Các Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục An Ninh An Toàn Cho Học Sinh Của Trường Ptdtbt Thcs Huyện Bảo Thắng.

24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế và tổ chức giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú).

Các đơn vị trường PTDTBT nằm ở các vùng miền có đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội, trình độ dân trí, dân tộc khác nhau (có trường ở khu vực đông đồng bào H’Mông, có trường ở vùng đồng bào Dao…). Vì vậy, việc xây dựng đề xuất các biện pháp quản lý cần quan tâm và gắn chặt với tính thực tiễn mới phát huy hiệu quả.

3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh của Trường PTDTBT THCS huyện Bảo Thắng.

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm về các giáo dục giáo dục an ninh an toàn cho CBQL, GV, NV trong trường PTDT bán trú THCS

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Thông qua giáo dục bồi dưỡng, góp phần nâng cao trách nhiệm và giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thấy được mục đích và tầm quan trọng của giáo dục an ninh an toàn (góp phần an toàn cho học sinh, đặc biệt là duy trì tỷ lệ chuyên cần, nâng cao năng lực nhận thức, phát triển và rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh). Có nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ của bản thân khi công tác tại trường phổ thông dân tộc bán trú, ngoài nhiệm vụ theo quy định của điều lệ trường phổ thông còn phải thực hiện các nhiệm vụ đặc thù đối với trường dân tộc bán trú.

3.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nội dung của biện pháp: Tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường về quan điểm, chủ trương phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước ta trong tình hình mới. Đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Quán triệt các chủ trương, kế hoạch phát triển giáo dục của Đảng bộ các cấp, các phong trào thi đua trong ngành giáo dục, quan điểm của chính quyền địa phương, ngành giáo dục về phát triển trường PTDTBT THCS.

Triển khai tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên, phụ huynh và các em học sinh các quy định của nhà nước về chế độ chính sách đối với trường PTDTBT, chế độ chính sách đối với các em học sinh học ở trường PTDTBT (Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ chức và giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú và Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh; Nghị định 116/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Tổ chức thực hiện biện pháp: Để tổ chức thực hiện được việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm về các giáo dục giáo dục an ninh an toàn cho CBQL, giáo viên, nhân viên trong trường PTDT bán trú THCS đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cấp các ngành. giáo dục bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục tại đơn vị trường học.

Tổ chức thông qua giáo dục bồi dưỡng hè hàng năm: Hàng năm trước khi bước vào năm học mới ngành giáo dục huyện Bảo Thắng thường tổ chức giáo dục bồi dưỡng hè, đây là dịp thuận lợi để cấp ủy chính quyền địa phương, ngành giáo dục triển khai giáo dục bồi dưỡng nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên nói chung và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các trường PTDTBT nói riêng về quan điểm, chủ trương của đảng nhà nước địa phương về phát triển giáo dục và phát triển an ninh an toàn ở các trường PTDTBT.

Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai - 11

Tổ chức bồi dưỡng thông qua các cuộc họp của Hội đồng giáo dục nhà trường, sinh hoạt tổ chuyên môn: Hội đồng giáo dục nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt định kì hàng tháng (hoặc đột xuất) để đánh giá các giáo dục giáo dục, đây là cơ hội thuận lợi để Hiệu trưởng nhà trường tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về giáo dục an ninh an toàn; triển khai quán triệt các chính sách, chế độ liên quan đến trường PTDTBT, đến học sinh bán trú.

Tổ chức bồi dưỡng thông qua các giáo dục sinh hoạt của chi bộ: Trong các buổi sinh hoạt chi bộ, ngoài việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của đảng, các chủ trương phát triển kinh tế xã hội, các nội dung sinh hoạt nâng cao phẩm chất chính trị của đảng viên, thì Ban chi ủy cũng cần lồng ghép triển khai bồi dưỡng nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên là đảng viên về giáo dục an ninh an toàn.

Tổ chức bồi dưỡng thông qua các buổi hội thảo, thảo luận chuyên đề: Hàng năm, trong nhà trường hoặc ngành giáo dục nên mở các hội nghị chuyên đề nhằm đánh giá kết quả giáo dục an ninh an toàn; đánh giá vai trò, tầm quan trọng của giáo dục an ninh an toàn trong trường PTDTBT, qua đó nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về giáo dục này.

Tổ chức bồi dưỡng thông qua các giáo dục kiểm tra đánh giá chuyên đề: Để nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện cần tổ chức các đợt kiểm tra, đánh giá chuyên đề về giáo dục an ninh an toàn. Thông qua các giáo dục kiểm tra sẽ chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế, rút ra các bài học trong tổ chức giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDTBT, qua đó góp phần bồi dưỡng nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về giáo dục an ninh an toàn.

Tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm về các giáo dục giáo dục an ninh an toàn: Người cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bên cạnh việc tu dưỡng, trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo, rèn luyện năng lực chuyên môn thì cần phải không ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên công tác tại các trường PTDTBT cần nhận thức được bên cạnh việc dạy học, truyền thụ tri thức thì giáo dục an ninh an toàn nhằm phát triển, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, chăm sóc nuôi dưỡng học sinh là một giáo dục quan trọng không thể thiếu trong nhà trường PTDTBT.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Các cấp, các ngành, Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo cần thống nhất về chủ trương giáo dục trong trường PTDTBT. Có định hướng nội dung, giành thời lượng thích đáng để bồi dưỡng thông qua giáo dục bồi dưỡng chuyên môn hè hàng năm theo nhóm trường bán trú. Xác định giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDTBT là một giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục ở nhà trường, là một giáo dục quan trọng nhằm bảo vệ sự an toàn và phát triển toàn diện học sinh. Đặc biệt đây là giáo dục quyết định đến việc duy trì số lượng nâng cao chất lượng đối với giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các giảng viên thực hiện bồi dưỡng phải có lý luận, kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu về trường PTDTBT, về giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDTBT.

Hiệu trưởng nhà trường, Bí thư chi bộ, Tổ trưởng chuyên môn phải là người gương mẫu, trách nhiệm, đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước, nhiệm vụ được giao. Luôn tâm huyết với nghề nghiệp, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng cụ thể, thường xuyên, liên tục trong năm học.

Công tác kiểm tra đánh giá phải khách quan, công bằng, sát thực tế, chỉ ra được những ưu điểm để phát huy, những tồn tại hạn chế để rút kinh nghiệm. Xác định mục đích công tác kiểm tra đánh giá không phải nhằm để xử lý kỷ luật mà góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDTBT.

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL-GV về Quản lý giáo dục, an ninh và an toàn cho học sinh trong trường PTDTBT THCS

3.2.2.1. Mục đích biện pháp

Nói đến công tác quản lý giáo dục an ninh, an toàn là muốn nói tới khả năng chỉ huy, điều hành, chỉ đạo của Hiệu trưởng, Ban giám hiệu nhà trường và từng giáo viên, nhân viên tham gia. Cũng như giáo dục chuyên môn, công tác quản lý phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, công tác quản lý lại có tính đặc thù vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, vừa thể hiện năng khiếu vừa phải được đào tạo, bồi dưỡng qua trường lớp và trải nghiệm trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, việc quản lý giáo dục an ninh an toàn ở trường PTDTBT không phải cứ giỏi về chuyên môn, mà ở đây người quản lý cần phải là người có những kiến thức sâu sắc về tâm sinh lý lứa tuổi, kiến thức xã hội phong phú, có kinh nghiệm thực tiễn…

Để có được hiểu biết về quản lý và năng lực quản lý, bên cạnh yếu tố bẩm sinh như: phong cách, nói năng... thì người làm công tác quản lý cũng phải được đào tạo hoặc bồi dưỡng thường xuyên. Bởi vậy, việc bồi dưỡng năng lực quản lý giáo dục an ninh an toàn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên trong trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Bảo Thắng nhằm góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là hiệu quả quản lý giáo dục an ninh an toàn ở trường PTDTBT THCS.

3.2.2.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nội dung của biện pháp: Để tiếp tục đổi mới và bồi dưỡng năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trường học PTDT bán trú đáp ứng yêu cầu hiện nay, có rất nhiều việc phải làm. Qua việc tham vấn các nhà chuyên môn, từ thực tế điều tra, đánh giá giáo dục quản lý giáo dục an ninh ở các đơn vị trường học trên địa bàn huyện. Theo tôi, trước hết đối với ngành giáo dục cần tham mưu làm tốt công tác quy họach, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học, tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý, tăng cường giáo dục kiểm tra đánh giá năng lực quản lý của đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó các trường học. Bản thân người làm công tác quản lý cũng phải tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên trong công việc được phân công quản

lý. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các trường PTDT bán trú THCS cần phải có những kiến thức, hiểu biết và khả năng quản lý giáo dục an ninh như: Biết xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra đánh giá các giáo dục an ninh, hiểu biết về đặc thù mô hình bán trú và đặc điểm tâm lý lứa tuổi.

Tổ chức thực hiện: Nhằm nâng cao năng lực quản lý giáo dục an ninh cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các trường PTDTBT, trước hết cần quan tâm đến năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, hiệu phó), giáo viên, nhân viên nhà trường thông qua các giáo dục:

Rà soát đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học: Cán bộ quản lý trường học (hiệu trưởng, hiệu phó) là những người đứng mũi chịu sào, người chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Chịu trách nhiệm về mọi giáo dục giáo dục trong nhà trường, trong đó có giáo dục giáo dục an ninh. Người hiệu trưởng kém về năng lực quản lý sẽ không tạo nên một nhà trường có chất lượng hiệu quả giáo dục cao. Muốn có được những người hiệu trưởng, hiệu phó giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý tốt thì công tác rà soát, lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trường học là rất quan trọng. Vì vậy, hàng năm phòng Giáo dục & Đào tạo (cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện) phải làm tốt công tác kiểm tra đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ quản lý trường học. Thông qua giáo dục kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý trường học, nhằm kịp thời phát hiện những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý giáo dục giáo dục, qua đó người quản lý sẽ rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý. Công tác lấy phiếu tín nhiệm hàng năm nhằm kịp thời phát hiện những nhân tố mới trong đội ngũ giáo viên có đủ năng lực phẩm chất để đào tạo bồi dưỡng và đồng thời cũng xác định được những cán bộ quản lý còn yếu kém, không đủ phẩm chất năng lực để bồi dưỡng hoặc thay thế.

Nội dung kiểm tra đánh giá cán bộ quản lý về giáo dục an ninh ở các trường PTDTBT THCS cần được tổ chức thường xuyên, thông qua giáo dục kiểm tra đánh công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện và kết quả giáo dục an ninh ở các đơn vị trường học. Công tác rà soát, quy hoạch cán cán bộ quản lý cần thực hiện hàng năm, luôn có sự điều chỉnh phù hợp và cần được tổ chức công khai, thông báo rộng rãi trong nhà trường.

Trong việc cất nhắc và đề bạt cán bộ quản lý nhà trường cùng với các tiêu chuẩn quy định chung như phẩm chất đạo đức, phong cách và lối sống, trình độ chuyên môn cần phải đặc biệt quan tâm đến năng lực quản lý, điều hành công việc của cán bộ. Trong công tác quy hoạch cần quan tâm đến bồi dưỡng ngay từ đội ngũ

giáo viên, cán bộ quản lý ở tại đơn vị trường học. Đối với mỗi cán bộ quản lý nhà trường cần qui định thời gian theo nhiệm kì (có thời gian ổn định ít nhất là 5 năm) như vậy mới có hiểu biết kỹ về công việc được làm, từ đó mới lãnh đạo và chỉ đạo tốt được các giáo dục giáo dục, nhất là giáo dục an ninh tại các trường bán trú đặc thù.

Đối với nhà trường, công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cũng cần phải được triển khai thực hiện nghiêm túc. Cần thường xuyên sao sát đánh giá năng lực của đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở đó cất nhắc giao nhiệm vụ (tổ trưởng chuyên môn…), theo dõi bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ này để tham mưu cất nhắc, để bổ sung vào qui hoạch cán bộ quản lý cấp trường

Tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý: Quản lý giáo dục an ninh cũng như các nội dung quản lý giáo dục khác, để nâng cao được năng lực, thì người cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngoài việc tham gia các lớp bồi dưỡng, cần phải không ngừng học tập tự nâng cao năng lực quản lý của bản thân. Cùng với việc mở rộng tầm tư duy, hiểu biết sâu sắc về tình hình của địa phương, đơn vị, của đất nước, của thế giới, điều rất quan trọng là người quản lý phải nắm vững từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đến tổ chức bộ máy; mối quan hệ trên, dưới, ngang dọc; việc điều hành, chỉ đạo từ việc lớn đến các giáo dục cụ thể trong nhà trường. Đặc biệt là giáo dục quản lý an ninh an toàn với các công việc diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng liên quan đến học sinh, tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại thể hiện toàn bộ năng lực điều hành của một người quản lý.

Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường PTDTBT bên cạnh việc tự nâng cao về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý thông qua sách báo, tài liệu thì việc rút kinh nghiệm quản lý thông qua thực tế tổ chức các giáo dục an ninh hàng năm là rất quan trọng.

Nâng cao năng lực quản lý thông qua các giáo dục xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra các giáo dục an ninh: Như qua điều tra, phân tích đánh giá thực tế tại chương 2, chúng ta nhận thấy rằng để quản lý có hiệu quả giáo dục an ninh ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Bảo Thắng có rất nhiều lực lượng cùng tham gia (Hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên đoàn đội, nhân viên…). Tuy nhiên, để tổ chức có hiệu quả giáo dục này, đòi hỏi ở các đơn vị trường PTDTBT cần phải xây dựng kế hoạch chung về triển khai giáo dục an ninh cho cả năm học, các bộ phận quản lý từng giáo dục cũng cần phải có kế hoạch cụ thể riêng cho mỗi giáo dục.

Qua việc điều tra khảo sát đánh giá thực tế cho thấy việc xây dựng và triển khai Kế hoạch giáo dục an ninh ở các trường PTDTBT THCS không giống với kế hoạch giáo dục an ninh an toàn ở các trường THCS. Trường PTDTBT THCS với đặc điểm là có trên 50% học sinh ở bán trú. Nên giáo dục an ninh an toàn ở đây (đề tài nghiên cứu) là giáo dục giành riêng cho học sinh ở bán trú vì vậy về cấu trúc nội dung không giống như kế hoạch giáo dục an ninh an toàn chung. Với mục tiêu nhằm giáo dục phát triển toàn diện học sinh, trong điều kiện học sinh ở tại trường các ngày học trong tuần (trừ chủ nhật đối với học sinh THCS), vì vậy kế hoạch giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDTBT THCS hiện nay được xây dựng với tên gọi chung là: Kế hoạch tổ chức giáo dục bán trú.

Kế hoạch giáo dục an ninh an toàn hay còn gọi là kế hoạch bán trú ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Bảo Thắng không đồng nhất về cấu trúc, hình thức cũng như nội dung. Vì vậy, việc thống nhất xây dựng kế hoạch tổ chức các giáo dục an ninh an toàn là rất quan trọng và cần thiết.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, tham khảo ý kiến chuyên gia (cán bộ, lãnh đạo phòng giáo dục, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện), người viết đề xuất mẫu kế hoạch giáo dục an ninh an toàn cho các trường PTDTBT THCS như sau (phụ biểu 3.1).

Cùng với việc xây dựng kế hoạch chung cho giáo dục an ninh an toàn, nhà trường cần xây dựng một khung thời gian triển khai các giáo dục an ninh an toàn theo từng tháng. Trên cơ sở kế hoạch và khung thời gian thực hiện các nhiệm vụ an ninh an toàn, Ban quản lý bán trú, giáo viên đoàn đội, giáo viên thể dục, bộ phận cấp dưỡng, bảo vệ xây dựng kế hoạch triển khai các giáo dục theo từng ngày, tuần trong tháng.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý giáo dục an ninh an toàn thông qua giáo dục xây dựng kế hoạch, thì việc tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, các giáo dục theo kế hoạch là việc làm rất quan trọng tạo nên hiệu quả của giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDTBT THCS.

Để cho các giáo dục an ninh an toàn thực hiện đúng theo kế hoạch, phát huy hiệu quả thì công tác kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm sẽ góp phần điều chỉnh những nội dung không sát, không phù hợp, kịp thời bổ xung những nội dung mới phù hợp với thực tế giáo dục ở đơn vị. Công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia quản lý giáo dục an ninh an toàn.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường phải là người có trách nhiệm, công tâm trong việc đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Việc quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm cần phải được thực hiện công khai.

Hiệu trưởng là đại diện pháp lý của Trường và chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật thực hiện mọi quyết định của Hội đồng trường, tổ chức và điều hành công tác quản lý hàng ngày của Trường.

an ninh và an toàn trong trường học là một phần tất yếu trong trách nhiệm của người quản lý nhà trường, đặc biệt là người lãnh đạo cao nhất của nhà trường. Người lãnh đạo có trách nhiệm cam kết an ninh và an toàn cho mọi thành viên trong nhà trường, trong đó quan trọng nhất là học sinh, bằng cách ban hành các chính sách phù hợp với tình hình của địa phương và tổ chức thực thi hiệu quả.

3.2.3. Biện pháp 3: Lập kế hoạch giáo dục an ninh an toàn cho học sinh trong trường bán trú

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Lập kế hoạch sức khoẻ và an toàn cho học sinh trong trường học bao gồm xác định mục tiêu, các mối nguy hiểm, đánh giá rủi ro, thực thi các tiêu chuẩn:

Xây dựng Nhà trường “An toàn về an ninh trật tự” nhằm tạo ra môi trường an toàn, các giáo dục bình thường về dạy và học tại các trường học, góp phần giữ vững an ninh trật tự trong nhà trường và trên địa bàn.

Tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh; huy động sự phối hợp,giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ.

Nâng cao hơn nữa chất lượng việc tự quản, tự phòng ngừa, tự bảo vệ của giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh.

Củng cố mối quan hệ giữa nhà trường, Công an phường, Ban an ninh trật tự và các ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng “Trường học an toàn về ANTT” và thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh, phòng ngừa giáo dục vi phạm pháp luật trong học sinh trên địa bàn.

Xác định trách nhiệm giáo dục, phòng ngừa những vi phạm là chính; xây dựng môi trường giáo dục rộng khắp đến tận gia đình là biện pháp cơ bản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023