Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp trường, lớp học sinh bán trú trên địa bàn huyện trong các năm học 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019 49

Bảng 2.2. Tổng hợp đánh giá tình hình cơ sở vật chất phục vụ học sinh bán trú

của 4 trường PTDTBT (phạm vi khảo sát) 50

Bảng 2.3. Thống kê cơ sở vật chất phục vụ giáo dục an ninh an toàn 51

Bảng 2.4. Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên tham gia giáo

dục an ninh an toàn 52

Bảng 2.5. Bảng thống kê số lượng mất an toàn của học sinh ở bán trú trong hai năm gần đây điều tra ở 4 trường PTDTBT THCS 53

Bảng 2.6. Thống kê giáo dục duy trì số lượng và chất lượng giáo dục ở 4 trường PTDTBT THCS 54

Bảng 2.7. Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục giáo dục an ninh an toàn cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

học sinh ở trường PTDTBT THCS huyện bảo Thắng 55

Bảng 2.8. Tổng hợp đánh giá mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường PTDTBT

Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai - 2

THCS huyện bảo Thắng 56

Bảng 2.9. Khảo sát thực trạng giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục an ninh an toàn 57

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức các giáo dục an ninh an toàn

cho học sinh của cán bộ quản lý và giáo viên 59

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức các giáo dục an ninh an toàn

của học sinh bán trú 60

Bảng 2.12. Tổng hợp mức độ đánh giá thực trạng tổ chức các giáo dục an ninh

an toàn của Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 61

Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục an ninh an toàn 63

Bảng 2.14. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá các giáo dục giáo dục an ninh an toàn (kết quả khảo sát giáo viên) 64

Bảng 2.15. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá các giáo dục an ninh an toàn

(kết quả khảo sát học sinh) 65

Bảng 2.16. Bảng tổng hợp mức độ đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng công tác kiểm tra đánh giá về giáo dục an ninh an toàn 66

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm cần thiết của các biện pháp đã đề xuất 100

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 101

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi

của các biện pháp đề xuất 102

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Mối tương quan giữa đánh giá của giáo viên và học sinh về

thực trạng tổ chức các giáo dục an ninh an toàn 62

Biểu đồ 2.2. Mối tương quan giữa đánh giá của giáo viên và học sinh về thực trạng công tác kiểm tra đánh giá về giáo dục giáo dục an

ninh an toàn 67

Biểu đồ 3.1. Tương quan mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở trường PTDTBT THCS huyện Bảo Thắng 102

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), Luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đều có các quy định để quyền được giáo dục của đồng bào các DTTS, quy định việc tạo điều kiện cho người DTTS được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình bên cạnh việc sử dụng tiếng Việt. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh DTTS được hưởng chính sách ưu đãi, Nhà nước thành lập các trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, dự bị đại học cho con em DTTS; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006, quy định việc cử tuyển người DTTS vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và được hưởng học bổng, tiền hỗ trợ ăn, ở, đi lại, mua sách vở, đồ dùng học tập; Nghị định 82/2010/NĐ-TTg ngày 15-7-2010 quy định về dạy và học tiếng nói, chữ viết DTTS; Quyết định 2123/2010/QĐ-TTg ngày 22-11-2010 về quyền được giáo dục cho các DTTS rất ít người (có số dân dưới 10.000 người)... Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính cũng đã ban hành nhiều Thông tư liên tịch nhằm hỗ trợ về tài chính cho các học sinh tại các trường nội trú và trường dự bị đại học dân tộc. Theo đó, học sinh thuộc đối tượng này được miễn học phí, được hỗ trợ chi phí sinh hoạt, ăn ở, đi lại.

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS không chỉ thể hiện qua các Nghị định, chương trình, dự án, mà còn bằng chiến lược cơ bản lâu dài, như Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, nhằm tạo động lực phát triển mạnh mẽ vùng đồng bào DTTS. Tiếp đó, ngày 14-3-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được đặt ra là công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.

Theo đó, Nhà nước tiếp tục triển khai chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng để củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng làm việc, trong đó có tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức người DTTS, bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức người DTTS nhưng còn hạn chế về khả năng giao tiếp bằng tiếng DTTS. Đặc biệt, Học viện Dân tộc vừa mới được thành lập theo Quyết định số 1562/QĐ-TTg ngày 8-8-2016 của Thủ tướng Chính phủ trên

cơ sở sáp nhập, tổ chức lại hai đơn vị là Viện Dân tộc và Trường Cán bộ dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc. Học viện Dân tộc sẽ là cơ sở nghiên cứu, giáo dục công lập về dân tộc và công tác dân tộc lớn nhất cả nước, nghiên cứu chiến lược, chính sách về dân tộc và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ đại học, sau đại học, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS.

Thực tế cho thấy, các chính sách của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục, đào tạo vùng DTTS phát triển. Tuy nhiên, giáo dục, đào tạo vùng DTTS hiện nay vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Nhìn chung, mặt bằng giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào các DTTS vẫn còn có khoảng cách đáng kể với người Kinh. Chất lượng nguồn nhân lực đồng bào DTTS còn hạn chế, đội ngũ cán bộ DTTS thiếu và một bộ phận yếu về trình độ chuyên môn. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã quan tâm ban hành nhiều chính sách đối với giáo dục, đào tạo vùng DTTS, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể giải quyết được hết những khó khăn của địa phương. Công tác quản lý giáo dục dân tộc chưa theo kịp thực tiễn phát triển giáo dục ở vùng DTTS, miền núi; công tác chỉ đạo còn thiếu linh hoạt và mang nặng thủ tục hành chính; công tác tham mưu ban hành một số chính sách cụ thể chưa phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay, mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vùng DTTS đã được tăng cường đầu tư, cải thiện rất nhiều so với trước, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.

Đặc biệt là ở các trường chuyên biệt vùng DTTS vẫn còn thiếu nhiều phòng học, thiếu nhà ở bán trú, bếp ăn, công trình vệ sinh và các điều kiện sinh hoạt, học tập khác. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý còn thiếu về số lượng, năng lực một bộ phận giáo viên còn hạn chế, đời sống còn khó khăn nên chưa yên tâm công tác.

Mặc dù GDĐT vùng DTTS, miền núi nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững vùng DTTS, miền núi, GDĐT còn nhiều yếu kém, bất cập cần phải khắc phục. Đó là mạng lưới trường học, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở vùng DTTS, miền núi đã được tăng cường đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở một số trường chuyên biệt vùng DTTS. Chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, miền núi còn thấp và chưa đồng đều giữa các dân tộc: Còn có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ/HS giữa thành thị với vùng DTTS và vùng đặc biệt khó khăn.

Tỷ lệ huy động trẻ em DTTS đi học phổ thông còn thấp và không đồng đều giữa các dân tộc. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực sư phạm và năng lực tổ chức các giáo dục giáo dục. Quy mô và mạng lưới các cơ sở đào tạo các địa phương vẫn đang là vấn đề khó khăn. Hiện nay, công tác an ninh, an toàn cho học sinh tại các trường bán trú đang đặt ra nhiều thách thức với các cấp, các ngành. Đã có những vụ việc người lạ mặt trà trộn vào trường học để thực hiện hành vi xâm hại học sinh; hành hung trộm cắp, phá hoại tài sản nhà trường và đặc biệt hơn nguy cơ có thể xảy ra chết đuối do lũ cuốn hay qua suối với học sinh vùng núi càng trở nên cấp thiết, đồng thời xã hội cũng chứng kiến nhiều vụ tai nạn thương tích, bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh đuối nước, ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục phổ thông, nhiều học sinh thiếu kinh nghiệm sống dễ bị lôi kéo dụ dỗ. Thời gian gần đây xã hội chứng kiến nhiều vụ tai nạn thương tích, bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cả mầm non. Nhức nhối hơn là tình trạng học sinh, bị lôi kéo, thực hiện hành vi vi phạm thông qua mạng xã hội. Các vụ việc trên đã ảnh hưởng không tốt đến an ninh, trật tự trường học, an toàn tính mạng học sinh và uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo, gây bức xúc trong xã hội.

1.1. an ninh và an toàn khi đến trường là quyền lợi chính đáng và là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, sáng tạo, sự phát triển, cũng như tương lai cuộc sống của mỗi học sinh. Do đó, an ninh và an toàn cho học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.

1.2. Vấn đề sức khoẻ và an toàn cho học sinh trong trường học là một trong những tiêu chí đầu tiên và vô cùng chính đáng mà phụ huynh nói chung quan tâm khi lựa chọn môi trường học tập cho con em mình.

1.3. Hiện nay, ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu chính thức về vấn đề sức khoẻ và an toàn cho học sinh trong trường phổ thông nói chung còn chưa nhiều, nếu không muốn nói là chưa có.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài "Quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai" để tạo điều kiện thuận lợi cho chính bản thân mình trong công tác quản lý tại Trường PTDTBTTHCS xã Gia Phú đồng thời góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, học sinh ở Trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất những biện pháp quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục cho học sinh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBT THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh bán trú ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS

4.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý an ninh, an toàn cho học sinh trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

4.3. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

5. Giả thuyết khoa học

Chất lượng và hiệu quản lý an ninh, an toàn cho học sinh các trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai hiện nay còn hạn chế và bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ yếu tố quản lý. Nếu xác định được rõ các nguyên nhân cụ thể từ quản lý và đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của trường PTDTBTHCS trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai như đề xuất trong luận văn thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn, an ninh cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường.

6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về giáo dục an ninh an toàn cho học sinh của các Hiệu trưởng Trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai theo cách tiếp cận 4 chức năng của quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá giáo dục an ninh an toàn các trường bán trú huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Đề tài được triển khai tại 4 trường Bán trú trên địa bàn huyện bảo Thắng.

6.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nhóm 1: Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên 4 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng (80 người).

- Nhóm 2: Học sinh ở bán trú thuộc 4 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng được điều tra (100 học sinh).

Số liệu khảo sát từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập, đọc, phân tích và tổng hợp tư liệu về các khái niệm, vấn đề có liên quan đến an ninh, an toàn trường học làm sơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài nhằm khảo sát ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THCS về thực trạng, những thuận lợi, khó khăn và các biện pháp quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS.

- Phương pháp quan sát: Quan sát giáo dục chỉ đạo, tổ chức, thực hiện và các minh chứng về công việc mà đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS thực hiện nhằm thu thập những thông tin cơ bản về khách thể nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về nội dung nghiên cứu và các biện pháp quản lý an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm quản lý an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS trên địa bàn trong những năm gần đây, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS.

- Phương pháp toán thống kê: Sử dụng công thức toán thống kê để xử lý số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu.

7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê thống kê toán học

- Phương pháp toán thống kê xử lý số liệu thu thập được.

- Phân tích, so sánh rút ra nhận định.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục.

Nội dung gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS.

Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Chương 3. Các biện pháp quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí