Quản Lý Giáo Dục An Ninh An Toàn Cho Học Sinh Trường Ptdtbt Thcs

Đảm bảo an toàn nghĩa là tránh khỏi sự nguy hiểm, tổn thương và thiệt hại, và có nghĩa là sự yên ổn của bản thân và những người liên quan.

1.2.4.3. An ninh an toàn là gì?

An ninh, an toàn là khả năng giữ vững sự an toàn trước các mối đe dọa xoay quanh tất cả vấn đề có khả năng trở thành một mối đe dọa đối với cuộc sống của một quốc gia hay một cộng đồng.

1.2.5. Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú

Học sinh PTDTBT THCS là những trẻ em nằm trong độ tuổi từ 11,12 đến 14,15 tuổi đanh theo học tại các trường PTDTBT THCS. Ở lứa tuổi này sự phát triển về mọi mặt của trẻ diễn ra nhanh mạnh nhưng thiếu cần đối, thiếu hài hoà, chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Sự phát triển mọi mặt ở lứa tuổi này là tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách cho các em ở lứa tuổi sau.

1.2.5.1. Giáo dục an ninh an toàn cho học sinh PTDTBT THCS .

Thực hiện khoản 4, Điều 44 của Luật trẻ em “Bảo đảm về giáo dục cho tẻ em”, ngày 17/7/2017 Chính phủ ban hành Nghị định quy đinh về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt. Tại nghị định đã làm rõ các khái niệm

Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học.

Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.

Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.

Giáo dục an ninh an toàn cho học sinh PTDTBT THCS là qúa trình tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của nhà trường tới các em nhằm trang bị những kiến thức, hình thành những kỹ năng cần thiết giúp cho người học biết chủ động tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị mất an toàn đối với học sinh bán trú.

Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai - 4

1.2.5.2. Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh trường PTDTBT THCS

Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh PTDTBT THCS là hoạt động của CBQL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, HS PTDTBT THCS, và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho học sinh PTDTBT THCS trong nhà trường.

1.3. Những vấn đề cơ bản của giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh trong trường bán trú

1.3.1. Đặc điểm mô hình trường PTDTBT THCS và học sinh trường bán trú

Ngày 31/8/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành https://thukyluat.vn/ vb/thong-tu-24-2010-tt-bgddt-quy-che-to-chuc-hoat-dong-truong-pho-thong-dan-toc- ban-1ac00.html - dieu_2-1Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú. Quy chế này quy định về tổ chức và giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây viết tắt là trường PTDTBT) bao gồm: thành lập trường PTDTBT; xét duyệt học sinh bán trú; tổ chức giáo dục giáo dục trong trường PTDTBT; nhiệm vụ của hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và học sinh bán trú; khen thưởng và xử lý vi phạm.

Theo đó, trường phổ thông dân tộc bán trú là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quy chế tổ chức và giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theoThông tư 24/2010/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

Trường PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT có số lượng học sinh bán trú theo quy định.

Cũng theo quy định này, học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Theo đó, nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Quy chế tổ chức và giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theoThông tư 24/2010/TT-BGDĐT. Trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ như:

Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú; Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước,

bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Tổ chức các giáo dục dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.

Học sinh THCS ở các trường PTDTBT cũng như các học sinh THCS khác có cùng điểm chung, đó là cùng độ tuổi, cùng chung đặc điểm tâm sinh lý. Tuy nhiên, do đặc thù là vùng dân tộc thiểu số, nên học sinh nơi đây có nhiều đặc điểm khác với những học sinh vùng khác.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường là các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa của miền núi, nơi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không đồng đều, giao thông đi lại hết sức khó khăn (nhiều hộ gia đình cách trung tâm xã hơn 20 km). Đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, nên phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, tỷ lệ sinh cao, thu nhập bình quân đầu người rất thấp, đời sống chủ yếu dựa vào chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Sống xa trung tâm, nên học sinh con em dân tộc ở đây chịu nhiều thiệt thòi, không được tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng như: truyền hình, truyền thanh, sách báo, Internet, thiếu sách vở... nên nhận thức, hiểu biết về xã hội rất hạn chế.

Do đời sống kinh tế còn khó khăn, các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hạn chế nên tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao, nhiều học sinh còn chậm phát triển về thể lực và trí tuệ. Do điều kiện sống (các gia đình thường ở cách xa nhau) nên các em học sinh nơi đây thường trầm tính, nhút nhát, tự ti và ít hoà đồng, việc giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt trong môi trường làng bản là rất ít. Khi trở về nhà, các em thường xuyên sử dụng ngôn ngữ địa phương nên các em rất thiếu vốn từ tiếng Việt và kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp trong môi trường tập thể.

Đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc chủ yếu là nhờ sản xuất nông nghiệp nên các em học sinh thường phải lao động từ rất sớm như: Trông em, chăn trâu, làm nương rẫy,... đặc biệt do nhận thức còn hạn chế nên nhiều gia đình đông con, việc chăm lo, chăm sóc cho con cái hầu như không có, các em thường bỏ học sớm để ở nhà giúp gia đình. Vì vậy, hiện tượng học sinh không thích học, học sinh bỏ học còn nhiều.

Do phong tục tập quán, điều kiện môi trường sống còn nhiều hạn chế nên nhận thức và hành vi của các em học sinh còn điểm yếu kém, việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống vẫn còn xảy ra.

Bên cạnh những hạn chế, thì học sinh vùng đồng bào dân tộc cũng có nhiều đặc điểm tích cực như: Khả năng tự lập của các em khá tốt, khả năng tham gia lao động sản xuất của các em hơn hẳn các em học sinh đa số… Bên cạnh đó, do môi trường sống ít tiếp xúc với sự phát triển nhạy cảm của xã hội nên các em đều có những đức tính chân thật, thẳng thắn và nhiệt tình.

1.3.2. Mục tiêu của an ninh an toàn cho học sinh trường PTDTBT THCS

Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong trường học; hoàn thiện và thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

Đẩy mạnh triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học; ngăn chặn, phòng ngừa và khắc phục các yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn; an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho nhà giáo và học sinh trong trường học.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường; phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân gây mất an ninh, an toàn trường học và công khai kết quả xử lý.

Không cho bất kỳ những xáo trộn nào xảy ra ảnh hưởng đến sự mất an toàn của học sinh. an toàn tính mạng, tài sản của đơn vị. Ngăn chặn, trấn át triệt để, kiên quyết xử lý các hành vi xâm phạm bất hợp pháp, các hành vi gây rối trật tự trong quá trình thực hiện.

Duy trì việc chấp hành nội quy, quy định của nhà trường đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong đơn vị.

Góp phần trật tự tốt tại cơ quan trường học, tạo hiệu quả thiết thực trong việc giữ gìn trật tự tại địa bàn dân cư.

Nâng cao trách nhiệm hiệu quả công tác phối hợp của nhà trường với chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị trong công tác an ninh an toàn trường học.

Tiếp tục giáo dục tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên, học sinh tạo bước chuyển biến mới về nhận thức chấp hành trật tự về an ninh trong nhà trường làm cơ sở đạt hiệu quả thiết thực trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự nhà trường, địa phương.

1.3.3. Vị trí, vai trò của an ninh, an toàn cho hoc sinh PTDTBT THCS

Thời gian gần đây xã hội chứng kiến không ít vụ tai nạn thương tích, bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh (HS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông ở nhiều địa phương trên cả nước. Nhức nhối hơn là tình trạng HS, sinh viên vi phạm pháp luật, đặc biệt là các em bị lôi kéo, thực hiện hành vi vi phạm thông qua mạng xã hội. Những vụ việc này đã ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trường học, an toàn tính mạng HS cũng như uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo, gây bức xúc trong xã hội. Trên địa bàn tỉnh, tại một số trường HS THCS, THPT thường xuyên ra khỏi cổng trong giờ học, trốn đi chơi game hoặc bị dụ dỗ đi chơi cũng đã từng xảy ra; bạo lực học đường chưa được giải quyết dứt điểm... Điều này cho thấy, đã đến lúc cần sự quan tâm và vào cuộc đồng bộ không chỉ của ngành chức năng mà cả gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội để khắc phục lỗ hổng và bất cập trong việc bảo đảm ANAT khối trường học. Hiện nay công tác ANNT trong các trường học đã được quan tâm.

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ANAT trường học vẫn còn nhiều bất cập nảy sinh và đang là mối lo ngại cho nhiều người. Một trong những nỗi lo hàng đầu khiến dư luận đặc biệt quan tâm là tình trạng bạo lực học đường nhưng đối với học sinh bán trú lại là vấn đề nhức nhối về xâm lại tình dục, hôn nhân cận huyết thống, đuối nước, buôn bán người... Câu chuyện này không mới nhưng luôn là vấn đề nóng, khi mà thực tế cho thấy các vụ việc diễn ra trong thời gian gần đây có mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tiếp đến là công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình với các ban, ngành liên quan ở địa phương chưa được thường xuyên và kịp thời. Không ít phụ huynh giao phó trách nhiệm cho thầy, cô giáo trong khi giáo viên chỉ quan tâm cung cấp kiến thức mà chưa quan tâm đến diễn biến tư tưởng của học sinh để kịp thời động viên, uốn nắn, còn chính quyền địa phương thì chỉ vào cuộc khi sự việc đã ở mức độ nghiêm trọng. Vì vậy, sợi dây ràng buộc giữa gia đình, nhà trường và xã hội trở nên lỏng lẻo, các em có biểu hiện thờ ơ, vô cảm trước những hành động bạo lực học đường hoặc không có sự trang bị đầy đủ để bảo vệ bản thân trước những hành vi vi phạm pháp luật. Thêm một thực tế dễ nhận thấy là mặc dù trường nào cũng có ít nhất một bảo vệ, nhưng đội ngũ này lại hoàn toàn không bảo đảm các yếu tố cần thiết về sức khỏe, kỹ năng để kịp thời ngăn chặn các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Đáng lo ngại là vậy, nhưng không có cách nào khác, bởi bảo vệ không nằm trong quân số biên chế của nhà trường, nên những người còn trẻ, khỏe, họ không mặn mà với công việc này. Hơn nữa, chế độ tiền công, tiền lương chi trả cho lực lượng bảo vệ rất thấp. Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến những

khó khăn trong việc tuyển dụng những bảo vệ có chuyên môn, góp phần giữ vững ANAT trường học.

Sự chủ động, tích cực từ mỗi đơn vị trường, cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn sẽ là tiền đề quan trọng góp phần phát triển toàn diện học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.

Xác định việc bảo đảm an ninh trường học, an toàn cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng song song với nhiệm vụ giáo dục. Theo đánh giá hàng năm của Sở giáo dục và đào tạo Lào Cai, về cơ bản, công tác bảo đảm an ninh trường học, an toàn cho học sinh đã được các nhà trường trên địa bàn thành phố triển khai nghiêm túc. Tùy theo điều kiện thực tế về địa bàn dân cư hoặc tình hình an ninh, giao thông quanh khu vực trường và lứa tuổi học sinh, mỗi nhà trường có các phương án triển khai khác nhau.

Tuy nhiên, đây đó vẫn còn để xảy ra sự việc gây mất an toàn cả về thể chất và tâm lý cho học sinh. Điển hình là việc xâm hại tình dục tại các trường bán trú.

Đã có nhiều nguyên nhân được điểm mặt, chỉ tên để có biện pháp phòng, tránh. Theo nhận định hàng năm một số người chưa nghiêm túc thực hiện nội quy, quy chế. Quy trình tổ chức các hoạt động đôi khi còn thiếu chặt chẽ, mang tính hình thức, chưa rõ người, rõ trách nhiệm, việc giáo viên, nhân viên thiếu kiến thức, kỹ năng cũng là những nguy cơ có thể dẫn đến hiện tượng mất an toàn cho học sinh như: Không biết cách sơ cứu, thiếu kiểm soát về hành vi... Ngoài ra, việc để mất an toàn cho học sinh tại trường còn do cơ sở vật chất xuống cấp, khiến trần sập, vữa rơi, đường điện hở, tường rào đổ…

Bởi vậy, việc bảo đảm an toàn cho học sinh là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường. Các đơn vị phải quan tâm thực chất đến công tác bảo đảm an toàn cho học sinh ở mọi khâu, rà soát lại toàn bộ quy trình tổ chức các hoạt động để chủ động kiểm soát, kịp thời có phương án xử lý khi có sự việc phát sinh; kiểm tra kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị như điện, thiết bị thực hành; quan tâm đến việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường, việc bảo đảm an toàn cho học sinh cần được thực hiện một cách thường xuyên, cụ thể, tạp hợp được ần cúng nhân nhân tham gia.

Sức mạnh, khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân là rất to lớn, song sức mạnh và khả năng đó chỉ được phát huy khi quần chúng nhân dân được tổ chức thành phong trào hành động cách mạng cụ thể. Chính bằng phong trào và thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, quần chúng nhân dân mới có điều kiện tham

gia vào công việc xây dựng, quản lý nền an ninh trật tự nhiều hơn, tốt hơn và trực tiếp hơn. Vì vậy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là hình thức cơ bản để tập hợp thu hút đông đảo nhân dân, phát huy quyền làm chủ của họ trên lĩnh vực bảo vệ an ninh - trật tự và an ninh an toàn có vị trí quan trọng và là trách nhiệm của mỗi thầy cô, học sinh chung tay để ANTT xã hội.

1.3.4. Nội dung giáo dục an ninh và an toàn cho học sinh trong trường phổ thông dân tộc bán trú

Bên cạnh những giáo dục giáo dục ngoài giờ lên lớp được quy định trong chương trình trường THCS thì nội dung giáo dục an ninh an toàn ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thường tập trung vào các giáo dục sau:

- Những kiến thức về giáo dục giới tính, tình dục (đặc điểm sinh lý của tuổi dậy thì; quan hệ tình dục an toàn;…).

+ Những kiến thức về an toàn giao thông:

+ Tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục:

+ Tuyên truyền về phòng tránh hôn nhân cận huyết thống:

+ Cách phòng tránh lũ và đuối nước

+ những kiến thức về ATTP, vệ sinh thân thể.

+ An toàn từ nhà đến trường và từ trường về nhà

Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống các nguy cơ mất an toàn cho học sinh trường PTDTBT THCS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể.

1.3.4.1. Hoạt động tự học của học sinh

Giáo dục tự học của học sinh góp phần củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm giáo dục tập thể của học sinh.

Đối với học sinh THCS ở các trường phổ thông dân tộc bán trú, do thời gian ở trường là 6 ngày trên tuần, mọi sinh hoạt cá nhân, đến giáo dục học tập đều do sự quản lý của nhà trường. Tuy nhiên, do mô hình bán trú nên các điều kiện về tổ chức quản lý của nhà trường còn khó khăn và hạn chế rất nhiều so với Trường phổ thông dân tộc nội trú. Ngoài giờ học chính khóa các em thường tự học vào các buổi chiều và buổi tối. Nếu như ở trường phổ thông dân tộc nội trú, vào các buổi chiều (buổi hai) các em thường được các thầy cô phụ đạo, lên lớp theo một kế hoạch cụ thể, thì các em học sinh bán trú chỉ được các thầy cô hướng dẫn, nên các em chủ yếu tự học là chính. Vào các buổi tối ở trường các em cũng học theo nhóm, hoặc bản thân tự học ôn bài cũ, tự tìm hiểu kiến thức đã được thầy cô giảng giải, hướng dẫn trên lớp.

Có thể nhận thấy, thời gian tự học của các em học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS là tương đối lớn. Nếu giáo dục này được tổ chức hướng dẫn có nền nếp khoa học sẽ phát huy được ý chí tự lực tự cường trong học tập cho các em và góp phần rất lớn trong việc tiếp thu kiến thức trên lớp của các em.

1.3.4.2. Hoạt động giáo dục rèn kỹ năng sống

Trong một xã hội hiện đại, khoa học công nghệ phát như vũ bão hiện nay, mục tiêu giáo dục là đào tạo nên những con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng với xu thế hội nhập và sự phát triển của đất nước là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu, bên cạnh việc hướng đến mục tiêu chiếm lĩnh tri thức khoa học trong giáo dục thì mục tiêu rèn cho học sinh những kỹ năng kỹ xảo, những nhận thức về xã hội, những kỹ năng sống, kiến thức hội nhập là vô cùng cần thiết.

Trong trường PTDTBT giáo dục rèn kỹ năng sống nhằm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng tổ chức quản lí và tham gia các giáo dục tập thể với tư cách là chủ thể của giáo dục; kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội.

Giáo dục rèn kỹ năng sống trong trường PTDTBT được các thầy cô giáo triển khai thông qua các giáo dục ngoài giờ lên lớp như: giáo dục sinh hoạt tập thể văn hóa, văn nghệ, xem phim, lao động sản xuất…

1.3.4.3. Hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe và phát triển thể chất

Đối với học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú, do điều kiện đời sống khó khăn nên sức khỏe thường không, thể chất thấp bé. Khi học sinh ở bán trú, ở tại trường 24/24h nên các giáo dục chăm sóc sức khỏe, giáo dục thể chất là rất cần thiết. Có về sức khỏe thì HS mới có điều kiện cần thiết để tham gia các giáo dục học tập và ngoại khóa.

Thông qua các giáo dục chăm sóc sức khỏe, giáo dục thể thao góp phần bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các giáo dục tập thể và giáo dục xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

1.3.4.4. Hoạt động giáo dục diễn tập phòng tránh nguy cơ mất an toàn

Để có thể xây dựng và một môi trường giáo dục lành mạnh - nơi học sinh được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tâm hồn thì rất cần đến một nền tảng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023