Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Kết quả khảo sát được đánh giá với trị TB từ 1.84 đến 2.91 ở mức trung bình. (Min=1, Max=4). Trong đó, những nội dung đạt hiệu quả như:
“Nghiên cứu, sản xuất, cung cấp các thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp với người lớn” có X= 2.54 đứng cao nhất trong bảng, sau đó là “Đưa kết quả sử dụng học liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học làm một tiêu chuẩn xếp loại thi đua giáo
viên” có X = 2.44 và “Huy động mọi nguồn lực tài chính cần thiết, tập trung ưu tiên mua sắm thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học cho người lớn.
Bên cạnh đó, một số nội dung còn thực hiện hiệu quả còn thấp như: “Xác định hình thức học tập phù hợp với chương trình, đối tượng học tập và hoàn cảnh
địa phương; Kiểm tra việc sử dụng tài chính, phương tiện dạy học có đúng mục đích tạo cơ hội cho người học được học tập”.
Thực tế, việc bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học trong các TTGDNN - GDTX còn bấp cập. Một trong những nguyên thấy rõ nhất là, việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên trong việc sử dụng phương tiện dạy học, để tổ chức dạy học chưa thường xuyên, công tác động viên khen thưởng giáo viên thực hiện tốt việc sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, công tác quản lý việc sử dụng phương tiện dạy học chưa sâu sát, chưa quan tâm đến công tác kiểm tra, đánh giá và nhắc nhở giáo viên thực hiện. Trong đó, một số giáo viên chưa có ý thức cao trong việc sử dụng thiết bị dạy học mà vẫn theo lối mòn là dạy chay, ngại sử dụng phương tiện dạy học. Một số giáo viên còn hạn chế kỹ năng sử dụng thiết bị hiện đại trong giảng dạy như kỹ năng sử dụng máy tính, thiết bị dạy học trình chiếu… công tác quản lý thiết bị chưa chặt chẽ dẫn đến hư hỏng.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua được sự qua tâm của Sở GD&ĐT, của các cơ quan ban ngành, đặc biệt doanh nghiệp địa phương cùng đơn vị đã trang bị cho TTGDNN - GDTX một cơ ngơi nhà cửa khang trang. Tuy nhiên trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn hạn chề, như máy móc, vật dụng, đồ dùng thí nghiệm, trực quan còn thiếu. Chính vì vậy một trong những trọng tâm của công tác quản lý của TTGDNN - GDTX là phải củng cố, tăng cường sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, giúp cho học viên chiếm lĩnh được tri thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và hứng thú hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình nhận thức và khả năng phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, từ đó mới thúc đẩy học viên tự học, học nhóm, học liên môn có hiệu quả hơn.
2.4.9. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học viên ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá về kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên
và hoạt động học tập của học viên ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng
Nội dung | Kết quả thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||
Chưa đạt yêu cầu | Trung bình | Khá | Tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Xác định mục tiêu, tiêu chí kiểm tra dạy học trên các đối tượng học sinh | 20 | 15.6 | 3 | 6.7 | 14 | 31.1 | 7 | 44.4 | 2.13 | 4 |
2 | Tổ chức bộ máy kiểm tra có tính đến các lực lượng xã hội giúp người dạy và học vận dụng kiến thức vào xã hội | 7 | 35.6 | 8 | 17.8 | 14 | 31.1 | 16 | 15.6 | 2.87 | 1 |
3 | Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá theo hướng nhấn mạnh đến hình thành phương pháp tự học, thực tiễn | 19 | 20.0 | 2 | 4.4 | 14 | 31.1 | 9 | 42.2 | 2.24 | 2 |
4 | Xây dựng chuẩn năng lực của người học | 20 | 13.3 | 4 | 8.9 | 15 | 33.3 | 6 | 44.4 | 2.16 | 3 |
5 | Gắn việc ra đề thi với thực tiễn địa phương | 20 | 6.7 | 8 | 17.8 | 14 | 31.1 | 3 | 44.4 | 2.00 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Ở Trung Tâm Gdnn- Gdtx Cấp Huyện Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Cho Người Lớn Ở Các Trung Tâm Gdnn-Gdtx Cấp Huyện Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp Và Các Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Ở Trung Tâm Gdnn- Gdtx Cấp Huyện Tỉnh Cao Bằng
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Cho Người Lớn Ở Các Trung Tâm Gdnn-Gdtx Cấp Huyện, Tỉnh Cao Bằng
- Quản Lý Hoạt Động Học Và Tự Học Của Học Viên Theo Hướng Phân Hóa Người Học
- Khảo Nghiệm Sự Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Các công việc kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV hiện nay đạt điểm trung bình đánh giá 2.00< X <2.87. Nội dung kiểm tra được CBQL, GV đánh giá cao nhất là “Tổ chức bộ máy kiểm tra có tính đến các lực lượng xã hội giúp người dạy
và học vận dụng kiến thức vào xã hội” có điểm trung bình X = 2.87. Nội dung thứ 2 là “Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá theo hướng nhấn mạnh đến hình thành phương pháp tự học, thực tiễn” có điểm trung bình X = 2.24. Thực tế cho thấy, đối với
giáo viên, việc kiểm tra được tiến hành bằng kiểm tra giờ dạy, giáo án, kế hoạch
dạy học, sổ ghi đầu bài, kết quả dạy học của giáo viên.
Bên cạnh đó, một số nội dung còn hạn chế như: “Gắn việc ra đề thi với thực tiễn địa phương; Xác định mục tiêu, tiêu chí kiểm tra dạy học trên các đối tượng học sinh”.
2.4.10. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng
Bảng 2.17: Ý kiến đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng
Yếu tố ảnh hưởng | Mức độ ảnh hưởng | X | Thứ bậc | ||||||||
Không ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Rất ảnh hưởng | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Về chủ trương chính sách, cơ chế quản lý của nhà nước với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên | 8 | 17.8 | 4 | 8.9 | 16 | 35.6 | 16 | 17.8 | 2.84 | 5 |
2 | Tác động của sự phát triển khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay và sự áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại vào quản lý, kinh tế, xã hội | 0 | 0.0 | 13 | 28.9 | 8 | 17.8 | 23 | 0 | 3.16 | 4 |
3 | Chất lượng đội ngũ giáo viên | 0 | 0.0 | 5 | 11.1 | 15 | 33.3 | 25 | 0 | 3.44 | 2 |
4 | Phẩm chất năng lực của lãnh đạo Trung tâm GDNN - GDTX | 0 | 0.0 | 3 | 6.7 | 10 | 22.2 | 30 | 0 | 3.47 | 1 |
5 | Yếu tố thuộc về môi trường Trung tâm GDNN - GDTX | 0 | 0.0 | 10 | 22.2 | 10 | 22.2 | 24 | 0 | 3.24 | 3 |
Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố trên đều ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy cho người lớn tuổi ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng là “Phẩm chất năng lực của lãnh đạo Trung tâm GDNN - GDTX” có X =3.47 (ảnh hưởng và rất ảnh hưởng). Sau đó là “Chất lượng đội ngũ giáo viên” có X =3.44. Các nguyên nhân
về Yếu tố thuộc về môi trường Trung tâm GDNN - GDTX; Tác động của sự phát
triển khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay và sự áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại vào quản lý, kinh tế, xã hội; Về chủ trương chính sách, cơ chế quản lý của nhà nước với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cũng ảnh hưởng lớn thực trạng quản lý.
Kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để xây dựng biện pháp thực hiện ở chương 3 của đề tài.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐDH cho người lớn ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng
2.5.1. Ưu điểm, nguyên nhân
Ưu điểm: Qua nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng cho thấy những mặt mạnh như sau:
Hệ thống các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện của tỉnh Cao Bằng bước đầu đã được quan tâm đầu tư phát triển của các cơ quan quản lý cấp trên, thể hiện ở những thành quả đã đạt được về quy hoạch mạng lưới và xây dựng các trung tâm.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm nhận thức rõ về vai trò của hoạt động dạy học cho người lớn ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, đây sẽ là nguồn tuyển sinh dồi dào cho các trung tâm. Chính vì vậy hiện nay các trung tâm đang từng bước xây dựng mối liên hệ mật thiết với địa phương để nắm bắt nhanh chóng, kịp thời các nguồn thông tin về tình hình phát triển KT-XH của địa phương, về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu học tập nâng cao trình độ của người dân.
Một số trung tâm GDNN- GDTX đã chủ động tổ chức các hoạt động giáo dục cho mọi đối tượng người dân trên cơ sở tận dụng những lợi thế các chức năng, nhiệm vụ của mình để góp phần xây dựng xã hội học tập.
Nề nếp giảng dạy của giáo viên và học tập của HV tại các trung tâm luôn luôn được đội ngũ lãnh đạo quan tâm theo dõi chỉ đạo, kiểm tra xem đó là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục, làm nền tảng cho sự phát triển của các trung tâm. Phần lớn giáo viên giảng dạy tại các trung tâm an tâm công tác, nhiệt tình, trách nhiệm và có tâm huyết giảng dạy đối với đối tượng HV Trung tâm GDNN-GDTX.
Nguyên nhân: Nguyên nhân những mặt mạnh của quản lý dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX theo cấp huyện tỉnh Cao Bằng trước hết xuất phát từ những chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng xã hội học tập. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các nguồn thông tin phục vụ cho dạy học; chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, chủ trương về mở rộng hợp tác quốc tế trong giáo dục là nhân tố tích cực, tạo điều kiện cho dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX.
Thiết bị dạy học nói riêng cũng như CSVC nói chung đã được UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở LĐ-TB&XH cấp huyện tỉnh Cao Bằng quan tâm đầu tư để phụ vụ cho công tác giảng dạy. Môi trường giáo dục tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện.
2.5.2. Hạn chế, nguyên nhân
Hạn chế: Trong những năm qua quản lý dạy học ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng vẫn còn những bất cập đó là:
Đội ngũ giáo viên các trung tâm còn thiếu về số lượng, giáo viên có kinh nghiệm mũi nhọn còn ít, chất lượng giáo viên không đồng bộ. Một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thực sự cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhiều người vẫn quan tâm nhiều đến việc dạy học bằng phương pháp thuyết trình, không chủ động khai thác vốn kinh nghiệm, vốn sống của người học trong quá trình dạy học.
Nguồn học viên đa dạng, không đồng đều, chênh lệch về tuổi tác, trình độ, tâm lý và hoàn cảnh cuộc sống khá phức tạp, vừa đi làm vừa đi học, thời gian đầu tư học tập rất hạn chế. Chất lượng đầu vào thấp, kỹ năng hình thành phương pháp
tự học, tự bồi dưỡng còn ít, chưa phát huy được vai trò của mình với xã hội và học tập suốt đời.
Chương trình, nội dung hoạt động dạy học cho người lớn còn thụ động, còn ít các chuyên đề chuyên sâu gắn với thực tiễn địa phương và phù hợp với người học. Sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với chương trình dạy học tại các trung tâm GDNN- GDTX còn chưa đáng kể.
Công tác chuẩn bị giáo án, bài giảng lên lớp của giáo viên chưa được tiến hành nghiêm túc. Một số giáo viên có thâm niên lâu năm thường không tiến hành các hoạt động chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp.
Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên còn diễn ra hết sức sơ sài, qua loa. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học cho người lớn nói chung và chất lượng đầu ra của các trung tâm GDNN- GDTX nói riêng.
Xây dựng mối quan hệ giữa Trung tâm GDNN-GDTX (cơ sở giáo dục) với các cơ sở giáo dục, thị trường lao động ở Trung tâm GDNN-GDTX còn ít, chưa tạo dựng được các mối quan hệ thân thiết.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị một số trung tâm còn thiếu, chưa đồng bộ, cũ nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, nhất là CSVC phục vụ cho dạy hướng nghiệp và dạy nghề. Quản lý khai thác, sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả còn thấp. Nguồn tài chính của các trung tâm chủ yếu là do người học đóng góp, mức thu học phí hiện nay do nhà nước quy định cho các trung tâm không còn phù hợp, thu không đủ chi cho các hoạt động của trung tâm.
Tình hình về đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Trình độ dân trí (nhất là vùng miền núi) chưa cao, điều kiện kinh tế, việc làm, đời sống người dân chưa thực sự ổn định nên việc đầu tư vào việc học tập còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân:
Thứ nhất, do nhận thức chưa sâu sắc của cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về học tập tại TTGDNN - GDTX. Một số cán bộ quản lý còn chưa sát sao trong
việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm, còn có những hạn chế về kinh nghiệm, sự năng động, chưa có biện pháp tích cực trong đổi mới phong cách quản lý nhằm đáp ứng với yêu cầu dạy học xóa mù chữ, giáo dục nghề nghiệp cho người học.
Thứ hai, chưa đa dạng hóa, xã hội hóa người dạy tại các trung tâm; chưa tạo điều kiện cho người học học các chuyên đề chuyên sâu phục vụ nhu cầu xã hội; chưa tạo ra sự phù hợp giữa người dạy - người học - nội dung chương trình để đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập.
Thứ ba, việc tổ chức khảo sát nhu cầu người học để tạo điều kiện cho người dạy dạy sát đối tượng còn hạn chế. Học viên chưa hình thành đúng đắn động cơ, thái độ, nhu cầu học tập suốt đời cho mình.
Thứ tư, việc rà soát, cập nhật bổ sung, điều chỉnh chương trình, nội dung dạy học cho người lớn đáp ứng nhu cầu địa phương và người học chưa được tiến hành thường xuyên. Nội dung dạy học chưa thực sự sát với từng loại đối tượng và vùng miền.
Thứ năm, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên còn chưa gắn với mục tiêu, tiêu chí kiểm tra đánh giá theo hướng xã hội học tập. Việc xây dựng ngân hàng đề thi, ra đề thi gắn với địa phương, phù hợp với thực tiễn địa phương còn ít.
Thứ sáu, phối hợp giữa Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (cơ sở giáo dục) với các cơ sở giáo dục, thị trường lao động ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên chưa thường xuyên.
Thứ bẩy, CSVC và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động dạy học còn thiếu thốn, chưa có phòng dạy nghề đạt chuẩn. Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục của các trung tâm còn hạn hẹp, cơ chế chính sách đối với người dạy và người học nhằn đáp ứng yêu cầu dạy học tăng cường tính thực hành chưa thỏa đáng, vì vậy chưa khuyến khích đông đảo đội ngũ chuyên gia, giáo viên giỏi, có tay nghề cao tham gia giảng dạy.