2.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện
* Nội dung thực hiện
Tạo sự đồng thuận về các mục tiêu anh ninh an toàn cho học sinh;
Xác định các mối nguy hiểm và đánh giá rủi ro, quyết định các biện pháp loại trừ hoặc kiểm soát rủi ro.
tuân thủ các quy định pháp luật về anh ninh an toàn cho học sinh.
Xây dựng quy trình, chương trình làm việc và giảng dạy, học tập an ninh, an toàn cho học sinh;
Xây dựng quy trình để ứng phó với các mối nguy hiểm nghiêm trọng và có thể
xảy ra.
Quy định về vấn đề hợp tác với các tổ chức, các đơn vị đóng xung quanh trường. Thiết lập những tiêu chuẩn về an ninh và an toàn cho học sinh.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Giáo Dục An Ninh An Toàn Cho Học Sinh Ở Trường Ptdtbt Thcs Huyện Bảo Thắng
- Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Chỉ Đạo Giáo Dục An Ninh An Toàn
- Các Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục An Ninh An Toàn Cho Học Sinh Của Trường Ptdtbt Thcs Huyện Bảo Thắng.
- Biện Pháp 6: Tổ Chức Huy Động Cơ Sở Vật Chất Và Các Điều Kiện An Ninh, An Toàn Trường Học
- Khảo Nghiệm Về Sự Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Đối Với Các Trường Ptdt Bán Trú Thcs Tại Địa Bàn Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
* Tổ chức thực hiện:
Để xây dựng bản kế hoạch, Hiệu trưởng cần:
Xác định rõ thực trạng của quá trình quản lý giáo dục an ninh an toàn, thực trạng
công tác phòng ngừa của trường, những kết quả đạt được, những tồn tại mà trường chưa giải quyết được.
Phân tích những thuận lợi, khó khăn, điều kiện, khả năng của trường (về nhân lực, cơ sở vật chất,…) để thực hiện kế hoạch.
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn,… của các ngành, các cấp về công tác an ninh an toàn làm định hướng chính để xây dựng kế hoạch giáo dục.
Khi đã có đủ các nội dung trên tức là người Hiệu trưởng đã có được một bản kế hoạch. Tuy nhiên kế hoạch lập xong mới chỉ là văn bản kế hoạch. Kế hoạch cần phải được thực hiện. Thực hiện kế hoạch là quá trình triển khai các giáo dục nhằm biến các mục tiêu trong kế hoạch thành hiện thực. Về bản chất nó là quá trình thực hiện các nhiệm vụ, giáo dục nêu trong kế hoạch. Khi tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần:
- Phổ biến kế hoạch (có thể bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi) cho CBGV, NV trong trường để họ nắm bắt được các nội dung cơ bản của kế hoạch giúp họ chủ động sắp xếp, bố trí thời gian, công sức, trang thiết bị,…
- Phân công cho những người có khả năng, phù hợp với tính chất công việc.Cụ thể là người có hiểu biết về địa bàn, về tập tục văn hóa địa phương, người có kiến thức về an ninh an toàn trong nhà trường, quan tâm, nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong GD đạo đức HS, có nhiều đổi mới về phương pháp GD,…
- Chuẩn bị CSVC, kinh phí, trang thiết. Căn cứ vào thực tế điều kiện của trường, Hiệu trưởng lên danh mục các trang thiết bị sẵn có, đồng thời huy động từ các nguồn trong và ngoài nhà trường chuẩn bị phương án sử dụng cho từng giáo dục.
- Đưa ra thời gian cho từng hoạt động giáo dục. Thời gian được tính từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một hoạt động giáo dục cụ thể. Trong GD học sinh phòng ngừa để an ninh an toàn có rất nhiều giáo dục, do vậy không thể kéo dài mỗi hoạt động giáo dục suốt cả năm học mà cần đưa ra một thời gian nhất định để huy động, thúc đẩy người thực hiện làm việc nỗ lực, tập trung phấn đấu hoàn thành, chuyển sang hoạt động giáo dục khác. Để đưa ra một quỹ thời gian hợp lý, Hiệu trưởng cần căn cứ vào tính chất, nội dung giáo dục, vào khả năng của người thực hiện, điều kiện CSVC, trang thiết bị cũng như kinh phí cho giáo dục.
Trong kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phối hợp với các lực lượng trong công tác giáo dục an ninh an toàn cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú HCS phù hợp với điều kiện của nhà trường, của địa phương nơi trường đóng là miền búi, nới mà trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, tập tục sinh hoạt lạc hậu, hủ tục địa phương còn nhiều.
Trên cơ ở mục tiêu, nhiệm vụ các điều kiện khách quan, chủ quan nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể về giáo dục an ninh an toàn cho học sinh bán trú, lấy ý kiến đóng góp từ tô chuyên môn, trình cấp trên phê duyệt, thông qua kế hoạch, thông qua nhiệm vụ cụ theer. Giao cho tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở tứng khối lớp.
Giáo viên chủ nhiệm các lớp trên cơ sở kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ giao cho tổ chức họp phu huynh và đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục an ninh an toàn co học sinh bán trú.
Việc cụ thể hoá kê hoạch cho từng học kỳ, tưmngf nội dung giáo dục theo chủ đề giáo dục an ninh an toàn là bước quan trong, có ý nghĩa quyết định của qua strinhf quản lý và kê hoạch hoá cho từng giai đoạn, quyết định thành công của công tác quản lý. Hoạt động giáo dục an ninh an toàn cho học sinh banstrus là rất khó kahwn và phức tạp vì đói tựng quản lý làđối tượng thiếu niên đang trong hgiao đoạn biến đổi cả về thể chất và tâm lý. Đặc biệt môi trường bán trú ở chung nhau hay những nguy hiểm trong qua trình ăn ở sinh hoạt tại trường dễ dẫn đén mất an toàn. Bên cạnh đó
đặc điêm học sinh là người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức cha mẹ học sinh kỹ năng, kiến thức đều yếu và thiếu nên nguy cơ tiền ẩn mất an toàn càng cao.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
Việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quyết định sự thành công của cả hệ thống quản lý, nó sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn bao quát về công tác an ninh và an toàn cho học sinh để có sự phân phối nguồn lực một cách hợp lý. Vì vậy, những người xây dựng kế hoạch cần có hiểu biết đầy đủ về nhà trường cũng như công tác an ninh và an toàn cho học sinh trong nhà trường.
Cần có sự điều tra, khảo sát tình hình trước khi xây dựng kế hoạch. Công tác dự thảo kế hoạch càng cụ thể, kỹ lưỡng thì khả năng thực thi càng cao. Cần huy động sự tham gia của mọi cá nhân, bộ phận trong nhà trường trong quá trình xây dựng kế hoạch để kế hoạch được đầy đủ và cho việc thực thi sau này được thuận lợi và hiệu quả.
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động giáo dục, diễn tập an ninh an toàn thường xuyên và có hiệu quả cho học sinh trong trường bán trú
3.2.4.1. Mục đích biện pháp
Thông qua việc thâm nhập thực tế, trao đổi với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện, đề xuất một số hình thức tổ chức giáo dục an ninh, an toàn nhằm lôi cuốn sự tích cực tham gia của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục giáo dục, đặc biệt là tạo hứng thú tích cực tham gia của học sinh.
3.2.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện
Nội dung của biện pháp: Học sinh ở trường PTDTBT THCS ở các huyện vùng cao cơ bản là con em đồng bào dân tộc thiểu số, với đặc điểm môi trường sống tách biệt (hộ gia đình ở các xa nhau), điều kiện tiếp xúc với các kiến thức văn minh, hiện đại ít nên việc tổ chức các giáo dục ngoại khóa hay diễn tập hay kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại trong sinh hoạt thường xuyên tại khu bán trú của học sinh gặp nhiều khó khăn. Để tổ chức được các giáo dục có hiệu quả, thu hút học sinh tham gia, đòi hỏi người tổ chức cần phải có kiến thức, am hiểu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi, vùng miền, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán địa phương. Bên cạnh đó cần bán sát các giáo dục tuyên truyền giáo dục hay diễn tập phòng tránh phải gắn với đặc thù vùng miền, bám sát theo chương trình cấp học, các chủ trương, phong trào thi đua của ngành.
Tổ chức thực hiện: Để tổ chức có hiệu quả các giáo dục ngoại khóa, tạo sức lôi cuốn, thu hút sự tham gia tích cực của học sinh, nhà trường, ban quản lý bán trú, giáo viên phụ trách đội… cần phải:
Quản lý chặt chẽ Ban quản lý bán trú:
Phân công nhiệm vụ phụ trách rõ ràng cho từng thành viên cho từng nhiệm vụ cụ thể trong Ban quản lý bán trú như: Phụ trách chăm sóc sức khỏe - vệ sinh học sinh, phụ trách cơ sở vật chất, An toàn thưc phẩm, Học tập, Lao động sản xuất, ban văn nghệ, Phụ trách các giáo dục diễn tập an ninh an toàn.
Bộ phận phụ trách có trách nhiệm lên kế hoạch tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ cho Đội tự quản thực hiên.
Hàng tháng báo cáo ban giám hiệu kết quả thực hiện về các nội dung phụ trách
* Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nhắc nhở các bạn thực hiện tốt vệ sinh thân thể, quy định về trang phục.
Nhắc nhở, đôn đốc các bạn quét dọn lớp, sân trường sạch sẽ; chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Nhắc nhở các bạn trật tự khi giáo dục tập thể, thu dọn ngăn nắp chỗ ngồi khi ra chơi và ra về.
Tự quản các bạn trong lúc ăn bán trú, ngủ, nghỉ, vui chơi ở trường. Theo dõi sức khỏe của các bạn, nếu bạn ốm thì báo với cô giáo.
Kiểm tra, báo cáo kết quả các bạn thực hiện bài tập ứng dụng hoặc việc thầy cô giao ở nhà. Thu, phát sách vở và đồ dùng vào góc học tập; giữ gìn góc học tập.
Giúp đỡ, hướng dẫn các bạn gặp khó khăn trong học tập cùng tiến bộ.Có thể hỗ trợ thầy cô điều hành giáo dục học tập của các bạn.
Tổ chức các bạn lớp mình giao lưu, hợp tác, ứng xử tốt với học sinh lớp khác.
Tổ chức các bạn lớp mình giao lưu, ứng xử tốt với thầy, cô giáo trong trường.
Chào hỏi, giới thiệu về trường, lớp, các góc học tập, cô giáo, các bạn với khách. Hướng dẫn, nhắc nhở học sinh mượn sách, đọc sách, trả sách đúng quy định. Hướng dẫn, nhắc nhở sắp xếp, bảo vệ thư viện trường, lớp gọn gàng, ngăn nắp.
Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi. Tập luyện, tham gia biểu diễn văn nghệ ở trường. Tổ chức, điều hành các bạn tham gia các câu lạc bộ TDTT, nghệ thuật.
* Quản lý hệ thống thông tin trong và ngoài nhà trường về an ninh và an toàn cho học sinh trong trường học
Cần có hệ thống thông tin về an ninh và an toàn trong nhà trường đáng tin cậy. Nhà quản lý cần rằng tất cả những thông tin về an ninh an toàn trong nhà trường đều
có sẵn và mọi người đều có thể nhận được chúng khi cần. Tối thiểu, mọi nhân viên và giáo viên phải biết về chính sách an ninh an toàn trong nhà trường. Cần thường xuyên thảo luận về vấn đề an ninh, an toàn cho học sinh, nội dung này nên đưa vào chương trình họp nhân viên, giáo viên định kỳ.
Những người liên quan khác như phụ huynh, hay khách đến thăm trường cũng có thể cần đến các thông tin về an ninh, an toàn nên cần có bản tóm tắt chính sách an ninh và an toàn trên bảng tin và cần có báo cáo hàng năm về an ninh và an toàn cho học sinh gửi tới phụ huynh.
* Quản lý về trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận đối với vấn đề an ninh và an toàn của học sinh trong trường học
Để chính sách an ninh và an toàn có hiệu quả, cần có sự tham gia và cam kết thực hiện của tất cả mọi người trong nhà trường. Trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận đối với vấn đề an ninh và an toàn cho học sinh cần phải được xác định rõ ràng.
Thành lập Ban quản lý Bán trú, Tổ quản lý Bán trú điều hành mọi giáo dục an ninh và an toàn là cách huy động sự tham gia của mọi người một cách chính thống và hiệu quả nhất. Ban an ninh và an toàn sẽ tập hợp những người có chuyên môn và nhiệm vụ liên quan nhiều đến an ninh và an toàn của học sinh, ví dụ như công an xã, giáo viên khoa học, giáo viên giáo dục thể chất, nhân viên y tế… Các thành viên này cần được cung cấp đầy đủ phương tiện, thời gian và được đào tạo để hoàn thành công việc.
* Quản lý về chương trình an ninh, an toàn của cấp học: giáo dục giáo dục an ninh an toàn bao gồm các giáo dục diễn tập về kỹ năng sống, các tình huống có nguy cơ mất an toàn trong sản xuất, trong học tập và trên đường về nhà nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh; Các giáo dục vui chơi, tham quan, du lịch, giáo dục và văn hóa; các giáo dục giáo dục môi trường; các giáo dục lao động công ích; các giáo dục xã hội; các giáo dục từ thiện phù hợp với lứa tuổi học sinh.
* Quản lý giáo dục tuyên truyền của CBGV và Ban quản lý Bán trú về công tác an ninh an toàn
Nhằm phát huy hiệu quả giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh ở các trường PTDTBT, thu hút lôi cuốn học sinh tham gia thì các đơn vị nhà trường cần phải tập trung tổ chức các giáo dục gắn liền với an ninh an toàn vào các kỷ niệm, ngày truyền thống (khai giảng năm học mới, ngày 20-10, 20-11, 8-3, 26-3, 19-5...) dịp lễ, tết. Đây là dịp không những nhằm mục đích tạo ra các giáo dục ngoại khóa
phong phú mà thông qua các giáo dục này còn nâng cao nhận thức, giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước.
Bám sát chủ đề năm học, các phong trào thi đua, các cuộc thi, hội thi do ngành giáo dục phát động: Để tổ chức được các giáo dục giáo dục an ninh an toàn phong phú, lôi cuốn học sinh thì trong xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện người cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách cần phải bám sát nội dung chủ đề năm học, gắn với kiến thức môn học như: Phòng tránh nạn buôn bán người đi Trung Quốc, nạn tảo hôn, giáo dục SKSS vị thành niên, Xâm hại tình dục, phòng chống bạo lực học đường, ATGT học đường...
Do đặc điểm vùng miền, các trường PTDTBT ở các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, cách xa các trung tâm văn hóa, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (nhiều nơi chưa có điện) nên học sinh ở đây ít có điều kiện tiếp xúc với nền tri thức hiện đại (xem phim ảnh, báo chí...), Bên cạnh đó, truyền thống văn hóa địa phương vẫn còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như nhận thức của cộng đồng, của học sinh. Vì vậy, để tổ chức tốt các giáo dục ở các trường PTDTBT yêu cầu các nhà quản lý giáo dục cần phải phát huy các giáo dục văn hóa, văn nghệ, thể thao mang tính chất truyền thống như: Các giáo dục VHVN-TDTT, các CLB mang đậm nét văn hóa dân tộc như: CLB thêu thổ cẩm, Kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, đánh cù (tu lu)... Triển khai cho học sinh được tham gia các lễ hội truyền thống như: Lễ hội say sán (gầu tào) của người Mông, Lễ hội cúng rừng (người Mông, Dao, Tày), Lễ hội xuống đồng (người Tày, Nùng), Lễ hội nhảy lửa, Lễ cấp Sắc (người Dao).
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải có nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của giáo dục giáo dục an ninh an toàn đối với sự phát triển toàn diện học sinh. Xác định giáo dục giáo dục an ninh an toàn góp phần quan trọng cho sự phát triển giáo dục ở các trường PTDTBT THCS.
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho việc tổ chức giáo dục giáo dục an ninh an toàn (xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị nhân lực, nguồn lực; các thiết bị phương tiện, cơ sở vật chất…).
Nắm chắc đặc điểm vùng miền, bản sắc văn hóa của địa phương để tổ chức các giáo dục giáo dục an ninh an toàn phù hợp với đối tượng học sinh, với địa phương nơi học sinh sinh sống.
Các đơn vị nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu cấp ủy chính quyền địa phương, huy động sự tham gia tích cực của chính quyền, các tổ chức cơ quan, đoàn thể và nhân dân tham gia phối hợp tổ chức; Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia ủng hộ, hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần cho việc tổ chức các giáo dục.
3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo phát huy thế mạnh tổ chức hoác hoạt động ngoại khóa và công tác kiểm tra, giám sát công tác an ninh và an toàn cho học sinh trong trường bán trú
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Công tác kiểm tra giám sát của biện pháp này là đưa ra được những con số thể hiện kết quả tức là số lượng và chất lượng giáo dục của cả CBGV, NV và HS, chỉ ra cái được và cái chưa được, những kinh nghiệm hay và bổ ích của mỗi biện pháp để phát huy và những hạn chế cần khắc phục cho những năm học sau khi tiếp tục thực hiện GD học sinh phòng ngừa hạn chế nguy cơ mất an toàn tại trường học.
3.2.5.2. Nội dung và tổ chức thực hiện
Nội dung của biện pháp:
Khi chỉ đạo biện pháp này nhà QL cần thực hiện nội dung sau
Xây dựng được kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, tuyên dương, khen thưởng. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ: mục tiêu, nội dung công việc, thời gian, tiêu chí đánh giá, phân công người phụ trách, chỉ tiêu và tiêu chuẩn khen thưởng,…
Việc kiểm tra, giám sát phải mang tính thời sự tức là thường xuyên, liên tục, kịp thời từ thực trạng ban đầu, đến tiến độ thực hiện và kết thúc giáo dục. Có như vậy mới nắm bắt kịp thời diễn biến, thực trạng kế hoạch và điều chỉnh kịp thời những sai sót, lệch lạc.
Việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm nên quy định theo học kì và năm học để có những bài học cho những học kì và năm học tiếp theo. Trong tổng kết, đánh giá cần có thái độ khách quan, công bằng, tránh bới móc hoặc hạ thấp uy tín lẫn nhau.
Tổ chức thực hiện:
* Quản lý việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức sinh động hấp dẫn, phù hợp với từng nội dung kiến thức. Nhà trường mời các chuyên gia tâm lý về sứa khoẻ sinh sản, giáo dục giới tính, để tuyên truyền, xây dựng các tình huống để phòng tránh và thoát hiểm trong những trường hợp cấp thiết.
Tổ chức các cuộc diễn tập phong phú đa dạng, tạo tình huống để học sinh xử lý và ứng phó bằng hình thức sâ khấu hoá.
Hiệu trưởng chỉ đại các tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên tổ chức các hội thi như hùng biện, tuyết trình, sân khấu hoá để tạo ra các tuyên truyền viên tích cưc trong công tác đảm bảo an ninh an toàn cho học sinh bán trú.
Nhà trường thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường, phát huy vai trò của đội ngũ tư vấn viên, giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Bố trí tủ sách thư viện xanh, các tài liệu liên quan đến sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục và từ nhà đến trương theo đặc thù vùng miền.
* Quản lý việc đánh giá CBGV - NV
- Nội dung đánh giá, tổng kết: Việc xây dựng kế hoạch của Hiệu trưởng; các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng; đánh giá nhận thức, năng lực tổ chức các hình thức giáo dục GD của CBGV, NV; đánh giá chương trình; đánh giá việc phối hợp các lực lượng GD; đánh giá về CSVC và trang thiết bị, kinh phí; đánh giá các kết quả GD đạt được và chưa đạt được;…
- Hình thức tổ chức tổng kết, đánh giá: Tổ chức hội nghị giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.
Trong tổng kết cần phải cụ thể hóa các kết quả, các cá nhân, tập thể đạt thành tích. Trên cơ sở kết quả cần có động tác so sánh, đối chiếu nhằm tuyên dương, khen thưởng những tập thể và các nhân điển hình nhằm tạo tâm lý phấn khởi, tự hào và tiếp tục phấn đấu nhiều hơn của người đạt thành tích đồng thời kích thích thi đua của các tập thể, cá nhân khác
Nhân lực: xây dựng đội ngũ CBGV, NV có kinh nghiệm phụ trách kiểm tra, đánh giá,…
Xây dựng được barem làm căn cứ để đánh giá mức độ đạt được của các tập thể, cá nhân.
* Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự GD phòng ngừa các nguy cơ mất an toàn.
Có kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của HS thì người GV mới xác định được khả năng nhận thức, tiếp thu bài của HS ở mức độ nào, đồng thời giúp GV tự điều chỉnh nội dung cũng như phương pháp cách thức tổ chức các giáo dục của mình.
Dựa vào kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng nắm được kết quả GD học sinh đạt ở mức độ nào, lấy đó làm căn cứ để chỉ đạo GV điều chỉnh mục tiêu, nội dung,