An Toàn Và Đảm Bảo An Toàn Là Gì?

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN NINH AN TOÀN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC

BÁN TRÚ THCS HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, tình hình ANTH có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong HS có chiều hướng gia tăng. Đây là điều khá dễ hiểu vì trong thời đại bùng nổ thông tin, HS được tiếp cận internet sớm, học sinh ngày nay không còn sợ thiếu tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc mở mang kiến thức, bởi tất cả đều có thể tìm được trong kho tư liệu khổng lồ trên internet. Internet giúp cho học sinh có cơ hội tương tác nhiều hơn với giáo viên và bạn học khác thông qua công cụ đơn giản như diễn đàn, thư điện tử, hội thoại trực tuyến... Các lớp học online ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với môn ngoại ngữ và khoa học tự nhiên. Đó là một phương thức học rất hiệu quả, bởi có thể học mọi lúc, mọi nơi và sự tương tác xảy ra tức thì, để sử dụng chúng một cách hiệu quả, học sinh cần chọn lọc, tổng hợp và kết nối thành kiến thức hữu ích cho bản thân, song bên cạnh nhưng thông tin hữu ích thì không tránh khỏi những nội dung lệch lạc, thiếu lành mạnh mà phụ huynh khó lòng kiểm soát. Dễ nhận thấy nhất là tình trạng bạo lực học đường, nữ sinh đánh nhau do ghen tuông, mâu thuẫn tình cảm rồi khoe “chiến tích” lên mạng xã hội hay những vụ trộm cắp, vi phạm về pháo nổ, lừa gạt dụ dỗ bằng nhiều hình thức.

Xác định công tác an ninh, an toàn trường học (ANATTH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các ngành các cấp đã tăng cường công tác phối hợp, xây dựng các quy chế ANTT trong trường học. Sự phối hợp chặt chẽ của ngành Giáo dục Đào tạo và lực lượng Công An nhân dân trên địa bàn đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác ANATTH, có tác động lớn đến ý thức của học sinh trong việc chấp hành pháp luật.

Để có thể xây dựng và đảm bảo một môi trường giáo dục lành mạnh - nơi học sinh được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tâm hồn thì rất cần đến một nền tảng vững chắc ban đầu và xuyên suốt - đó là sự an toàn. Chỉ khi học sinh cảm

nhận được trường học an toàn cả về thể chất và tinh thần thì khi đó, các em mới có thể phát huy được hết khả năng của mình cũng như sống trọn vẹn trong hạnh phúc.

Thấu hiểu điều đó, trường Trung học Wellspring đã tổ chức buổi hội thảo đào tạo nội bộ với chủ đề “An toàn trường học cho học sinh” vào ngày 23/3/2017. Buổi đào tạo này tập trung vào các vấn đề liên quan đến an toàn thể chất của học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Hiện nay, vấn đề đảm bảo an ninh và an toàn trong trường học chưa phải là một tiêu chí bắt buộc trong đánh giá, kiểm định chất lượng đối với các trường phổ thông tại Việt Nam. Đảm bảo an ninh và an toàn cho học sinh vẫn chưa được coi là vấn đề thiết yếu và sống còn đối với nhà trường nên hiếm có đề tài nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam.

Ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề đảm bảo an ninh và an toàn trong trường học đã được luật hoá với các điều luật quy định về vấn đề này, thậm chí, tại một số nước còn có hẳn một bộ luật về đảm bảo an ninh và an toàn trong trường học.

Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai - 3

Ở New Zealand, Luật về Sức khỏe và An toàn trong lao động được ban hành năm 1992 và được chỉnh sửa năm 1995 áp dụng với tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục cũng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về sức khỏe và an toàn đối với các trường phổ thông quốc lập, văn bản đầu tiên được ban hành năm 1993 và chỉnh sửa năm 1998. Một văn bản riêng dành cho các trường bán công được ban hành năm 2000. Năm 2003, hợp nhất quy định dành cho các trường quốc lập và bán công thành 1 văn bản chung. Đến nay, văn bản này đã được cập nhật thêm và tất cả những sự thay đổi này hiện nay đã được công bố trên công báo theo quy định tại điều 70 Luật Giáo dục 1989.

Ở Vương Quốc Anh, trách nhiệm liên quan đến sức khỏe và an toàn được đề cập đến trong Luật Sức khỏe và An toàn trong lao động 1974 và Quản lý Sức khỏe và An toàn trong lao động 1999. Theo đó, mọi hoạt động trong khuôn khổ nhà trường phải có trách nhiệm tuân thủ theo những quy định về vệ sinh và an toàn trong trường học nhằm đảm bảo sự an toàn cho học sinh. Đồng thời, luật cũng đòi hỏi nhà trường phải đánh giá và quản lý rủi ro, và thường xuyên tuân theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước về sức khỏe và an toàn (HSE).

Bên cạnh đó, ở Vương quốc Anh còn có nhiều văn bản quy định về sức khỏe, an toàn trong trường học như Health and Safety: Responsibilities and Powers (2001) and Health and Safety of Pupils on Educational Visits (HASPEV 1998). Cơ quan

quản lý nhà nước về sức khỏe và an toàn (HSE) cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như Building contracts undertaken on education premises: strategies for health and safety of staff and pupils (1989), Five step to successful health and safety management (1992), Managing health and safety in schools (1995), School trips and outdoor learning activities: Tackling the health and safety myths (2011). Định kỳ, cơ quan quản lý nhà nước ra một thông cáo tóm tắt về các luật, văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề sức khỏe và an toàn trong trường học, trong đó có các hướng dẫn thực hiện dành cho các nhà chức trách địa phương, lãnh đạo nhà trường và giáo viên, nhân viên nhà trường.

David Brierley, một nhà tư vấn chuyên nghiệp, thành viên của Professional Association of Teachers - một trong các hội nhà giáo đã được công nhận ở Vương quốc Anh, đã viết một cuốn sách về sức khỏe và an toàn trong trường học vào năm 1991. Cuốn sách bao gồm những thông tin cơ bản về các vấn đề sức khỏe và an toàn trong trường học cũng như một số ví dụ minh họa về các giải pháp thực thi.

Trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, có thể kể đến một số nghiên cứu nhỏ lẻ, các bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề bị mất an toàn trong phạm vi trường học của học sinh đã được nhắc đến như: Đặng Hoàng Minh và Trần Thành Nam.

- Đề tài KX 0414 của Tổng cục cảnh sát - Bộ công an nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống TNXH và tội phạm.

- Tệ nạn xã hội ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp, 1994).

- Phòng chống nạn buôn bán người (Bùi Toản - Tạp chí công an nhân dân số 5- 1996).

- Phòng chống tệ nạn cờ bạc, số đề trong tình trạng hiện nay (Nguyễn Xuân Yêm - Tạp chí Công an nhân dân số 6 - 1996).

- Phòng chống ma tuý trong nhà trường (Vũ Ngọc Bừng, 1997).

- Tăng cường đấu tranh phòng chống TNXH bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay (Luận án Tiến sĩ Luật học, Phan Đình Khánh bảo vệ năm 2001 tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

- Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến mới (GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, TS. Trần Văn Luyện, Nguyễn Thị Kim Liên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2003).

- Hung tính ở trẻ em (Phạm Mạnh Hà, Hoàng Gia Trang, 2002).

- Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ(Lưu Song Hà, 2008).

- Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên(Mã Ngọc Thể, 2004).

- Các tài liệu, băng hình, bài viết,... trong các hội nghị, hội thảo đăng trên tạp chí của ngành Công an, Toà án, Kiểm sát, Viện nghiên cứu nhà nước và Pháp luật thuộc Viện khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS; Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ GD & ĐT; các bài giảng trong một số Học viện, nhà trường.

Các công trình nghiên cứu, các bài viết, các tài liệu trên đã tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề xoay quanh TNXH, đặc biệt quan tâm tới nguyên nhân dẫn đến TNXH, thực trạng TNXH ở nước ta hiện nay, những tác hại về mọi mặt của TNXH đối với bản thân người mắc nói riêng và cả xã hội nói chung

Một số nghiên cứu về nguyên nhân, các yếu tố tác động đến bạo lực học đường:

- Hung tính ở trẻ em(Phạm Mạnh Hà, Hoàng Gia Trang, 2002).

- Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ(Lưu Song Hà, 2008).

- Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên (Mã Ngọc Thể, 2004).

Tóm lại, các nghiên cứu trên đây chủ yếu vạch ra thực trạng của vấn đề mất an toàn tại các trường học ngày nay, nghiên cứu hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên. Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài đi sâu vào nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động an ninh an toàn trường TPDTBT THCS. Do đó, nghiên cứu sau đây là vấn đề mới, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần làm phong phú hơn lí luận về vấn đề an ninh an toàn trường PTDTBT THCS.

Với hàng loạt các công trình, bài viết nghiên cứu, một lần nữa cho thấy vấn đềan ninh, an toàn trường học hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách, không chỉ là tráchnhiệm riêng của ngành Giáo dục, của từng trường học… mà cần phải có sự giúp sứccủa cả các cấp chính quyền địa phương. Nếu không kịp thời đề ra những giải phápbảo đảm an ninh, an toàn trường học thì liệu sẽ còn có thể tiếp diễn các vụ bạo lực

học đường; loạn sát xâm hại học sinh; người lạ vào trường tấn công học sinh và giáoviên… Đặc biệt, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, buôn bán người cũng cónguy cơ xâm nhập để lôi kéo, dụ dỗ học sinh.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm quản lý

Khái niệm quản lý

Trong lịch sử phát triển loài người, từ khi có sự phân công lao động đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức, điều khiển các giáo dục lao động theo những yêu cầu nhất định. Dạng lao động mang tính đặc thù đó được gọi là giáo dục quản lý.

Mọi giáo dục của xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội ở tầm vi mô và vĩ mô. Đó là những giáo dục cần thiết phải thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm, các tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.

Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Thuật ngữ quản lý được hiểu theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau.

Theo Harold Koontz: “Quản lý là một giáo dục thiết yếu bảo đảm sự nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [19].

Mary Parker Follet đưa ra định nghĩa khá nổi tiếng về quản lý và được trích dẫn khá nhiều là “nghệ thuật hoàn thành công việc qua người khác”. Một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi khác là “quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được những mục tiêu của tổ chức” (Stoner, 1995). Một số tác giả khác cho rằng quản lý là “tập hợp các giáo dục (bao gồm cả lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra) nhằm sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ chức (con người, tài chính, vật chất và thông tin) để đạt được những mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả” (Griffin, 1998) (dẫn theo [22]).

Như vậy, quản lý là các giáo dục do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn.

Khi xem xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể rút ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Trong định nghĩa trên cần lưu ý một số điểm sau:

- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định;

- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc;

- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người;

- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan;

- Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin;

- Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và ngược lạ

1.2.2. Khái niệm quản lý nhà trường

Trường học là tổ chức giáo dục, là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo M.I.Kônzakop: “Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục dạy và học, tức là làm sao đưa giáo dục đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [28].

Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “giáo dục quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức” [9].

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [13], nhà trường là một tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp thực hiện mục tiêu đào tạo giáo dục nhân cách, bằng việc truyền thụ những tri thức, đạo đức mà nhân loại đã sàng lọc, chiết xuất được cho thế hệ trẻ. Vì vậy, nhà trường trong bất cứ xã hội nào cũng là tâm điểm hội tụ của giáo dục giáo dục và quản lý giáo dục.

Như vậy, quản lý nhà trường về hình thức là một chuỗi tác động hợp lý có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, có tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý là tập thể giáo viên và học sinh cùng những lực lượng giáo dục trong

và ngoài nhà trường, phối hợp tham gia vào các giáo dục của nhà trường làm cho quá trình này vận hành theo những mục tiêu đã đề ra.

Giáo dục quản lý nhà trường bao gồm các giáo dục quản lý bên trong nhà trường như:

- Quản lý giáo viên;

- Quản lý học sinh;

- Quản lý quá trình dạy học, giáo dục;

- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học;

- Quản lý tài chính trường học;

- Quản lý quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội.

1.2.3. Khái niệm về giáo dục

Giáo dục (theo nghĩa rộng):

Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các giáo dục và các quan hệ giữa nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.

Giáo dục (theo nghĩa hẹp):

Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thẻ lực...

Chức năng trội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ được thực hiện trên cơ sở vừa tác động đến ý thức, vừa tác động đến tình cảm và hành vi.

1.2.4. Khái niệm an ninh và an toàn

1.2.4.1. An ninh và đảm bảo an ninh là gì?

Đầu tiên khi muốn xác định “An ninh là gì”. Chúng ta có một định nghĩa như sau: “An ninh”(Security) có nghĩa là tình hình trật tự xã hội bình thường, yên ổn. Không có rối loạn, không rối ren. nghiencuuquocte.org › 2014/11/12 › an-ninh [11].

Mọi người thường cho rằng định nghĩa an ninh là gì chỉ gắn với cộng đồng rộng lớn, một quốc gia nhưng thực tế an ninh đang dần tập trung vào cá nhân nhiều hơn. Khái niệm đó gọi là An ninh con người (Personal Security). Nó đang được ngày càng chú trọng. Bởi khi mỗi con người đều được an ninh sẽ là động lực giúp an ninh cho toàn xã hội.

Khi mọi người được an ninh, đời sống sẽ ấm no, hạnh phúc. Bởi con người không phải sống trong những nỗi sợ hãi bởi những mối nguy hiểm thường trực.

Những sự việc gây nguy hại đến cuộc sống của họ. Mỗi cá thể trong xã hội chính là động lực để phát triển. Các biện pháp an ninh của mỗi quốc gia. Điều này được thể hiện rõ trong quan điểm của các nước lớn như Canada, Na Uy, Nhật Bản…

Xây dựng Nhà trường "An toàn về an ninh trật tự” nhằm tạo ra môi trường an toàn, các giáo dục bình thường về dạy và học tại các trường học, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh; huy động sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ.

Kiềm chế, làm giảm dần việc vi phạm pháp luật trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Ngăn chặn hành vi bạo lực trong các nhà trường và các hành động tự phát của học sinh làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường trách nhiệm, sự chủ động phối hợp của lực lượng công an các cấp và các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục. Nâng cao hơn nữa chất lượng việc tự quản, tự phòng ngừa, tự bảo vệ của giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh.

Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc giữ gìn an ninh trật tự; tự giác, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Củng cố mối quan hệ giữa nhà trường, Công an xã và các ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng “Trường học an toàn về ANTT” và thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh, phòng ngừa giáo dục vi phạm pháp luật trong nhà trường.

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Công an nhân dân 2014: Bảo đảm an ninh là trật tự an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.

1.2.4.2. An toàn và đảm bảo an toàn là gì?

Theo Wikipedia, an toàn có nghĩa là trạng thái "an toàn", điều kiện được bảo vệ chống lại thể chất, xã hội, tinh thần, tài chính, chính trị, tình cảm, nghề nghiệp, tâm lý, giáo dục hoặc các loại khác hoặc hậu quả của thất bại, hư hỏng, lỗi, tai nạn, tổn hại hoặc sự kiện nào khác.

Đảm bảo an toàn mang ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023