Quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Hà Nội - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU



TT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1.

Mô tả mẫu điều tra

47


2


Bảng 3.1.

Đánh giá của khách về hoạt động trưng bày hiện vật

tại Văn Miếu Quốc Tử Giám chia theo đối tượng khách du lịch


65

3

Bảng 3.2.

Đánh giá của khách về hoạt động trưng bày hiện vật

tại cụm di tíc

67

4

Bảng 3.3.

Đánh giá của khách về hoạt động hướng dẫn tham

quan tại di tích

69

5

Bảng 3.4.

Đánh giá của khách về hoạt động lễ hội tại di tích

71

6

Bảng 3.5.

Đánh giá của khách về hoạt động biểu diễn nghệ

thuật tại di tích

74

7

Bảng 3.6.

Đánh giá của khách về hoạt động bán hàng lưu niệm

tại di tích

76

8

Bảng 3.7.

Đánh giá của khách về hoạt động biểu diễn nghệ

thuật tại di tích

77

9

Bảng 3.8.

Đánh giá của du khách về cảm nhận khi tới di tích

78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Hà Nội - 2


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ



TT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch của đơn vị

quản lý di tích

27

2

Hình 2.1

Mô hình nghiên cứu của luận văn

43

3

Hình 3.1

Biểu đồ số lượng khách du lịch đến với di tích Văn

Miếu Quốc Tử Giám giai đoạn 6/2016 – 6/2019

55

4

Hình 3.2

Biểu đồ số lượng khách du lịch đến với Văn Miếu

Quốc Tử Giám theo tháng năm 2018

56

5

Hình 3.3

Phân công quản lý di tích trên địa bàn Hà Nội

58

6

Hình 3.4

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cấp đơn vị di tích

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

59

7

Hình 3.5

Số lượng cán bộ nhân viên tại Trung tâm hoạt động

Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám

60

8

Hình 3.6

Tỷ lệ mong muốn tham gia lễ hội tại Văn Miếu –

Quốc Tử Giám

72


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế, xã hội càng phát triển thì con người càng quan tâm tới các hoạt động dịch vụ và du lịch trở nên là một nhu cầu không thể thiếu của mọi người dân trên thế giới. Khi cuộc sống vượt ra khỏi những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở thì con người luôn có xu hướng tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh nhất là những giá trị văn hoá, lịch sử không chỉ ở nơi mình sinh sống để làm giàu có hơn hiểu biết. Vì thế, hoạt động du lịch ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng mang lại giá trị lớn cho nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Với một quốc gia giàu truyền thống dân tộc, văn hoá đa dạng, phong phú và bề dày lịch sử dáng tự hào, Việt Nam có thể khai thác được rất nhiều hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá. Phát triển hoạt động du lịch còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế xã hội, là điểm thu hút sự quan tâm của thế giới và từ đó thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội đất nước. Ở mỗi điểm di tích lịch sử văn hoá, các hoạt động du lịch được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau như tham quan, hướng dẫn thông tin, tái hiện văn hoá lịch sử, tổ chức lễ hội, bán hàng lưu niệm… nhằm mục đích giúp du khách cảm nhận rõ nét nhất về văn hoá – lịch sử nơi này, đồng thời đáp ứng những nhu cầu, mong muốn khác của du khách về nghỉ ngơi, giải trí, lưu giữ kỷ niệm… Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch còn tạo ra các nguồn thu để bảo tồn, trùng tu, phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hoá. Muốn đạt được đầy đủ các mục đích trên, hoạt động du lịch tại các điểm di tích lịch sử văn hoá cần phải được quản lý chặt chẽ.

Khi ngành du lịch phát triển, lượng khách du lịch ngày càng tăng lên ở các điểm di tích lịch sử văn hoá thì quản lý các hoạt động du lịch càng trở nên cấp thiết. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các hoạt động du lịch được thực hiện một cách hiệu quả trong điều kiện địa điểm, không gian, thời gian đặc thù nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Hoạt động quản lý phải đảm bảo tính thống nhất, được


thực hiện “bài bản” mới tránh được sự lộn xộn, những vấn đề gây ảnh hưởng xấu tới sự cảm nhận, hưởng thụ và tâm lý của du khách. Nói cách khác, quản lý hoạt động du lịch là hướng tới đảm bảo sự hài lòng của khách hàng đối với các hoạt động du lịch nhất là ở các điểm di tích lịch sử văn hoá.

Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với rất nhiều danh lam thắng cảnh. Trong đó có di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là một trong những biểu tượng của Hà Nội. Chính vì vậy, nơi đây hàng ngày đón rất nhiều lượt khách ghé thăm. Đây là cũng là di tích lịch sử văn hoá lâu đời, được chính quyền thành phố quan tâm đặc biệt. Nhưng đến nay, việc tổ chức các hoạt động du lịch tại đây vẫn còn những bất cập. Các hoạt động cung ứng dịch vụ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đôi lúc còn chưa phù hợp về nội dung và quy trình tổ chức, chưa đảm bảo được nguyên tắc bảo tồn và khai thác. Những hạn chế đó liên quan đến việc quản lý hoạt động du lịch của cơ quan hữu quan. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần thiết phải có nghiên cứu sâu sắc để đánh giá công tác quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tìm ra những hạn chế và từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhất nhằm phát triển hoạt động du lịch tại khu di tích đặc biệt này. Với lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Hà Nội” làm luận văn nhằm góp phần vào việc tìm giải pháp quản lý để khai thác hết tiềm năng cũng như khắc phục những hạn chế còn tồi tại đưa Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành điểm đến được đánh giá cao về sự hài lòng của khách hàng và đưa kinh tế du lịch của thành phố Hà Nội ngày càng phát triển.

Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cần làm gì để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động du lịch tại điểm di tích này trong thời gian tới

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá và phân tích thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử


Giám – Hà Nội, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động du lịch tại đây.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động du lịch tại các điểm di tích lịch sử văn hoá.

- Phân tích thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong những năm qua, từ đó rút ra những thành công và những hạn chế.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu trên cơ sở giải quyết các vấn đề hạn chế đã tìm ra trong quá trình nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội

+ Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 đến năm 2018.

+ Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào công tác quản lý hoạt động du lịch tại di tích lịch sử văn hoá bao gồm: xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổ chức hoạt động du lịch, xây dựng bộ máy quản lý hoạt động du lịch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát việc tổ chức hoạt động du lịch.

+ Chủ thể quản lý là Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

4. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận văn gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá


Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội

Chương 4: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay, du lịch được coi là ngành dịch vụ mũi nhọn ở rất nhiều tỉnh thành. Chính vì vậy, ngành “công nghiệp không khói” luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của không chỉ các nhà nghiên cứu mà còn cả các nhà quản lý ở nhiều cấp khác nhau. Để phát triển ngành dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận, điều quan trọng phải quản lý được các hoạt động diễn ra trong ngành. Có rất nhiều nghiên cứu về quản lý hoạt động du lịch với những tiếp cận khác nhau, cụ thể như:

Công trình nghiên cứu khoa học của Vụ pháp chế - Tổng cục Du lịch do Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Vân (2010) làm chủ nhiệm với đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực du lịch”. Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng pháp luật trong lĩnh vực du lịch và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch dưới góc độ quản lý nhà nước;

Rất nhiều công trình nghiên cứu khác về công tác quản lý hoạt động du lịch của Nhà nước như của Nguyễn Minh Đức (2007) về "Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Tác phẩm đã đặt vấn đề nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh. Tác giả phân tích thực trạng trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để chỉ ra những đặc trưng của hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La. Từ đó, đánh giá và đề xuất các giải pháp phù hợp cho tỉnh trong phát triển hoạt động du lịch.

Trần Xuân Ảnh (2007), "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch" lại tiếp cận du lịch bằng khía cạnh thị trường. Công tác quản lý nhà nước về du lịch là một trong những công tác quản lý thị trường một ngành dịch vụ nhất định. Từ đó, hoạt động quản lý Nhà nước được phân tích xoay quanh đối tượng nghiên cứu với những giải pháp khá chung, không thể hiện đặc thù địa phương.


Như vậy, các tài liệu thường xoay quanh công tác quản lý Nhà nước về du lịch hay công tác quản lý của công ty khai thác du lịch. Mặc dù, tiếp cận vấn đề ở khía cạnh riêng nhưng các tài liệu cũng đã đặt ra cơ sở nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động du lịch làm nền tảng cho việc xây dựng những khung khổ lý luận cơ bản.

Mặc dù số lượng các điểm DTLSVH ở Việt Nam rất lớn nhưng các công trình nghiên cứu riêng về quản lý hoạt động du lịch tại các DTLSVH lại không nhiều.

Hạ Thị Ngọc Hà (2017) đã nghiên cứu về “Quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã xây dựng một khung khổ lý luận khá đầy đủ về quản lý hoạt động du lịch. Không chỉ vậy, luận văn còn có giá trị thực tiễn khi phân tích, đánh giá công tác quản lý hoạt động du lịch ở Hương Sơn. Ở đây, tác giả cũng chỉ ra các cấp quản lý đối với hoạt động du lịch tại các di tích văn hoá và vai trò quan trọng của Ban quản lý di tích cũng như các cơ quan chức năng địa phương trong quản lý hoạt động du lịch ở một điểm DTLSVH.

Đỗ Hồng Thủy (2014) lại nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về bảo tồn khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” với tiếp cận về quản lý Nhà nước. Tác giả đã chỉ ra những đặc trưng của các khu bảo tồn di tích lịch sử và sự cần thiết phải quản lý các di tích trong khu bảo tồn để khai thác các giá trị văn hoá cũng như cung cấp dịch vụ tâm linh cho khách du lịch ở địa phương. Ngoài ra, luận văn còn phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong quản lý Nhà nước đối với các khu bảo tồn di tích lịch sử. Chủ thể quản lý được luận văn đề cập là các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh với những hoạt động quản lý Nhà nước đặc thù.

Trần Đức Nguyên (2015) chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trong cuốn “Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa”. Luận án không nghiên cứu theo tiếp cận kinh tế mà theo tiếp cận văn hoá. Vì vậy, toàn bộ nội dung của luận án tập trung vào công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hoá lâu đời, những kỹ thuật bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hoá của khu di tích và công tác quản lý không được nhìn nhận theo hướng quản lý hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023