Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - 2

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

BTB

: Điểm trung bình

CBBQL

: Cán bộ quản lý

CLB

: Câu lạc bộ

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CSVC

: Cơ sở vật chất

ĐH

: Đại học

DTTS

: Dân tộc thiểu số

DTVN

: Dân tộc Việt Nam

GDBSVHDT

: Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

GDHS

: Giáo dục học sinh

GDNGLL

: Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GDQD

: Giáo dục quốc dân

GD-TT

: Giáo dục - thể thao

GV

: Giáo viên

HĐNK

: Hoạt động ngoại khóa

HĐTNST

: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

HS

: Học sinh

LLGD

: Lực lượng giáo dục

MTSP

: Môi trường sư phạm

QL

: Quản lý

QLGD

: Quản lý giáo dục

THPT

: Trung học phổ thông

TN

: Thanh niên

XHHGD

: Xã hội hóa giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên năm học 2016-2017 41

Bảng 2.2a. Năm học 2015-2016 41

Bảng 2.2b. Năm học 2016-2017 42

Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về khái niệm BSVHDT 44

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về mục đích, ý nghĩa giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông 47

Bảng 2.5. Nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 49

Bảng 2.6. Thực trạng các phương pháp giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 51

Bảng 2.7. Thực trạng các con đường giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên 53

Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên 55

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện

Vị Xuyên 57

Bảng 2.10. Thực trạng việc chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên 60

Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên 62

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học huyện

Vị Xuyên 64

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 86

vi

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 88


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị truyền thống của các dân tộc là những vấn đề căn bản và cốt lõi, nền tảng nhất để làm nên nét riêng của mỗi dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (tháng 01 năm 2016) Đảng ta nhấn mạnh quan điểm, khẳng định đường lối phát triển văn hóa trong sự nghiệp xây dựng xã hội phát triển bền vững ở Việt Nam: “Xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” [41]. Văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Khẳng định vai trò của văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc, tương lai đất nước: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" [38], với mục đích “Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp” [38].

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 về công tác dân tộc, trong đó khẳng định: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc” [6]. Về chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, nghị định cũng đã nhấn mạnh: “Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các DTTS có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật” [6].

Học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đa số là con em đồng bào dân tộc tiểu số, số học sinh sinh sống ở vùng sâu, vùng xa ra thị

trấn trọ học chiếm đến 30%. Khi đi học, sống cuộc sống trọ học xa gia đình, phải tự lập các em có cơ hội mở rộng, giao tiếp và tiếp xúc với nhiều vấn đề của cuộc sống xã hội nên có sự hòa nhập, giao thoa. Nhiều học sinh đã có những ảnh hưởng tích cực trở nên mạnh dạn, chủ động, tự tin và có được những thành công trong học tập, cuộc sống, nhưng vẫn giữ được những nét riêng của truyền thống văn hóa, dân tộc mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những học sinh lại tự ti về truyền thống văn hóa của dân tộc mình như việc ngại sử dụng trang phục, ngại giao tiếp bằng tiếng nói dân tộc mình, thích trang phục thời trang hiện đại nên không còn yêu thích và quý trọng truyền thống văn hóa của dân tộc mình, thậm chí muốn rũ bỏ để tiếp cận văn hóa hiện đại.

Các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang ngoài nhiệm vụ thực hiện các nội dung giảng dạy và giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho học sinh lứa tuổi THPT các dân tộc trong huyện, tỉnh. Bên cạnh việc thực hiện các nội dung giáo dục theo chương trình quy định, các trường còn thực hiện nhiệm vụ chính trị là “đào tạo nguồn nhân lực và nguồn cán bộ cho địa phương”. Ngoài việc truyền thụ kiến thức văn hóa cho học sinh các trường luôn quan tâm đến công tác giáo dục bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, khơi gợi lòng tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, giúp các em phát triển tình yêu đối với quê hương, đất nước, coi đây là một nội dung quan trọng góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, việc giáo dục bảo tồn bản sắc văn hoá trong các nhà trường THPT trên địa bàn huyện Vị Xuyên hiện nay còn tồn tại những hạn chế nhất định chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn địa phương.

Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ quản lý giáo dục của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT các trường THPT huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Quá trình quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường THPT

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT

4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

4.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

5. Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện tuy nhiên hiệu quả chưa cao, điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý HĐGDBSVHDT cho học sinh theo hướng phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, đa dạng hóa các hình thức giáo dục, phối hợp kết hợp các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục một cách phù hợp và khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục BSVHDT cho học sinh, góp phần thực hiện có

hiệu quả chủ trương của Đảng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐGDBSVHDT trong ngôn ngữ, trang phục, văn hóa ẩm thực và các trò chơi dân gian dân tộc đối với học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

6.2. Giới hạn về khách thể điều tra

Đề tài tiến hành điều tra khảo sát trên 06 CBQL cấp trường; 54 GV, 200 học sinh của 02 trường THPT: trường THPT Việt Lâm và trường THPT Vị Xuyên thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ 10/2016 đến 8/2017. Số liệu khảo sát lấy từ năm học 2015 - 2016.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích các quan điểm lý luận thể hiện trong các văn kiện của Đảng, văn bản của Chính phủ, văn bản của Bộ GD&ĐT, nghiên cứu tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu trên sách, báo chí, các tài liệu chuyên môn liên quan đến nội dung đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục BSVHDT cho học sinh. Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh để thu thập thông tin nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động ngoại khóa trên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm,... để từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp GDBSVHDT cho phù hợp với học sinh.

7.2.3. Phương pháp đàm thoại

Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh để tìm hiểu nhận về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục BSVHDT cho học sinh, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia

Gặp trực tiếp các nhà QLGD và những giáo viên có kinh nghiệm xin ý kiến, trao đổi về vấn đề giáo dục BSVHDT và khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất.

7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng công thức toán thống kê để xử lý số liệu (số lượng, tỉ lệ %, điểm TB) đã thu được và rút ra từ các số liệu nghiên cứu.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông.

Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí