Luật du lịch số 09/2017/QH14 đưa ra định nghĩa: “Hoạt động du lịch (HĐDL) là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch (KDDL), cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch” (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2017).
Do vậy, HĐDL có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, những lợi ích mà HĐDL đem lại rất to lớn, cụ thể như sau:
- Thông qua HĐDL, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc. Làm lành mạnh nền văn hóa địa phương, đổi mới truyền thống cổ xưa, phục hồi ngành nghề truyền thống, bảo vệ vùng sinh thái. Từ đó hiểu biết thêm những yếu tố văn minh của nhân loại nhằm nâng cao dân trí, tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong nhân dân... Điều này quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.
- HĐDL làm tăng khả năng lao động, trở thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó.
- HĐDL góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm, có nghĩa là làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Các HĐDL là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
- HĐDL đóng vai trò như một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh giao lưu quốc tế, giúp cho nhân dân các nước hiểu biết thêm về đất nước, con người, lịch sử truyền thống dân tộc, qua đó tranh thủ sự đoàn kết giúp đỡ của các nước.
- Ngoài ra HĐDL còn giúp cho việc khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc có hiệu quả, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên xã hội. Như vậy, HĐDL ở đây được tiếp cận bao gồm các dịch vụ trực tiếp và gián tiếp cho du lịch. Ở một chừng mực nhất định, HĐDL có thể được coi đồng nghĩa với khái niệm ngành du lịch.
Như vậy hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Hà Nội - 1
- Quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Hà Nội - 2
- Hoạt Động Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử Văn Hoá
- Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử Văn Hoá
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Hoạt Động Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử Văn Hoá
- Kinh Nghiệm Quản Lý Hoạt Động Du Lịch Tại Một Số Di Tích Lịch Sử Văn Hoá
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
- Hoạt động của khách du lịch: tại các di tích lịch sử văn hoá, khách du lịch có thể đến tham quan, thể hiện các lễ nghi tôn giáo, tham quan, tìm hiểu thông tin, tham gia các hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, tham gia lễ hội, mua sắm hàng lưu niệm.... Hoạt động thể hiện trách nhiệm về gìn giữ và bảo vệ di tích, với cộng đồng, môi trường..
- Hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch: nghiên cứu, khảo sát giá trị, sản phẩm của DTLSVH để phát triển sản phẩm của đơn vị kinh doanh du lịch (DTLSVH kết hợp với các điểm du lịch khác hình thành tuyến điểm trong chương trình du lịch). Phối hợp với đơn quản lý di tích tổ chức các hoạt động du lịch, cung cấp dịch vụ tại các di tích lịch sử văn hoá là trưng bày hiện vật, cung cấp thông tin, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt động cung cấp hàng lưu niệm, tổ chức lễ hội, hoạt động mô phỏng, cung cấp các dịch vụ du lịch khác. Tham gia đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị của DT, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tại DTSLVH.
- Hoạt động của đơn vị quản lý di tích: tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích phục vụ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan, bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch; Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an toàn cho khách du lịch, phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm du lịch. Các hoạt động phát huy giá trị của di tích chủ yếu là hoạt động trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức lễ hội, tổ chức bán hàng lưu niệm.
- Hoạt động của cộng đồng địa phương: tham gia bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Cộng đồng dân cư tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch; khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
1.2.3. Đặc trưng của hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá
Hoạt động du lịch tại các điểm di tích lịch sử có những đặc trưng riêng, đó là:
Thứ nhất, hoạt động du lịch phải gắn với bảo tồn di tích. Ngành du lịch và ngành văn hoá cần có sự phối hợp thường xuyên và lâu dài trong lĩnh vực nghiên cứu bảo tồn và khai thác các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh cũng như các làng nghề truyền thống, gắn liền với lễ hội, các vấn đề dân tộc học, khảo cổ học, môi trường và sinh thái. Như trên đã nói, di tích lịch sử vừa là đối tượng khai thác chủ yếu của du lịch vừa thực sự là nguồn lực lâu dài phục vụ cho ngành du lịch phát triển. Vì vậy nếu chỉ mình nhìn thấy lợi ích trước mắt, chỉ coi trọng vấn đề khai thác để thu lợi nhuận thì nguồn lực nào cũng sẽ cạn kiệt nhanh chóng. Cần phải có sự đầu tư thích đáng để vừa nghiên cứu khai thác vừa có sự bảo tồn và bản quản lâu dài vốn quý của dân tộc mà du lịch được thừa hưởng trực tiếp. Khắc phục tình trạng hiện nay nguồn thu từ du lịch khá lớn nhưng chủ yếu đầu tư vào khách sạn, nhà hàng là chưa thoả đáng, mà cần thiết phải có đầu tư vào việc nghiên cứu, bảo tồn và bảo quản các di tích, xây dựng các làng văn hoá bao gồm cả việc đầu tư để bảo tồn các sinh hoạt văn hoá truyền thống của cơ cấu làng xã truyền thống Việt Nam …
Thứ hai, các dịch vụ du lịch phải gắn với phong tục, tập quán, tình cảm địa phương. Hoạt động du lịch tại các điểm di tích lịch sử đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ trong khâu đào tạo bao gồm cả việc xây dựng lý luận chuyên ngành văn hoá du lịch, nhằm khắc phục tình trạng cán bộ du lịch chỉ thuần tuý về kỹ năng phục vụ du lịch, thiếu hiểu biết hoặc chưa hiểu đầy đủ về những vấn đề văn hoá, về lịch sử, về di tích. Cần thiết phải có sự phối hợp cụ thể và có nghiên cứu một cách nghiêm túc trên các lĩnh vực lịch sử, xã hội, văn hoá và môi trường. …. để xây dựng được các điểm, tuyến du lịch, vừa có địa hướng rõ ràng cho chương trình du lịch cụ thể, phù hợp với yêu cầu đối tượng cũng như thời gian, sở thích, tình cảm, phong tục, tập quán, …. Lấy đó làm điều kiện để quyết định những vấn đề xây dựng hạ tầng không phù hợp với điều kiện khai thác của hoạt động du lịch. Đặc biệt là khác phục tình trạng xâm phạm làm xuống cấp nhanh chóng các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật hay danh thắng do khai thác di tích thiếu khoa học.
1.2.4. Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá
1.2.4.1. Hoạt động trưng bày hiện vật
Hiện vật là những sản phẩm vật chất (bản gốc, bản sao, các yếu tố vật chất) có giá trị hoặc biểu hiện giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học của di tích. Hiện vật này được trưng bày đáp ứng theo yêu cầu về khoa học, nghệ thuật trưng bày hiện vật.
Trưng bày hiện vật trên cơ sở yếu tố không gian, thời gian, đối tượng, nội dung, hình thức. Các yếu tố cấu thành hoạt động trưng bày hiện vật thường bao gồm chủ đề, hình ảnh trưng bày, các nội dung trưng bày chính, quỹ thời gian tối thiểu tìm hiểu nội dung trưng bày, thời điểm, nội dung chi tiết, cơ cấu hiện vật trưng bày, chi phí, điều kiện và quy định thực hiện, duy trì hoạt động trưng bày.
Trưng bày hiện vật nhằm mục đích giới thiệu các giá trị của di tích nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ các giá trị của di tích lịch sử văn hoá. Tổ chức các hình thức, phương tiện để quan sát, chiêm ngưỡng hình ảnh, yếu tố biểu hiện giá trị của di tích lịch sử văn hoá.
1.2.4.2. Hoạt động hướng dẫn tham quan
Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch. Hướng dẫn tham quan là hoạt động hướng dẫn quan sát, xem xét và thuyết minh về đối tượng tham quan cho khách du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch. Thuyết minh viên là người thuyết minh tại chỗ cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
Để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn tham quan, đơn vị tổ chức phải khảo sát các giá trị của di tích lịch sử, viết thuyết minh, lập phương án thuyết minh, tổ chức khảo sát và thực hiện hoạt động thuyết minh.
Trong tổ chức các hoạt động hướng dẫn tham quan tại các di tích lịch sử văn hoá, tuỳ theo mối quan hệ giữa người hướng dẫn và khách tham quan, việc thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, và xem xét các mặt về dung lượng thông tin,
chất lượng thông tin, số lượng, giá trị về thông tin về các giá trị của di tích lịch sử văn hoá. Việc cung cấp thông tin có thể bằng hình thức truyền thống, hiện đại hoặc kết hợp. Hoạt động hướng dẫn tham quan ngoài việc cung cấp thông tin, hướng dẫn xem xét đối tượng tham quan thường kết hợp đưa ra các câu hỏi, trò chơi, lồng ghép nội dung giáo dục trách nhiệm của khách tham quan đối với di tích, cộng đồng, môi trường và xã hội.
1.2.4.3. Hoạt động bán hàng lưu niệm
Sản phẩm lưu niệm là yếu tố vật chất có thể biểu hiện các giá trị liên quan đến các giá trị của di tích lịch sử văn hoá qua chất liệu khác nhau, kiểu dáng thiết kế, giá trị sử dụng. Sản phẩm lưu niệm chủ yếu là sản phẩm của các làng nghề truyền thống. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống không những mang giá trị sử dụng mà còn có giá trị về mỹ thuật, giá trị triết học, tâm linh thể hiện tài nghệ, tâm tư, ước vọng của người làm ra chúng. Các sản phẩm lưu niệm khác như bưu ảnh, tranh ảnh, hàng hóa vật chất có giá trị cao ví dụ như đồng hồ, máy ảnh, các đĩa CD, DVD... không phải do làng nghề tạo ra cần xem xét thiết kế biểu hiện, chứa đựng nội dung liên quan đến giá trị của DTLSVH, văn hóa của cộng đồng.
Các yếu tố cấu thành nên giá trị của hàng lưu niệm sẽ thường bao gồm chủ đề, hình ảnh của hàng lưu niệm, các loại sản phẩm lưu niệm chính, thời gian sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, cơ cấu, chủng loại, chất lượng hàng lưu niệm, mức giá, địa điểm, thời điểm có thể mua hàng lưu niệm, quá trình mua hàng lưu niệm, các quy định về mua bán hàng lưu niệm.
Ngoài việc cung cấp thường xuyên hàng lưu niệm cho khách du lịch, nhà cung cấp có thể tổ chức các sự kiện liên quan đến các sản phẩm lưu niệm đặc trưng. Tổ chức đấu giá, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, các cửa hàng tự động, tổ chức cho khách tham gia sản xuất hàng lưu niệm.
1.2.4.4. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Các loại hình văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia do các nghệ nhân dân gian cùng với nhân dân sáng tạo, nuôi dưỡng, bảo tồn được nhiều làn điệu dân ca, điệu múa, bản nhạc, các loại nhạc cụ, các loại hình biểu diễn nghệ thuật nói chung.
Các loại hình nghệ thuật được duy trì thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa thường kỳ, định kỳ, chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp, các cuộc thi, liên hoan làm cơ sở lựa chọn để bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ du lịch. Những giá trị văn hoá nghệ thuật là những món ăn tinh thần của nhân dân, thể hiện giá trị thẩm mỹ, truyền thống và bản sắc văn hoá, tâm tư tình cảm, ước vọng của con người.
Các giá trị hoạt động văn hoá nghệ thuật có thể biểu hiện hoặc liên quan đến các giá trị của di tích. Các giá trị của di tích lịch sử có thể biểu hiện thông qua các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Để đáp ứng nhu cầu nhu cầu tìm hiểu giá trị của các di tích, các đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật liên quan. Các hoạt động biểu diễn văn hoá nghệ thuật được tổ chức theo một quy trình, nội dung, hình thức nhất định. Các yếu tố cấu thành hoạt động biểu diễn nghệ thuật bao gồm chủ đề, hình ảnh, nội dung chính, không gian, quỹ thời gian, thời điểm, nội dung chi tiết, cơ cấu chủng loại, quy định thực hiện, điều kiện tham gia hoạt động của khách du lịch.
Tổ chức cho khách trải nghiệm khác bao gồm được tham gia biểu diễn, khách làm quen với các dụng cụ, giao lưu với diễn viên...
1.2.4.5. Hoạt động lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau thời gian lao động vất vả. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những người có công với địa phương và với đất nước, có liên quan đến những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, ôn lại những giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện lịch sử văn hoá, kinh tế trọng đại của địa phương, của đất nước hoặc là những hoạt động vui chơi giải trí, là dịp để tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng.
Như vậy lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống có sức lôi cuốn đông người tham gia và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân và là tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách.
Lễ hội là tài nguyên du lịch nhân văn, là quốc hồn, quốc tuý của dân tộc. Lễ hội góp phần cùng với các tài nguyên nhân văn khác tạo ra những giá trị văn hoá đa dạng, phong phú, đặc sắc của mỗi vùng, mỗi quốc gia.
Các yếu tố cấu thành nên hoạt động lễ hội sẽ là những chủ đề, hình ảnh, nội dung chính, độ dài thời gian, thời điểm tổ chức, nội dung chi tiết, chi phí thực hiện, điều kiện và quy định thực hiện. Các giá trị của di tích lịch sử sẽ biểu hiện các yếu tố cấu thành nên lễ hội. Tổ chức cho khách tham gia vào nội dung chương trình phần lễ, phần hội của hoạt động lễ hội. Phần lễ có thể tổ chức cho khách cách dâng hương, cách khấn, cách thể hiện mong ước, cầu nguyện v.v. Phần hội có thể cho khách tham gia vào trò chơi, hội thi, làm quen với diễn viên, dụng cụ thi đấu...
1.2.4.6. Bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội
Bên cạnh tổ chức hoạt động du lịch cho khách, cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo đảm về tài nguyên thiên nhiên tại điểm du lịch. Cam kết không được ảnh hưởng hay tổn hại đến môi trường, cảnh quan tại điểm du lịch, không cho phép khách du lịch tự ý gây hại đến cảnh quan, hoặc tổ chức những hoạt động ảnh hưởng xấu đến điểm du lịch, làm mất vệ sinh môi trường và gây mất trật tự xã hội.
Để thực hiện được hoạt động quản lý này, cơ quan cần có một bộ phận quản lý trực tiếp về môi trường, quản lý và bảo tồn điểm du lịch. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm giám sát, theo dõi hành vi của khách đối với cơ sở hạ tầng cũng như cảnh quan tại địa điểm du lịch. Thực hiện các biện pháp xử phạt đối với những hành vi làm ảnh hưởng, tổn hại đến môi trường, cảnh quan cũng như làm mất trật tự xã hội tại điểm du lịch.
Cần có những quy chế hoặc quy định đối với khách du lịch nhằm đảm bảo được trật tự hay vệ sinh cũng như bảo tồn được điểm du lịch. Từ đó khách du lịch có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, giữ môi trường sạch đẹp, giữ trật tự xã hội trong khi khám phá điểm du lịch cũng như các hoạt động vui chơi giải trí tại điểm du lịch,
1.3. Quản lý hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá
1.3.1. Khái niệm
Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó. Từ “quản lý” trong tiếng Anh là “management”, dùng để chỉ quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn lực (nhân lực, tài chính, vật tư, tri thức và giá trị vô hình). Quản lý trong các tổ chức là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong nước và nước ngoài đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Mỗi góc độ tiếp cận đều cho chúng ta cái nhìn khác biệt, nhưng về cơ bản họ đều thừa nhận quản lý là hoạt động hướng dẫn, thúc đẩy để đạt các mục đích. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo Henry Fayol (1916) là người có đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận hiện đại đến nay, quan niệm rằng: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.
Các tác giả J.H Donnerlly, James Gibson và J.M.Ivancevich (1997) trong khi nhấn mạnh tới hiệu quả sự phối hợp của nhiều người, đã cho rằng: Quản lý là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác nhau để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ sẽ không thể nào đạt được.
Simon Hebrt (1997) thì cho rằng: quản lý là việc chỉ rõ cho mỗi người trong tổ chức cần đưa ra những quyết định gì và ảnh hưởng của những quyết định đó đối với những công việc mà người đó thực hiện.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều cách định nghĩa về quản lý, mỗi định nghĩa có cách tiếp cận một góc độ, phương diện khác nhau, cụ thể như: