Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS 36

Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua 37

Bảng 2.4: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua 38

Bảng 2.5: Đội ngũ GV THCS 3 năm qua 39

Bảng 2.6: Nhận thức của CBGV về tầm quan trọng của công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS 41

Bảng 2.7: Nhận thức của CBGV về mục tiêu GDMT thông qua HĐTN cho học sinh 42

Bảng 2.8: Nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường và BVMT 45

Bảng 2.9: Thái độ của học sinh đối với những hành động có tác động đến môi trường 48

Bảng 2.10: Thực trạng xác định các nội dung GDMT thông qua HĐTN cho học sinh của giáo viên 50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Bảng 2.11: Nhận thức của CBGV về các hình thức GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS 52

Bảng 2.12: Thực trạng mức độ và hiệu quả tổ chức GDMT thông qua HĐTN cho học sinh các trường THCS thị xã Quảng Yên 54

Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 2.13: Mức độ phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng trong việc GDMT thông qua HĐTN 57

Bảng 2.14: Thực trạng việc kế hoạch hóa công tác GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 58

Bảng 2.15: Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 60

Bảng 2.16: Thực trạng chỉ đạo GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 62

Bảng 2.17: Thực trạng kiểm tra đánh giá GDMT thông qua HĐTN cho học sinh 63

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 85

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1: Mức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 86


Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ các chức năng quản lý 10

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hệ thống quản lý giáo dục 12

Sơ đồ 1.3: Các phương pháp giáo dục môi trường 23

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật đã đem lại rất nhiều lợi ích to lớn cho con người. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại thì vấn đề ô nhiễm môi trường (MT) cũng nổi lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Cùng với sự phát triển kinh tế ồ ạt, dưới tác động của khoa học - kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh, con người đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tàn phá MT, gây nên những tác động nặng nề đến môi trường trên nhiều phương diện. Có thể nói, MT ngày nay đang thực sự lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu và trở thành nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của xã hội loài người trong tương lai. Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đều do tác động của con người. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ MT cũng như trang bị kiến thức về bảo vệ MT cho thế hệ trẻ là điều cấp thiết.

Ở Việt nam, vấn đề ô nhiễm MT cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng đòi hỏi cần phải có sự hợp tác rộng rãi trên nhiều phương diện của tất cả các tổ chức, cá nhân và của cả cộng đồng để bảo vệ MT - cái nôi sinh thành của nhân loại. Từ đó có thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nghĩa là thoả mãn những nhu cầu trong hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Từ hàng chục năm nay, chúng ta bằng cách này hay cách khác, bằng con đường này hay con đường khác, đã cố gắng bảo vệ MT, song kết quả còn nhiều hạn chế. Có lẽ, chính thực trạng ô nhiễm MT hiện nay buộc chúng ta phải có nhiều cách làm mới, nghĩa là chúng ta không thể chỉ dừng lại ở mức độ bảo vệ MT về mặt kĩ thuật mà phải đặt ra vấn đề đạo lí, ý thức trách nhiệm và tình cảm vì môi trường, bởi vì ý thức và tình cảm vì MT sẽ giúp con người tự giác, tích cực bảo vệ MT bằng mọi cách, coi đó là đạo lí, là lương tâm của mình. Để đạt được điều này, chúng ta phải thực hiện hàng loạt các biện pháp phức tạp,

trong đó, giáo dục môi trường (GDMT) được coi là biện pháp có hiệu quả nhất. Chính thông qua GDMT sẽ cung cấp cho mỗi cá nhân một năng lực biết suy xét và xử lí thông tin dựa trên các khía cạnh sinh thái, xã hội, thẩm mỹ, đạo đức, kinh tế; để đạt được hệ thống kĩ năng, tức là, thấy được vấn đề và biết cách giải quyết vấn đề đó. Điều quan trọng hơn, GDMT thúc đẩy mạnh mẽ những sự thay đổi trong hành vi, giúp họ biết quyết định, biết tham gia bảo vệ MT một cách tự giác và tích cực.

Vấn đề tích hợp GDMT đã được thực hiện trong hoạt động dạy và học, hoạt động trải nghiệm, giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh song vẫn còn mới mẻ và cũng chưa được tổ chức một cách có hệ thống đúng với tầm quan trọng của nó. Mặt khác, theo Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì sau năm 2018 chương trình giáo dục phổ thông sẽ dạy theo phương án tích hợp và phân hóa, lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,… vào các môn học và hoạt động giáo dục. Vậy giáo dục MT thông qua chương trình giáo dục phổ thông như thế nào? Quản lý giáo dục MT thông qua chương trình giáo dục phổ thông ra sao? Giải quyết vấn đề này ngành giáo dục cần có sự chung tay góp sức của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể khác để công tác GDMT đạt hiệu quả cao.

Thị xã Quảng Yên đã và đang phát triển với nhiều ngành công nghiệp, nhiều nhà máy, xí nghiệp hàng ngày đã thải ra MT số lượng khói, bụi, chất thải với số lượng khó có thể xác định được, do vậy MT sống bị ô nhiễm, bị tàn phá bởi khí thải, chất thải,... Vậy mà GDMT chưa th ực sự trở thành nhiệm vụ cấp bách, việc quản lý GDMT chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức; việc tổ chức thực hiện GDMT cho HS còn nhiều hạn chế; nhận thức, thái độ, hành vi của của người dân, của HS về bảo vệ MT còn rất mờ nhạt và có nhiều biểu hiện không phù hợp nhất là HS THCS.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài "Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh" để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý GDMT ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THCS thị xã Quảng Yên.

4. Giả thuyết khoa học

Giáo dục môi trường đang được đặt ra như một vấn đề cấp bách hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên hiệu quả GDMT ở một số nhà trường nói chung và các trường THCS thị xã Quảng Yên nói riêng còn rất thấp. Vì vậy nếu sử dụng các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương theo một quy trình chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất thì sẽ hình thành cho học sinh thái độ, kỹ năng và thói quen BVMT, qua đó làm cho chất lượng GDMT của các nhà trường được tăng lên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xác định cơ sở lý luận của quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THCS.

5.2. Khảo sát làm rõ thực trạng quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

5.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

6.1. Địa bàn và khách thể điều tra

Đề tài nghiên cứu ở 5 trường THCS thị xã Quảng Yên trong 3 năm học (từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018). Khảo sát trên 40 cán bộ quản lý, giáo viên, 100 học sinh.

6.2. Nội dung nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các tài liệu lí luận, các văn kiện Đảng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Ngành, của địa phương có liên quan đến đề tài để phân tích và tổng hợp lý thuyết.

- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết.

- Phương pháp giả thuyết.

- Phương pháp mô hình hóa lí thuyết.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (bằng ankét).

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Phương pháp thống kê toán học, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh.

8. Cấu trúc dự kiến của luận văn

Ngoài phần M ở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được cấu trúc trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Biện pháp quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Giáo dục môi trường trên thế giới

Thực trạng môi trường hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại. Ngày nay con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Do đó bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ không sống nổi nếu thiếu thiên nhiên. Nói cách khác, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Trên thế giới, việc giáo dục môi trường (GDMT) được tiến hành từ những năm đầu của thập niên 70 thế kỷ XX, và từ đó đến nay, dưới sự hướng dẫn và theo dõi của các tổ chức môi trường (MT) của Liên Hiệp Quốc nó đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng.

Năm 1970, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) đã định nghĩa: GDMT là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái niệm nhằm phát triển các kỹ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh giá được sự quan hệ tương tác giữa con người, nền văn hoá, thế giới vật chất bao quanh môi trường đồng thời cũng thực hiện quyết định đưa ra bộ quy tắc ứng xử với những vấn đề liên quan tới đặc tính môi trường.

Ngày 5/6/1972 LHQ đã tổ chức “Hội nghị quốc tế về Môi trường và Con người” tại Stockholm (Thụy Điển) với sự tham gia của 113 đại diện của Chính phủ các nước trên thế giới. Có thể nói đây là Hội nghị đầu tiên của nhân loại về vấn đề phát triển và môi trường. Hội nghị đã ra bản Tuyên bố Stockholm về Môi trường và Con người gồm 7 điểm và 26 nguyên tắc, trong đó nguyên tắc thứ 19 đã chỉ rõ: “GDMT cho thế hệ trẻ cũng như người lớn

tuổi, quan tâm thích đáng tới những người tàn tật là một việc làm hết sức cần thiết”. Đến ngày15/12/1972 chương trình nghiên cứu của LHQ về môi trường (UNEP) được thành lập. Sau Hội nghị Stockholm, hàng loạt các hội nghị sau đó của các tổ chức quốc tế diễn ra tại nhiều nước trên thế giới đều dành sự quan tâm rất lớn đến vấn đề bảo vệ môi trường và giáo dục môi trường trong giai đoạn hiện nay.

Tháng 9/1980 Hội thảo khu vực châu Á Thái Bình Dương về GDMT họp tại Băngkok (Thái Lan) với 17 nước tham dự. Mục đích của hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm trong DGMT ở từng nước. Tại đây Hội thảo đã kiến nghị đưa DGMT vào các cấp học và cho các đối tượng khác nhau (Đại học, giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp; giáo dục trung học, tiểu học, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, giáo dục người lớn,…) và các chủ đề cần ưu tiên là: Bảo vệ tài nguyên; Sự ô nhiễm và các thiệt hại; Dinh dưỡng và sức khoẻ; Môi trường đô thị; Vấn đề tai biến thiên nhiên.

Để thực hiện chương trình hành động GDMT cho thập niên 90, tháng 10/1990 UNESCO và UNEP phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế về GDMT lần 2 tại Pari (Pháp). Hội nghị này đã trao đổi về trách nhiệm của từng tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục môi trường và một lần nữa UNEP lại nhấn mạnh nhiệm vụ GDMT cho tất cả mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ và việc bồi dưỡng kiến thức, năng lực GDMT cho giáo viên các cấp.

Tóm lại trên bình diện quốc tế GDMT đã được đề cập ở những góc độ sau:

- Các nhà khoa học đều khẳng định vai trò quan trọng của GDMT và sự cần thiết phải GDMT cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt là cho thế hệ trẻ.

- Các hội nghị quốc tế cũng đi đến thống nhất mục tiêu của GDMT là nhằm giúp cho mọi người có được nhận thức, tri thức, ý thức trách nhiệm, khả năng đánh giá các vấn đề nảy sinh về môi trường, có thói quen trong hành vi và tự giác tham gia vào các hoạt động bảo vệ, cải thiện môi trường.

- Nội dung GDMT cũng được xác định tập trung ở một số chủ đề như: mối quan hệ tương hỗ trong thiên nhiên, sự cân bằng trong thiên nhiên, hậu quả của sự mất cân bằng trong thiên nhiên, sự cần thiết phải bảo tồn thiên nhiên.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí