt được (các kết quả) so với cái gì nên đạt được (các kết quả mong muốn).

- Nguồn lực tài trợ cho các đầu ra cần thiết để đạt được các kết quả mong muốn.

Quản lý ngân sách theo đầu ra đặt chính phủ và các cơ quan vào vị trí để đảm bảo rằng các đầu ra theo yêu cầu để được tài trợ mà nó được xác định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023