Hoạt Động An Toàn Trong Công Tác Phòng Chống Cháy Nổ.

vững chắc ban đầu và xuyên suốt - đó là sự an toàn. Chỉ khi học sinh cảm nhận được trường học an toàn cả về thể chất và tinh thần thì khi đó, các em mới có thể phát huy được hết khả năng của mình cũng như sống trọn vẹn trong hạnh phúc.

Nhu cầu an toàn là nhu cầu đầu tiên và thiết yếu cho sự phát triển của mỗi người cũng như của học sinh. An toàn về thể chất trong học đường liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nhau. Các nguy cơ đe dọa an toàn thể chất của học sinh bao gồm: Tai nạn thương tích; Bạo hành trong gia đình; Bạo lực/Bắt nạt học đường; Quấy rối/Xâm hại tình dục. Đây đều là các vấn đề mà bất kỳ trường học nào cũng có thể gặp phải và “rình rập” đe dọa an toàn của học sinh.

Chỉ một chút sơ suất, chỉ một chút lơ là khi chạy nhảy, nô đùa, chơi thể thao bị thương hoặc thiếu khéo léo khi sử dụng bút, kéo, compa… đều có thể khiến HS dễ dàng bị chảy máu, bị đau. Do vậy, chủ động phòng tránh các tai nạn này là cách tốt nhất để an toàn cho các em.

Thực tế cho thấy, người lạ có thể dễ dàng lọt vào trường học bằng cách trà trộn cùng phụ huynh tới trường trong giờ đón con, để thực hiện hành vi xấu đối với học sinh. Với mô hình trường bán trú thì công tác diễn tập phòng ngừa lại càng phải được các nhà trường chú trọng vì nhận thức, vì môi trường nên các nguy cơ mất an toàn như: ATTP, đuối nước, PCCN, an toàn tránh lũ mùa mưa bão... an toàn trong lao động sản xuất, an toàn từ nhà đến trường và từ trường về nhà... Cho nên công tác diễn tập phải được diễn ra thường xuyên và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của mô hình trường bán trú tại các tỉnh vùng cao.

1.3.4.5. Hoạt động giám sát học sinh

Tại Điều lệ nhà trường (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chương V HỌC SINH có nêu về nhiệm vụ, quyền hạn và những điều cấm với học sinh. Ngoài ra với mô hình bán trú cần có nội quy, quy chế riêng phù hợp với mô hình đặc thù như, cần phải có quy định về việc học sinh ra khỏi trường vì việc riêng trong giờ học (kể cả trong thời gian nghỉ giữa giờ). Học sinh cần phải xin phép giáo viên phụ trách khối và nhà trường phải có hồ sơ lưu trong sổ trực về việc ra ngoài của học sinh do ca trực quản lý. Mọi học sinh cũng như phụ huynh học sinh phải được biết về quy định này.

1.3.4.6. Hoạt động an toàn trong công tác phòng chống cháy nổ.

Phòng cháy phụ thuộc vào việc xác định nguy cơ, hiểu rõ về nó, thiết lập hệ thống và quy trình để giảm thiểu và loại trừ nguy cơ. Cần có các quy định cụ thể và chi tiết về an toàn cháy nổ, đặc biệt trong các khu vực dễ cháy nổ như phòng thí nghiệm.

Cần có quy định chi tiết về thoát hiểm trong trường hợp cháy và thực hiện diễn tập định kỳ. Trường cần được trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy và các thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên để giáo dục tốt trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra.

1.3.4.7. Hoạt động an toàn trong đưa đón học sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Hiện nay, các trường học bán trú thường tự đi bộ về phụ huynh không thể đưa đón học sinh.

Các rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra như: Bị kẻ xấu dụ dỗ buôn bán sang Trung Quốc, đuối nước, lũ cuốn, xâm hại tình dục... Nhà Quản lý cần có các giải pháp để bàn giao học sinh tương đối an toàn như: Tuyên truyền để học sinh nhận thức rõ sự nguy hiểm của các vấn đề trên qua các kênh thông tin cụ thể hình, tiếng, sân khấu hóa, xây dựng các tình huống cụ thể... Đối với công tác bàn giao học sinh thì tổ chức đi theo nhóm học sinh, đi theo địa bàn nơi cư trú hoặc vận động đại diện một phụ huynh nhận 10 em về địa bàn trung tâm và bàn giao cho các thôn xa hơn.

Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai - 5

1.3.4.8. Hoạt động giáo dục an toàn thực phẩm

Tất cả mọi người tham gia vào việc chuẩn bị và phục vụ đồ ăn phải sạch sẽ hoàn toàn đối với toàn bộ cơ thể cũng như quần áo mặc trên người. Tất cả các vết thương hở trên cơ thể cần phải được băng lại bằng băng không thấm nước. Người tiếp xúc với thực phẩm không được phép khạc nhổ và hút thuốc gần khu vực có thức ăn cũng như trong phòng ăn.

Một số quy tắc và cảnh báo cần phải tuân thủ để vệ sinh an toàn như sau:

Có đủ không gian cho khu vực chuẩn bị đồ ăn, đặc biệt là khu vực xung quanh các máy làm bếp như máy cắt, máy chặt, máy băm, máy cắt lát.

Bếp phải được sắp xếp thông thoáng sao cho không để xảy ra va chạm giữa mọi người làm việc trong bếp cũng như va chạm với đồ vật hoặc vấp vào đồ vật trên sàn.

Tất cả mọi khu vực trong bếp cần phải giữ sạch sẽ và an toàn, đặc biệt là nơi chuẩn bị thức ăn.

Có đủ kho chứa đồ và có quy trình cho việc nhập đồ được thông suốt, không chất đống đồ trong khu vực làm việc. Vỏ lon, hộp thực phẩm phải được vứt bỏ đúng nơi quy định một cách nhanh chóng. Tất cả mọi đồ thừa phải bỏ vào thùng rác và chuyển đi vào cuối ngày.

Cần có hệ thống thoát nước thích hợp ở khu vực máy, chậu rửa và những nơi nước có thể bị dềnh lên để tránh trơn trượt.

Nhân viên cần phải mang đồ bảo hộ trong thời gian làm việc và không được đeo đồ trang sức khi tiếp xúc với thức ăn.

Cần chú ý đặc biệt với dao và các vật nhọn khác. Cần làm sạch dầu mỡ và kiểm tra độ an toàn của chúng sau khi sử dụng và cất lên giá khi không dùng đến.

1.3.4.9 An toàn trong các giáo dục học tập

Bản thân học sinh là dân tộc thiểu số, kỹ năng xử lý các tình huống kém và chưa tiếp cận với các thiết bị hiện đại nhiều cho nên lớp học tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên cần phải tuân theo các quy định an toàn cơ bản trong lớp học để giảm thiểu rủi ro do tai nạn.

Việc bố trí lớp học là rất quan trọng, phải lớp học thông thoáng để có thể thoát hiểm dễ dàng trong trường hợp khẩn cấp và không cản trở việc đi lại của học sinh gây ra tai nạn. Trong bất kỳ trường hợp nào, cặp sách của học sinh không được để giữa lối đi vì chúng có thể trở thành vật cản nguy hiểm.

1.3.4.10 An toàn trong giáo dục giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất thường gắn với thách thức và rủi ro. Một giáo viên tuân thủ các quy tắc an toàn và có trách nhiệm về điều đó sẽ giúp cho học sinh có thể hưởng những lợi ích từ các giáo dục đầy hứng thú và thách thức mà không đặt chúng vào những tình thế phải chịu các rủi ro không đáng có.

Dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đối với việc nâng cao thể lực, trí tuệ cho con người. Tại các trường học tổ chức bán trú, vấn đề ATTP trong bữa ăn cho học sinh càng trở nên quan trọng, nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, giúp trẻ em có sức khỏe tốt, phát triển đầy đủ về đức, trí, thể, mỹ. Vì thế, với các bậc phụ huynh, bên cạnh việc học thì chuyện con ăn uống, nghỉ ngơi ở trường như thế nào luôn là mối quan tâm hàng đầu. Đặc biệt, trong bối cảnh bệnh dịch và ATTP đang là câu chuyện thời sự, chất lượng bữa ăn bán trú ở trường học… lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Do đó, các khâu kiểm soát nguồn gốc, ý thức thực hành trong chế biến, vệ sinh dụng cụ chứa đựng thực phẩm… là những phần việc phải làm thật tốt, nghiêm ngặt theo đúng quy trình.

Cùng với đó trong công tác quản lý, việc hết sức quan trọng là phải phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp hiệu quả giữa các cấp, ngành để từ đó luôn có sự thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện sai phạm, đồng thời cảnh báo công khai các loại thực phẩm không an toàn, những đơn vị thiếu uy tín trong cung cấp thực phẩm. Đặc biệt, công tác quản lý của cơ quan chức năng phải minh bạch, xử lý nghiêm những vi phạm, luôn đặt vấn đề bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe của các em học sinh lên hàng đầu.

Đặc biệt, trách nhiệm phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về bảo đảm ATTP bữa ăn học đường phải ngày càng chặt chẽ. Trong đó, việc chủ động công khai thực đơn, đơn vị cung ứng thực phẩm cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp như trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có), thông báo định kỳ, thường xuyên bằng văn bản để ban đại diện phụ huynh học sinh biết và giám sát. Như vậy vai trò giám sát của phụ huynh cũng được tăng cường. Các bậc phụ huynh phối hợp với nhà trường kiểm soát giá thành, chi phí thực của bữa ăn học đường liên quan nguồn gốc thực phẩm của các đơn vị cung cấp, yêu cầu xuất trình đầy đủ giấy tờ truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại thời điểm cung cấp, lưu mẫu thực phẩm đúng quy định tại các bếp ăn trong trường học, để các cơ quan chuyên môn kiểm tra khi cần thiết.

Bởi vậy có thể nói chất lượng ATTP trong các trường học liên quan cả quá trình từ khâu sản xuất đến tiêu dùng, nên đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc đòi hỏi trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội.

1.3.4.11. An toàn trong lao động sản xuất

Các giáo dục LĐXS hay mô hình trường học gắn với thực tiễn là một yếu tố quan trọng trong chương trình giảng dạy của các trường PTDTBT. Học sinh tham gia các giáo dục LĐSX có cơ hội có được các kỹ năng cá nhân và xã hội và sẽ quay trở lại công việc học tập với sự tự tin và hứng thú hơn. Chương trình giáo dục LĐSX cũng có thể chỉ là trồng cây gì? Nuôi con gì? Nhà trường cần phải có hướng dẫn cho giáo viên về các giáo dục khi tham gia LĐSX sau giờ học với nội dung chi tiết về việc xử lý vấn đề. Hướng dẫn cần bao gồm các nguyên tắc chung về an toàn, vấn đề Đội tự quản, Tổ tự quản nhóm và các khía cạnh an toàn phải là một phần của công tác chuẩn bị.

Năng lực lãnh đạo là thiết yếu đối với vấn đề an toàn và thành công của giáo dục LĐSX. Trong tất cả các giáo dục LĐXS đều có hai giáo viên trực chịu trách nhiệm về các giáo dục của học sinh. Đối với thầy cô phải có kỹ năng điều hành Đội tự quản có kỹ năng và kinh nghiệm thì an toàn sẽ luôn được đặt ra trước mọi hành động. Một kỹ năng đặc biệt quan trọng có được từ kinh nghiệm là ý thức và sự am hiểu về mối nguy hiểm và khả năng xác định các nguy cơ tiềm ẩn. Giáo viên cần phải quen thuộc với những Đội tự quản, biết về điểm mạnh, điểm yếu và khả năng của chúng, ý thức về kinh nghiệm đã có của chúng, đặc biệt là những kinh nghiệm về hình thức LĐSX theo vùng miền, bản sắc địa phương mà nhóm đang thực hiện.

Công tác chuẩn bị cẩn thận để thành công và an toàn của một buổi giáo dục là quan trong, cho dù là giáo dục nhanh hay lâu dài, cho dù là nhóm lớn hay nhóm nhỏ. Một kế hoạch an toàn thành công phụ thuộc vào việc giáo viên có khả năng lường trước được tất cả những nguy cơ và nguy hiểm tiềm ẩn và những khó khăn có thể gặp phải, từ đó có kế hoạch tránh hoặc loại trừ chúng khi giao việc cho Đội tự quản quản lý các nhóm được chặt chẽ.

Công tác chuẩn bị sẽ cần sự tham gia của chính học sinh và đây là cơ hội lý tưởng để làm cho chúng có ý thức tích cực về an toàn. Đặc biệt, học sinh phải có ý thức về tầm quan trọng của kỷ luật trong suốt quá trình giáo dục và chúng phải hiểu

1.3.4.12. Hoạt động giáo dục an toàn tại nơi sinh hoạt

100% học sinh là con em DTTS nơi ở vẫn chưa có điện lưới nên các thiết bị điện hay các thiết bị chiếu sáng hay bình chữa cháy đều là những vật dụng hết sức xa lạ với học sinh gây nên sự tò mò nhưng thiêu hiểu biết rất dễ xảy ra nguy cơ mất an toàn nên nhà trường cần chú ý có những ghi chú, giải thích bằng tiếng Kinh và tiếng Dao bản địa của học sinh.

Chỉ một chút sơ suất, chỉ một chút lơ là khi chạy nhảy, nô đùa, chơi thể thao bị thương hoặc thiếu khéo léo khi sử dụng bút, kéo, compa, khi tham gia lao động sản xuất hay vui chơi tại khu nhà ở bán trú… đều có thể khiến HS dễ dàng bị chảy máu, bị đau. Do vậy nhà trường chủ động phòng tránh các tai nạn này là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho các em.

Nhà trường cần đưa ra các tình huống thực tế được đưa ra và thảo luận sôi nổi. Từ đó, các thầy cô ý thức rõ ràng và nghiêm túc hơn về các nguy cơ tai nạn thương tích có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của HS cũng như biết cách xử lý linh hoạt các vấn đề khi xảy ra tai nạn thương tích đối với HS.

1.3.5. Phương pháp và hình thức giáo dục an ninh an toàn ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam sẽ phải chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật liên quan của Nhà nước Việt Nam. Đối với vấn đề đảm bảo an ninh và an toàn trong trường học , từ các văn bản pháp quy và chỉ thị của Đảng các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam sẽ phải chịu sự điều chỉnh Phương pháp giáo dục an ninh an toàn cho HS PTDTBT THCS ở các trường PTDTBT THCS hiện nay được thực hiện khá đa dạng, phong phú tuy nhiên có thể lựa chọn tập trung ở một số các phương pháp sau:

* Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để học sinh được trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân của mình một cách chủ động về một vấn đề nào đó liên quan tới việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS theo nhóm, nhằm tạo cơ hội cho người học tham gia chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề nào đó.

- Cách tiến hành như sau:

+ Tổ chức: Phân chia nhóm (tùy theo nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn), giao nhiệm vụ cho nhóm

+ Các nhóm thảo luận: Các thành viên trong nhóm trao đổi để đi đến thống nhất cách làm

+ Giáo viên tổng kết các ý kiến trên.

- Một số yêu cầu khi thực hiện phương pháp thảo luận:

+ Khi phân chia số lượng học sinh trong nhóm phải căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp học và số lượng học sinh trong lớp. Tuy nhiên không nên để nhóm quá đông hoặc quá ít.

+ Nội dung thảo luận ở các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.

+ Các nhóm phải cử người làm thư kí.

+ Cần quy định thời gian thảo luận và trình bày ý kiến.

+ Giáo viên bao quát toàn bộ nhóm.

- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ngoài tác dụng rèn luyện kỹ năng cần thiết còn rèn luyện cho các em một số kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng làm việc hợp tác; Kỹ năng thương lượng; Kỹ năng chia sẻ; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng xử lý tình huống,…

* Phương pháp đóng vai

- Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định, nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là cách thức, là ứng xử, là đối thoại của nhân vật.

Phương pháp này giúp học sinh PTDTBT THCS suy nghĩ sâu sắc về các tình huống bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà học sinh PTDTBT THCS quan sát được. Từ sự trải nghiệm, quan sát và đánh giá tình huống, học sinh PTDTBT THCS được rèn luyện về những kỹ năng giải quyết các vấn đề của bản thân mình.

- Cách tiến hành: Chọn chủ đề; Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5-7 người; Lần lượt các vai thể hiện; Người ngồi dưới ghi nhận xét; Mỗi nhóm cử đại diện thể hiện; Ý kiến của đại diện các nhóm khác; Giáo viên nhận xét và kết luận.

- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp đóng vai:

+ Chọn chủ đề phù hợp (do giáo viên gợi ý hoặc nhóm đề xuất).

+ Mỗi nhóm tìm ra phương án chung nhất, hiệu quả nhất của nhóm mình trình bày.

+ Yêu cầu cả về nội dung và hình thức thể hiện.

* Phương pháp nghiên cứu và xử lý tình huống

- Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết. Nghiên cứu tình huống còn gọi là nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) là một trong những phương pháp giáo dục chủ động, được sử dụng ngày càng phổ biến, nhằm khắc phục tình trạng thực tế là trong quá trình giáo dục, học sinh không được tự ra các quyết định; nên khi ra thực tiễn sẽ lúng túng, thiếu suy nghĩ, cân nhắc, không đề ra được quyết định hợp lý khi thực hiện nhiệm vụ theo chức trách đảm nhiệm.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống thường xuất phát từ một câu chuyện được viết ra nhằm tạo ra tình huống “thật” để minh chứng cho một hoặc một loạt vấn đề. Đôi khi có thể nghiên cứu tình huống trên một đoạn video, hay một băng cát xét, hoặc dưới dạng hình vẽ.

- Cách tiến hành:

+ Chọn tình huống (có thể một hoặc nhiều tình huống).

+ Chia nhóm (mỗi nhóm một tình huống càng tốt).

+ Đọc (xem, nghe) tình huống.

+ Suy nghĩ về tình huống đó (đưa ra một vài câu hỏi).

+ Cả nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến.

+ Trình bày ý kiến của nhóm.

+ Ý kiến của các nhóm về những vấn đề đặt ra.

+ Giáo viên kết luận.

* Ngoài ra, trong quá trình giáo dục kỹ năng giáo dục an ninh an toàn cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp trò chơi, phương pháp nêu gương, phương pháp thuyết trình, phương pháp diễn kịch,…

* Hình thức giáo dục

Trong quá trình giáo dục thì giáo dục phòng ngừa đảm bảo an ninh an toàn cũng là một hoạt động nằm trong quá trình giáo dục tổng thể, nó được tiến hành thông qua những hình thức tổ chức sau:

- Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản thông qua các môn khoa học xã hội và nhân văn như: Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân,… Những kiến thức các bộ môn khoa học này có liên quan đến nhận thức những chuẩn mực giá trị đạo đức và liên quan đến thái độ, cách ứng xử, hành vi trong phòng ngừa mất an toàn ở trẻ em. Các môn này giúp người học hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, những phẩm chất xã hội như: Con đường tư duy hợp lý, tác phong làm việc, coi trọng nhân cách và ý thức… Các môn khoa học khác như: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng… tạo cơ hội để người học phát triển những xúc cảm, rèn luyện ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, những bổn phận và nghĩa vụ của người công dân, giảm thiểu các hành vi không đúng chuẩn mực xã hội.

- Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như các hoạt động đoàn thể và hoạt động xã hội vì đặc điểm tâm lý của HS PTDTBT THCS là rất thích hoạt động, hứng thú với các hoạt động phong trào. Vì vậy, cần phải tổ chức các hoạt động theo từng chủ đề có nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS PTDTBT THCS để lôi cuốn các em tham gia, thông qua đó giáo dục phòng ngừa các nguy cơ mất an toàn cho các em.

- Thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ: vì hình thức sinh hoạt này có ưu thế giáo dục được đông đảo cho HS PTDTBT THCS trong toàn trường, đồng thời giáo dục đến từng HS ở các lớp học cụ thể.

- Giáo dục an ninh an toàn thông qua con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi HS PTDTBT THCS. Phải khơi dậy và kích thích các em tự giác, tích cực, tự giáo dục bản thân, tự đấu tranh loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, các hủ tục của dân tộc mình, của gia đình và địa phương, các kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra. Chỉ khi HS PTDTBT THCS đủ nhận thức và tự giác đấu tranh với chính bản thân mình thì mới giảm thiểu được nguy cơ mất an toàn.

1.4. Quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh trong trường PTDTBT THCS

1.4.1. Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS với công tác quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh

Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Với tư cách pháp nhân đó, hiệu trưởng trường PTDTBT THCS có các vai trò chủ yếu và cần có các phẩm chất, năng lực tương xứng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Hiệu trưởng, đại diện cho chính quyền về mặt thực thi luật pháp, chính sách giáo dục nói chung, các quy chế giáo dục và Điều lệ Trường THCS. Để đảm đương vai trò

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí