Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025) - 3

Tài”, nguồn nhân lực tốt không những đáp ứng được về mặt tiêu chí như kiến thức, trình độ khoa học kỹ thuật mà đòi hỏi phải có ý chí, tinh thần trung thực, đam mê nghề nghiệp…

Xác định con người có vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước, do đó, một trong 5 mục tiêu quan trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” [6]. Vì vậy, những giải pháp về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chính là chìa khóa để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra.

- Nguồn kinh phí và trang bị kỹ thuật phục vụ cải cách thủ tục hành chính.

Cải cách CCTTHC nói chung, CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai nói riêng cần triển khai khá nhiều hoạt động như hoạt động rà soát các bộ thủ tục, hoạt động lấy ý kiến của cán bộ và người dân có liên quan đến việc triển khai thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai...Việc triển khai các hoạt động này cần có nguồn kinh phí nhất định.

Việc đầu tư trang thiết bị máy móc, xây dựng trụ sở làm việc các xã, trên địa bàn huyện rất cần thiết, sẽ giúp công việc điều hành và quản lý công việc được dễ dàng, tiết kiệm được thời gian làm việc, nâng cao năng suất lao động, nhưng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho công tác này rất hạn chế.

Chương trình tổng thể CCTTHC giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ đề ra một số yêu cầu như: cải cách tài chính công, cắt giảm các khoản phí và lệ phí trùng lắp hoặc không hợp lý, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính; xây dựng hệ thống thông tin hiện đại; hệ thống hạ tầng KT-XH… Đặc biệt, đầu tư mạnh mẽ trang thiết bị hiện đại cho cơ quan hành chính nhằm thực hiện giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa điện tử”.

1.1.3.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai

- Giảm thiểu được số lượng thủ tục theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người dân: Xây dựng bộ TTHC đơn giản, dễ thực hiện. Một khi thủ tục đơn giản, rõ ràng thì sẽ dễ tiếp cận, dễ thi hành. Nguyên tắc này đảm bảo cho mọi công dân có thể tham gia các TTHC để bảo vệ quyền của mình hoặc của tổ chức, công dân khác. TTHC đơn giản, rõ ràng còn giúp cho cơ quan hành chính thực hiện thủ tục một cách thống nhất, tiết kiệm thời gian và đảm bảo được tính kịp thời. TTHC không chỉ đơn giản, rõ ràng mà còn phải đúng pháp luật, nghĩa là phải phù hợp với luật nội dung, các quy định về giấy tờ, các bước thực hiện, thẩm quyền giải quyết trong TTHC phải đúng theo quy định pháp luật [26].

- Rút ngắn được thời gian thực hiện thủ tục, hạn chế thấp nhất hồ sơ trể hẹn để tiết kiệm chi phí cho nhà nước và người dân:Thực hiện tốt yêu cầu này cũng là đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc giải quyết công việc nhanh chóng. Đặc biệt là việc áp dụng cơ chế một cửa trong thực hiện lĩnh vực đất đai đã rút ngắn được thời gian đi lại của người dân đi nộp hồ sơ cũng như việc luân chuyển hồ sơ của các bộ phận [26].

- Nâng cao mức độ hài lòng của người dân về TTHC trên lĩnh vực đất đai:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Sự hài lòng của người dân được đánh giá qua các tiêu chí như:

Thứ nhất, Tạo sự tin tưởng cho người dân khi đi nộp hồ sơ được giải quyết đúng hẹn, không bị mất mát, thất lạc.

Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025) - 3

Thứ hai, Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho việc giao dịch với các công cụ hỗ trợ cần thiết như: Phòng ốc khang trang, có máy lấy số thứ tự (đảm bảo tính công bằng), máy tính giúp xử lý hồ sơ nhanh chóng...

Thứ ba, Nhân viên có đủ kiến thức chuyên môn và lĩnh vực liên quan đảm bảo giải quyết công việc lĩnh vực mà mình phụ trách cùng với kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp.

Thứ tư, Thái độ phục vụ lịch sự, tôn trọng người dân, không gây nhũng nhiễu, phiền hà người dân tham gia giao dịch.

Áp dụng trong lĩnh vực đất đai thì sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ này chính là sự hài lòng về những gì mà dịch vụ này cung cấp có thể đáp ứng trên hoặc dưới mức mong muốn của họ. Đo lường sự hài lòng của người dân là một giải pháp nhằm làm trong sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động cho tổ chức, công dân, đảm bảo cung cấp dịch vụ hành chính tốt nhất, thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, hiện đại hóa bộ máy hành chính nhà nước, củng cố duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [16].

1.2. Cơ sở thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

1.2.1. Kinh nghiệm triển khai cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai ở các nước trên thế giới.

1.2.1.1. Kinh nghiệm cải cách hành chính của nước Đức:

Công tác cải cách hành chính ở nước Đức của họ là hướng tới mục tiêu: Đơn giản hoá các thủ tục hành chính và quy định pháp luật. Để đơn giản hoá các thủ tục hành chính, điều đầu tiên Người Đức xác định là, phải xác định được chính xác các thủ tục hành chính cần đơn giản. Ai là người xác định các thủ tục này? Kinh nghiệm của Đức là kết hợp giữa việc giao cho các cơ quan chuyên môn (chủ yếu là các Bộ chức năng) xác định (thường chỉ được khoảng 20-40%) và kết hợp việc giao cho một cơ quan độc lập xác định 60-80%. Thực tế cho thấy, việc giao cho các cơ quan chuyên môn xác định các thủ tục cần đơn giản hoá thường chỉ có tác dụng rất hạn chế vì các cơ quan này thường không muốn thay đổi việc mình đang làm. Vì vậy, cầnphảicócơ quan độc lập với cơ quan chuyên môn để đánh giá và xác định một cách khách quan những công việc và thủ tục cần đơn giản hoá. Bên cạnh đó kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy trình lập pháp, việc ban hành văn bản pháp luật mới, phải song song với việc đánh giá những phí tổn phát sinh khi ban hành Luật và những lợi ích mà Luật đó mang lại [1].

1.2.1.2. Kinh nghiệm cải cách hành chính của Singapore:

Singapore triển khai cải cách hành chính vào đầu những năm 70, họ khuyến khích công chức nêu sáng kiến cải cách hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Họ đề ra phong trào "hướng tới sự thay đổi" mà trọng tâm là kiến nghị các

giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý để thích ứng với sự thay đổi. Ngoài ra, họ còn đề ra chương trình cải cách công vụ mang tên "Nền công vụ thế kỷ 21". Với mục tiêu của chương trình là xây dựng nền công vụcó hiệu quả, hiệu lực, công chức nêu cao tinh thần liêm chính, tận tuỵ và có chất lượng dịch vụ cao. Qua quá trình triển khai và thực hiện họ đã thu được những kết quả đáng chú ý mà chúng ta cần học đặc biệt là trong công tác cải cách thủ tục hành chính đó là:

Nâng cao chất lượng dịch vụ công để làm hài lòng khách hàng (dân).

Áp dụng bộ quy chuẩn ISO 9000 trong bộ máy hành chính, coi đó vừa là công cụ cải tiến lề lối làm việc, vừa là công cụ đánh giá hiệu quả, phân loại công chức.

Khuyến khích phát huy sự sáng tạo, đưa tinh thần "doanh nghiệp" vào hoạt động của bộ máy hành chính mà cốt lõi là lấy hiệu quả làm thướcđo.

Cải cách triệt để các thủ tục hành chính theo hướng chuyển từ bắt buộc, can thiệp sang khuyến khích, hỗ trợ. Chính phủ Singapore đã thành lập Uỷ banhỗ trợ doanh nghiệp với chức năng chủ yếu là thu thập ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động, đồng thờilập ra một nhóm công tác gồm khoảng 100 cán bộ, có trình độ cao đủ sức tìm hiểu, đánh giá và giải quyết các kiến nghị của các doanh nghiệp.

Đề ra chương trình xoá bỏ cách làm việc quan liêu, nhiều tầng nấc của bộ máy hành chính mang tên "Zero-In-Process". Mục tiêu đề ra là việc gì cũng phải có cơ quan chịu trách nhiệm, các sáng kiến và đề xuất của dân liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành chính, của công chức phải được xem xét xử lý nhanh.Thường xuyên rà soát để loại bỏ những qui định lỗi thời không còn phù hợp. Để làm việc này, một Ban rà soát văn bản đã được thành lập với thành phần là 5 Tổng thư ký của các bộ; cứ 5 năm tiến hành tổng rà soát một lần [1].

1.2.1.3. Kinh nghiệm cải cách hành chính của nước Anh:

Khu vực hành chính nhà nước ở Anh với những thể chế, thủ tục hành chính, cơ chế quản lý và con người, công chức qua thời gian đã dần trở nên xơ cứng, không năng động, nhanh nhạy phản ứng với những thay đổi của cơ chế kinh tế, của tình hình xã hội. Để thay đổi hệ thống này theo hướng năng động và linh hoạt hơn

nước Anh tham khảo và đưa ra những kinh nghiệm, cách quản lý và cơ chế quản lý của khu vực kinh tế tư nhân vào. Điều nàyđược thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: Đánh giá hoạt động của từng công chức, từng tổ chức theo kết quả đầu ra, theo tác động của kết quả đó. Đây làsự thay đổi hết sức cơ bản trong quản lý nhân sự và tổ chức, việc đánh giáhoạt động thường căn cứ đầu vào, thì nay đã chuyển sang chú trọng vào kết quả đầu ra.

Nước Anh thực hiện việc ký kết thoả thuận công vụ giữa các Bộ với Bộ Tài chính. Đây là một loạt thoả thuận, hợp đồng nhằm tạo ra một khuôn khổ ổn định cho Bộ hoạt động, không cho phép tăng ngân sách chi tiêu của Bộ nếu không chứng minh được kết quả sẽ có, buộc các Bộ tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu của mình theo trọng tâm do Chính phủ đã định, tạo điềukiện để các Bộ phân bổ kinh phí và giám sát hoạt động của các tổ chức thuộc Bộ. Các Bộ đàm phán và đi đến thống nhất ký với Bộ Tài chính cho 3 năm, trong đó nội dung quy định rõ: Mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ; các chỉ số, mục tiêu phải phấn đấu, cụ thể là giảm sai sót trong hoạt động, cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ dân, Chính phủ điện tử; Nguồn lực phân bổ cho các Bộ trong 3 năm, được cụ thể hoá trong các chương trình, mục tiêu [1].

1.2.2. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai ở một số địa phương trong nước.

1.2.2.1. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai của Thành phố Bắc giang - Tỉnh Bắc Giang.

Thành phố Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnhBắc Giang, là nơi tập trung hầu hết các cơ quan hành chính của tỉnh. Mộttrong những điểm nhấn quan trọng là công tác CCTTHC trong đó CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai là một trongnhững thủ tục được thành phố Bắc Giang quan tâm và được thực hiện theo cơ chếmột cửa. Thành phố Bắc Giang là địa phương đầu tiên trong tỉnh triển khai thực hiện mô hình "Một cửa điện tử liên thông" tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả từ tháng 1-2008. Mô hình này là một trong những điểm sáng của cả nước về thực hiện cải cách TTHC. Cuối năm 2009, thành phố hoàn thành và đưa vào hoạt

động Trang thông tin điện tử. Người dân có thể tra cứu các quy trình, trình tự giải quyết tại bộ phận "một cửa" thành phố, như: thủ tục hồ sơ; thời gian giải quyết; phí, lệ phí …; tra cứu trực tuyến trạng thái giải quyết TTHC của mình nộp hồ sơ qua mạng Internet; thành phố Bắc Giang đã áp dụng tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của UBND, được Tổng cục Tiêu chuẩn Ðo lường - Chất lượng cấp Giấy chứng nhận lần đầu vào tháng 1-2009 và giữ vững cho đến nay. Từ khi triển khai cải cách TTHC, tất cả các phòng, ban, đơn vị của thành phố và UBND phường, xã đều phải xác định cụ thể nội dung công việc, phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành [17].

Những cải cách mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách "một cửa", "một cửa liên thông" của thành phố đã mang lại nhiều chuyển biến ở các phòng, ban cũng như UBND các phường, xã. Năm 2012, thành phố đã xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá, xếp loại các phường, xã trong thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"; đồng thời tổ chứckiểm tra, đánh giá sáu tháng một lần đối với các phường, xã đã triển khai thực hiện lấy điển hình để nhân rộng. Cách làm này đã thật sự tác động đến Ðảng ủy, UBND, trực tiếp là Chủ tịch UBND phường, xã trong việc tổ chức thực hiện công tác cải cách nói chung và hoạt động của bộ phận "một cửa" nóiriêng ở địa phương mình. Qua đó nâng cao vai trò của người đứng đầu, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân [17]

1.2.2.2. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai của Tỉnh Bình Thuận.

Tại Bình Thuận, việc CCTTHC trên lĩnh vực đất đai nói riêng, tài nguyên - môi trường nói chung đã có những kết quả, chuyển biến tích cực. Công tác CCHC cơ bản đã được Đảng ủy, lãnh đạo sở, lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc quan tâm, chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện đúng tiến độ. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác CCHC của sở cơ bản ổn định, từng bước tham mưu có hiệu quả. Cơ chế một cửa trong giải quyết TTHC tiếp tục thực hiện có nề nếp, chất lượng giải quyết TTHC cho tổ chức và công dân ngày càng được nâng cao, không có hồ sơ trễ

hẹn. Công tác kiểm soát TTHC được thực hiện thường xuyên, sự phối hợp với các ngành liên quan trong việc dự thảo trình UBND tỉnh công bố sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các TTHC đã đem lại hiệu quả cao; đã chú ý triển khai tiến độ thực hiện Đề án vị trí việc làm, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng đáp ứng yêu cầu trong hoạt động công vụ, việc phân cấp quản lý được quan tâm; việc ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong công tác quản lý của ngành đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, điều hành và giải quyết công việc hành chính; công tác tuyên truyền về CCHC được quan tâm, chú trọng góp phần cải thiện và nâng cao các chỉ số về năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị, hành chính công và cải cách hành chính cấp tỉnh [1].

Bên cạnh mặt được vẫn còn một số hạn chế như: một số nội dung trong thực hiện CCHC tiến hành còn chậm,chưa theo dõi, đôn đốc kịp thời. Công tác tuyên truyền CCHC chưa nhiều, nhận thức của một số ít cán bộ, công chức, viên chức chưa cao. Việc thực hiện công khai đầy đủ TTHC trong hoạt động của cơ quan sở để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, tuy vậy sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức và người dân góp ý vào cắt giảm thủ tục hành chính…chưa nhiều. Công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm chưa phản ánh đầy đủ mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng phòng, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; vẫn còn tình trạng người nhiều việc, người ít việc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan, đơn vị mặc dù được quan tâm song vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra; chưa phát huy hết hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp [1].

1.2.2.3. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai của tỉnh Phú Thọ.

Nhìn chung, công tác CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai luôn được tỉnh Phú Thọ quan tâm thực hiện. UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư như: công tác quy hoạch sử dụng đất, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách TTHC, tích cực trong công tác tiếp xúc, đối

thoại với doanh nghiệp và người dân để tạo điều kiện thu hút dự án đầu tư vào tỉnh, qua đó đã kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, làm thay đổi cơ bản nhận thức của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý đất đai. Bên cạnh đó, tỉnh đã chỉ đạo kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác Quản lý đất đai, bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với công việc để nâng cao hiệu quả chất lượng công việc [2]. Tuy nhiên, quá trình tiển khai thực hiện còn một số tồn tại, vướng mắc sau:

- Công tác tuyên truyền về CCTTHC nhà nước nói chung và thuộc lĩnh vực đất đai nói riêng chưa đồng bộ, thường xuyên; Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc triển khai thực hiện CCTTHC;

- Một số quy định về TTHC tại các Nghị định, Thông tư chưa rõ ràng nên khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện ở cơ sở;

- Một số TTHC (đặc biệt thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất) liên quan nhiều ngành, nhiều cấp khi thực hiện các TTHC thuộc danh mục một cửa liên thông ở mỗi ngành có tính chất đặc thù riêng, vẫn còn những nội dung chưa đồng nhất nên khó khăn cho các cơ quan đầu mối khi giải quyết TTHC.

- Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác Quản lý đất đai tại địa phương còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo không đồng đều đã ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện nhiệm vụ.

1.2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm về cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất.

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và một số kinh nghiệm của tỉnh bạn, luận văn rút ra được bài học kinh nghiệm về CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai để áp dụng cho huyện Thống Nhất như sau:

Một là: Thực hiện giải quyết các TTHC thuộc lĩnh vực đất đai theo cơ chế một cửa để tăng cường tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước.

Hai là: Sự đổi mới hoạt động của cơ quan hành chính và thái độ phục vụ thân thiện của cán bộ, công chức đã đem đến sự hài lòng cho nhân dân khi giải quyết

công việc.

Ba là: Sự công khai minh bạch mọi TTHC, thời gian giải quyết và các loại phí đã hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng. Đồng thời đảm bảo cho mỗi người dân có thể tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý hành chính nhà nước.

Bốn là: Tăng cường áp dụng tin học hóa quản lý hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng phần mềm “một cửa liên thông” đưa vào sử dụng để xác định rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân và cho phép tiếp nhận thông tin công việc nhanh nhất, công khai nhất. Phần mềm dễ sử dụng, phục vụ tốt công tác xử lý hồ sơ, tra cứu và lưu trữ tài liệu. Khi cán bộ “một cửa” cập nhật thông tin thì lãnh đạo, phòng chuyên môn kịp thời nắm bắt ngay để chỉ đạo kịp thời và triển khai nhiệm vụ. Đồng thời thông qua đó, thường trực HĐND, UBND huyện cũng có thể kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đến từng phòng chuyên môn.

Năm là: Cải cách đặt trọng tâm vào con người. Người dân được xác định là khách hàng của cơ quan hành chính. Đây là sự chuyển biến to lớn về nhận thức, về thái độ của công chức đối với người dân trong giải quyết công việccủa dân theo quy định của pháp luật. Huyện Thống Nhất chú trọng đào tạo bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn cao để thực hiện tốt công tác Cải cách hành chính nói chung và CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai nói riêng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua chương 1 của luận văn đã trình bày những nội dung chính như sau:

- Thứ nhất, làm rõ được các khái niệm về CCHC, cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

- Thứ hai, trình bày quan điểm của Chủ nghĩa Mac- LêNin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai.

- Thứ ba, trình bày những nội dung CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai bao gồm: CCTTHC, các nhân tố tác động và các tiêu chí đánh giá hiệu quả CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai.

- Thứ tư, nghiên cứu kinh nghiệm hiệu quả của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai cho huyện Thống Nhất.

Đây là khung lý luận để phân tích thực trạng và đề ra giải pháp cho công tác CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Chương 2:

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỐNG NHẤT.

2.1. Khái quát về những đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Thống Nhất có ảnh hưởng đến công tác CCTTHCthuộc lĩnh vực đất đai.

2.1.1. Điều kiện về tự nhiên.

2.1.1.1. Vị trí địa lý.

Huyện Thống Nhất được chia tách theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ, tổng diện tích tự nhiên là 24.723,61 ha với 10 đơn vị hành chính xã trực thuộc, vị trí địa lý thuộc trung tâm của tỉnh và địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Định Quán;

- Phía Đông giáp thị xã Long Khánh;

- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành;

- Phía Tây giáp huyện Trảng Bom.

Vị trí của huyện Thống Nhất có những lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế

- xã hội của huyện, đặc biệt là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông Quốc gia như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, đường sắt Bắc Nam, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây nối huyện với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực nam Tây Nguyên, Duyên hải nam Trung Bộ nên khá thuận lợi để thu hút đầu tư bên ngoài hình thành các khu và cụm công nghiệp, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội.

- Địa giới hành chính huyện Thống Nhất gồm có 10 xã, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 24.722 ha và tổng dân số năm 2014 là 161.321 người, trong đó nữ chiếm 50,5% dân số, mật độ dân số 652 người/km2. Thành phần dân tộc có tới 16 dân tộc anh em như: Kinh, Hoa, Chơ ro, Mạ, Nùng, Tày…, trong đó, người Kinh chiếm đa số, tới 95,86% tổng dân số toàn huyện. (xem phụ lục 2.1).

2.1.1.2. Địa hình và địa mạo.

Địa hình huyện Thống Nhất có độ cao trung bình so với mặt nước biển: 35 - 38m, nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp xen kẽ với các trảng bằng, thoải và lượn sóng, có hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc xuống Nam; diện tích đất có độ dốc từ0 - 80 chiếm 61,24%, diện tích đất có độ dốc từ 8-150 chiếm 24,88% và diện tích đất có độ dốc trên 150 chiếm 10,1%.

Các khu vực đất bằng (0-80) chủ yếu được sử dụng cho trồng cao su, lúa và rau màu; khu vực đất suờn thoải (8-150) chủ yếu sử dụng trồng cây ăn quả và khu vực đất dốc (>150), bao gồm các núi: Sóc Lu, Võ Dõng và Bình Lộc phần lớn diện tích sử dụng cho khai thác vật liệu xây dựng, trồng chuối, điều và các cây lâu năm khác.

Trên 90% diện tích tự nhiên có địa chất công trình tốt, cường độ chịu nén trên 2kg/cm2. Một số khu vực bên dưới tầng đất mặt có tầng đá dày hiện đang khai thác đá xây dựng, phân bố ở các xã: Xuân Thạnh, Quang Trung, Gia Kiệm.

2.1.1.3. Khí hậu và thủy văn.

Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, ít gió bão, một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Các đặc điểm khí hậu chủ yếu như sau:

- Nắng nhiều: trung bình 2.600 - 2.700 giờ/năm, 6 - 7 giờ/ngày, nhiệt độ bình quân cao đều trong năm: 250C - 260C, rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và tăng vụ cũng như nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa.

- Lượng mưa lớn (bình quân 2.139 mm/năm) nhưng phân hóa sâu sắc theo mùa, trong đó: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng lượng mưa cả năm.

- Lượng bốc hơi trung bình 1.100 - 1.400 mm/năm, mùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64 - 67% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mất cân đối về chế độ ẩm trong mùa khô, nhất là các tháng cuối mùa.

- Hầu như không có giá lạnh và rất ít thiên tai, tạo lợi thế cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng lâu năm như: cao su, điều, cây ăn quả. Riêng đối với cây hàng năm thì bị hạn chế nước tưới vào mùa khô nhưng nếu đầu tư đủ nước tưới thì sản xuất trong mùa này thường cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn so với sản xuất vào mùa mưa.

Mạng lưới sông, suối trong phạm vi huyện có mật độ khá dày và phân bố tương đối đều, nhưng phần lớn là dốc và ngắn. Các hệ thống sông, suối lớn như sông Nhạn phân bố ở khu vực phía Nam huyện (xã Lộ 25), suối Gia Rung phân bố ở khu vực phía Đông các xã Gia Tân 1 và suối Gia Đức phân bố ở khu vực xã Quang Trung,… có lưu lượng dòng chảy khác nhưng chênh lệch rất lớn giữa mùa mưa và mùa khô, còn lại các nhánh suối nhỏ khác thường là cạn kiệt vào mùa khô.

2.1.2.Điều kiện kinh tế- xã hội huyện Thống Nhất.

2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế.

- Kinh tế liên tục phát triển trong thời gian dài với tốc tăng trưởng cao, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy thế mạnh của từng ngành, từng khu vực theo xu thế Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa. Ngành dịch vụ đã phát huy được lợi thế và thực sự là ngành động lực trong phát triển kinh tế của Huyện.

- Khu vực dịch vụ - du lịch phát triển khá toàn diện về dịch vụ, thương mại, giao thông - vận tải, nhưng do đặc thù của khu vực này và những hạn chế trong phạm vi kinh tế huyện nên mặc dù đã đạt tốc độ tăng trưởng toàn khu vực cao, nhưng chưa đồng đều giữa các ngành và tiềm năng phát triển còn khá lớn, đây còn là cơ hội để duy trì tăng trưởng với tốc độ cao trong tương lai.

-Ngành chăn nuôi đã tạo được đột phá lớn về phát huy lợi thế vị trí địa lý, nội lực và trình độ của người dân vào phát triển mạnh mẽ chăn nuôi trang trại một cách hiệu quả cao và khá bền vững.

- Ngành công nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, phát huy được lợi thế về nguyên liệu, nguồn lực của người dân địa phương; xây dựng quy hoạch các khu cụm công nghiệp tạo cơ sở cho thu hút mạnh mẽ đầu tư phát triển công nghiệp vào những giai đoạn tiếp theo. (phụ lục 2.2)

2.1.2.2. Đặc điểm xã hội.

- Đặc điểm cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư đúng hướng, cơ bản đã hoàn thành các hạng mục xây dựng khu trung tâm hành chính Huyện (Trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, thư viên, Trung tâm y tế dự phòng,..).

+ Trong đầu tư phát triển, lĩnh vực mang lại hiệu quả cao nhất là đầu tư các trang trại phát triển chăn nuôi theo dự án LIFSAP, kế đến là cho mảng dịch vụ như vận tải và thương mại, chuyển đổi một số mô hình sản xuất trồng trọt, ổn định được các vùng chuyên canh.

+ Huy động vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp; huyện đã quy hoạch 03 khu công nghiệp (Dầu Giây, Gia Kiệm, Dofico-Lộ 25), trong đó khu công nghiệp Dầu Giây đã có 11 dự án đầu tư; 02 cụm công nghiệp (Hưng Lộc, Quang Trung) đã hoàn thành thủ tục đầu tư đang triển khai thực hiện và trong tương lai sẽ phát triển mạnh về công nghiệp.

- Đặc điểm lao động: Lao động trong độ tuổi trên địa bàn huyện tăng từ 89.936 người năm 2012 lên 94.857 người năm 2014. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc doanh trên địa bàn Huyện tăng từ 73.087 người lên 78.239 người, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm được 1.717 người. (phụ lục 2.3)

- Đặc điểm giáo dục và Đào tạo:

Phát triển về quy mô, chất lượng, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực;hiện nay, ở các xã đều có đủ loại hình trường lớp đáp ứng yêu cầu dạy và học, các chỉ tiêu về giáo dục đều đạt Nghị quyết đề ra; công tác đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch, đến nay đã có 17 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 29,3% tổng số trường toàn huyện. (phụ lục 2.4)

- Đặc điểm Y tế và bảo vệ sức khoẻ:

Huyện đã chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trạm y tế. Đã xây dựng bệnh viện Huyện, tổng số giường bệnh toàn huyện là 205 giườngbệnh; các trạm y tế đều có bác sĩ biên chế, bình quân có 2,5 bác sĩ/ vạn dân. (phụ lục 2.5)

- Đặc điểm văn hóa, thể dục - thể thao, thông tin:

Tư tưởng, đạo đức và lối sống, lĩnh vực của văn hóa đã có chuyển biến tích cực. Cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày càng được đẩy mạnh, đi vào chiều sâu và đạt nhiều kết quả quan trọng. Các thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở được đầu tư, nâng cấp, xây mới theo chuẩn, gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới” từng bước đi vào chiều sâu, tác động tích cực đến đời sống chính trị xã hội. (số liệu chi tiết cụ thể phụ lục 2.6)

- Quốc phòng- an ninh:

Nhiệm vụ QP-AN được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, củng cố nâng lên về chất lượng hoạt động; an ninh chính trị và trật tự xã hội ổn định, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH trên địa bàn Huyện.

- Các chính sách xã hội: được quan tâm thường xuyên và triển khai ngày càng chặt chẽ và đi vào chiều sâu. Huyện đã tập trung chi trả, hỗ trợ, thăm hỏi và tặng quà, xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ cho các đối tượng người có công và bảo trợ xã hội. “Công tác giảm nghèo được thực hiện tốt, hiện chỉ còn 1271 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,3% số hộ trên toàn địa bàn huyện” [37].

2.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Thống Nhất.

2.2.1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính.

Đến nay toàn Huyện đã có bản đồ địa chính với 315 tờ bản đồ ở dạng số (tính đến 31/12/2010), khuôn dạng dữ liệu MicroStation (*.dgn), thuộc tính các thửa đất được nhập trên phần mềm Famis do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp. Bản đồ địa chính được thành lập bằng phương pháp toàn đạc kết hợp ảnh máy bay và phương pháp toàn đạc kết hợp công nghệ bản đồ số. Bản đồ địa chính cấp xã được lập ở các tỷ lệ: 1/500; 1/1000; 1/2000; 1/5000. Toàn bộ diện tích đã được đo đạc lập bản đồ địa chính, diện tích đo ở tỷ lệ 1/500 chiếm 0,2% diện tích, ở tỷ lệ 1/1000 chiếm 7,8%, ở tỷ lệ 1/2000 chiếm 59,7%, ở tỷ lệ 1/5000 chiếm 32,3%. Sổ mục kê

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí