Biện Pháp 6: Tổ Chức Huy Động Cơ Sở Vật Chất Và Các Điều Kiện An Ninh, An Toàn Trường Học

phương pháp,… một cách kịp thời để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục an ninh an toàn.

Tuy nhiên việc đánh giá HS trong GD phòng ngừa an ninh an toàn không được thuận lợi như các môn học khác.

Do vậy nhà quản lý cần chỉ đạo lưu ý GV đánh giá HS trên hai phương diện:

- Kiểm tra khả năng nhận thức, tiếp thu các kiến thức về phòng chống các nguy cơ mất an toàn trên địa bàn.

Khi kiểm tra nội dung này, GV ra đề sao cho có câu hỏi để HS liên hệ đến kiến thức phòng ngừa các nguy cơ mất an toàn. Nội dung câu hỏi kiểm tra không nên quá nghiêng về lý thuyết mà nên có những câu hỏi để học tự liên hệ thực tế thái độ, hành vi phòng chống của bản thân trong những tình huống cụ thể.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Những người thực hiện kiểm tra, đánh giá cần có hiểu biết về nhà trường và bộ phận được phân công kiểm tra, đánh giá cũng như lĩnh vực được phân công kiểm tra, đánh giá.

Nhà trường cần có hệ thống các mục tiêu và tiêu chuẩn an ninh và an toàn cho học sinh đầy đủ và cụ thể.

Cần tổ chức tập huấn trước cho những người tham gia kiểm tra, đánh giá về mục tiêu, nội dung, lĩnh vực, phương pháp kiểm tra đánh giá.

Việc kiểm tra trong giám sát tích cực cần được thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu quả chính xác đối với từng nội dung, từng giáo dục cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức huy động cơ sở vật chất và các điều kiện an ninh, an toàn trường học

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai - 13

Từng bước tham mưu, đề xuất cho các cấp các ngành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đặc biệt là tham mưu cấp ủy chính quyền địa phương về công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Tham mưu phòng giáo dục, các cơ quan đơn vị, tổ chức xã hội, các cá nhân và cộng đồng hỗ trợ về trang thiết bị phục vụ cho giáo dục bán trú, giáo dục diễn tập an toàn cho học sinh. đủ cơ sở vật chất cho việc tổ chức các giáo dục diễn tập, tuyên truyền phòng tránh là điều kiện cho cán bộ, giáo viên triển khai giáo dục theo đúng kế hoạch đề ra.

3.2.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nội dung của biện pháp: Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường chủ động trong việc qui hoạch, xây dựng kế hoạch, lộ trình phát

triển của nhà trường. Trên cơ sở đó chủ động tham mưu với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý cấp trên thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục diễn tập phòng tránh các nguy cơ mất an toàn, đúng mục đích, đúng lộ trình, đáp ứng nhu cầu phục vụ giáo dục giáo dục của nhà trường, giáo dục an ninh an toàn đối với học sinh bán trú ở trường PTDTBT.

Tổ chức thực hiện biện pháp: Để thực hiện tốt biện pháp cần có sự chủ động của BGH, tập thể cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường, xác định cụ thể các nội dung, đối tượng tham mưu, tham mưu đúng, trúng và hiệu quả.

- Tham mưu về quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: Công tác quy hoạch trường lớp có vai trò vô cùng quan trọng trong định hướng phát triển và cho giáo dục dạy và học nói chung, giáo dục an ninh an toàn ở trường PTDTBT nói riêng. Trong điều kiện vùng cao như huyện Bảo Thắng việc quy hoạch trường lớp là vô cùng khó khăn, đòi hỏi nhà trường phải có tầm nhìn, định hướng được sự phát triển của giáo dục địa phương. Trên cơ sở các điều kiện cơ sở vật chất nhà trường đã có, cần xác định nhu cầu về phòng học, phòng bộ môn, phòng ở cho giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất khác như: Bếp ăn, nhà ăn cho học sinh, điện nước, công trình vệ sinh,... để xây dựng lộ trình đầu tư và tham mưu cho các cấp các ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương trong việc quy hoạch đất, đầu tư về cơ sở hạ tầng.

Trường PTDT bán trú THCS có những nét đặc thù, nên nhu cầu về diện tích, cơ sở vật chất nhà trường lớn hơn trường THCS bình thường. Đặc biệt nhu cầu về chỗ ở cho học sinh ở bán trú cùng với các công trình phụ trợ (bếp ăn, nhà ăn, công trình WC, điện nước sinh hoạt, các vật dụng đồ dùng diễn tập thường xuyên) là rất cần thiết. về lớp học, phòng ở và các công trình phụ trợ cho học sinh bán trú là điều kiện quan trọng để chăm sóc học sinh. Đối với các trường PTDTBT việc quy hoạch diện tích đất để học sinh tham gia sản xuất (trồng rau, chăn nuôi) sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống, giúp cho các em có điều kiện được rèn luyện kỹ năng lao động sản xuất, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

Với việc tự học (buổi 2 và buổi 3), nên nhu cầu về phòng học, thư viện cho học sinh bán trú ở các trường PTDTBT là rất cần thiết, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường cần tham mưu xây dựng có lộ trình, quan tâm đầu tư phù hợp.

Theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế và tổ chức giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú thì trường PTDT bán trú phải có tối thiểu 50% học sinh ở lại trường. Các

trường trên địa bàn huyện Bảo Thắng, bình quân trên 200 học sinh / 1 trường, như vậy sẽ có trên 100 học sinh ở bán trú, cho nên việc ưu tiên đầu tư phòng ở cho học sinh với các công trình phụ trợ như: Nhà ăn, bếp ăn, công trình WC, công trình nước, điện thắp sáng,… là nhu cầu cấp bách, cần thiết. Có các điều kiện ăn ở, sinh hoạt mới thu hút được học sinh và tổ chức có hiệu quả các giáo dục an ninh an toàn.

Tham mưu về đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học, phương tiện tổ chức các giáo dục an ninh an toàn: Lớp học, bàn ghế, phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, đó là những yếu tố quan trọng để các nhà trường có thể tiến hành các giáo dục giáo dục nói chung và giáo dục an ninh an toàn nói riêng. Cơ sở vật chất nhà trường được tăng cường đầu tư đồng bộ và tận dụng, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất sẵn có là cơ sở quan trọng trong việc cho việc tổ chức các giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở trường phổ thông dân tộc bán trú.

Nhà ăn, bếp nấu và các thiết bị đầy đủ, đúng tiêu chuẩn sẽ góp phần cho học sinh ăn uống vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cho học sinh, thực hiện nền nếp trong sinh hoạt góp phần thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục chung trong toàn trường.

giáo dục giáo dục giáo dục an ninh an toàn, rèn kỹ năng sống, diễn tập phòng tránh các nguy cơ mất an toàn ở các trường PTDTBT chiếm phần lớn trong các giáo dục ở nhà trường. Việc đầu tư trang thiết bị, vật tư phục vụ cho các giáo dục này rất quan trọng. Đòi hỏi BGH nhà trường phải tham mưu các cấp các ngành quan tâm đầu tư, trích một phần kinh phí để mua sắm, đầu tư thiết bị cho giáo dục an ninh an toàn. Việc tổ chức sinh hoạt tập thể nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học sinh thông qua tổ chức xem phim ảnh, thông tin thời sự ở các trường PTDTBT là nhu cầu không thể thiếu. Việc diễn tập phòng tránh các nguy cơ mất an toàn theo đặc thù vùng cao cũng là việc làm thường xuyên và cấp thiết. Vì vậy ở các đơn vị trường này cần ưu tiên đầu tư các phòng chức năng (chiếu phim ảnh, xem ti vi, kết nối Internet…) để học sinh có điều kiện nâng cao hiểu biết. Cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị, dụng cụ thể thao cũng cần được ưu tiên cho các trường PTDTBT.

Tham mưu xã hội hóa về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục an ninh an toàn: Trong điều kiện là huyện nghèo, kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, để tăng cường trang thiết bị cho giáo dục an ninh an toàn yêu cầu nhà trường phải linh hoạt, chủ động về công tác xã hội hóa giáo dục. Để thực hiện tốt nội dung này đòi hỏi nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên phải có mối quan hệ phối hợp tốt với cấp ủy chính quyền và nhân dân địa phương. Tích cực vận động nhân dân đóng góp công sức cho việc tu sửa cơ sở vật chất, tham mưu chính quyền,

các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội vận động các cơ quan, các tổ chức từ thiện hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, đồ dùng cho học sinh (chăn, màn, quần áo...); Nhà trường cũng cần đẩy mạnh các mối quan hệ (kết nghĩa) với các đơn vị trường học trong và ngoài tỉnh để tranh thủ sự hỗ trợ của các đơn vị trường bạn (sách, báo đồ dùng, đồ chơi...).

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải có tầm nhìn, biết quy hoạch, dự tính được nhu cầu phát triển của nhà trường, xác định được nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài, nhu cầu cấp thiết để từ đó tham mưu đầu tư đúng hướng, theo lộ trình, tránh để lãng phí. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phải đúng mục đích, đúng qui trình, qui định của luật đầu tư, chất lượng.

Nhà trường phải có kế hoạch bảo quản, thường xuyên tu sửa, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học. Xây dựng các qui định khai thác sử dụng phát huy hiệu quả của việc đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ giáo dục an ninh an toàn trong nhà trường.

- Thường xuyên rà soát trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện phục vụ giáo dục an ninh an toàn, tham mưu đầu tư, xã hội hóa phù hợp với điều kiện thực tế nhu cầu sử dụng của nhà trường.

Đặc biệt với trường mô hình bán trú phải có bếp ăn, nhà ăn và khu vui chơi giáo dục sau giờ học...

3.2.7. Biện pháp 7: Xây dựng môi trường bán trú an toàn lành mạnh. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh bán trú

3.2.7.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm tăng cường sự quan tâm, công tác chỉ đạo phối hợp của cấp ủy chính quyền địa phương đối với sự nghiệp giáo dục. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, cơ quan trên địa bàn tham gia vào công tác giáo dục nói chung và giáo dục an ninh an toàn nói riêng. Thông qua triển khai biện pháp nhằm gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường, giữa gia đình với giáo viên và học sinh. Huy động mọi nguồn lực tham gia vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xã hội hóa giáo dục.

3.2.7.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nội dung của biện pháp: Phát huy vai trò chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục an ninh an toàn nói riêng. Huy động sự tham gia phối hợp của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội,

các cơ quan, đơn vị tham gia vào giáo dục an ninh an toàn. Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với giáo dục an ninh an toàn cho học sinh.

Tổ chức thực hiện biện pháp: Để thực hiện có hiệu quả biện pháp trên, Ban giám hiệu nhà trường, các lực lượng tham gia tổ chức giáo dục an ninh an toàn ở trường PTDTBT trung học cơ sở trên địa bàn cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Xây dựng môi trường bán trú THCS an toàn lành mạnh tạo ra môi trường giáo dục tốt, giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra.

Môi trường trong trường PTDTBT THCS bao hàm cơ sở vật chất như: Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học và những yêu tố tinh thần của môi trường văn hoá giáo dục bao gồm: Bầu không khí tâm lý trong trường, nét truyền thống, các giá trị cùng với quan niệm đạo đức, thái độ của thầy cô giáo và học sinh trong hoạt dộng dạy học, trong các quan hệ, cung cach ứng xử của cac thành viên, quan điểm chỉ đạo của cán bộ quản lý….

Ban giám hiệu nhà trường cần chú trọng việc nâng cao đạo đức nhà giáo, chú tring đến công tác tư vấn hỗ trợ người học trong môi trường bán trú riêng biệt.

Thành lập đường dây nóng trong trường, cung cấp cho người học số điện thoại của tổng đài quốc Gia bảo vệ trẻ em 111, thông tin người trợ giúp khi các em gặp sự cố.

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đén môi trường giáo dục của nhà trường: Tình hình địa phương, Kinh tế, nhu cầu phát triển, Sứ mệnh của nhà trường; nhu cầu pát triển; Năng lực của lãnh đạo, quản lý…

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy chế Văn hoá công sở, quy chế làm việc Tăng cường các hoạt động cộng đồng, các hoạt động xã hội lành mạnh. Hoàn

thiện hệ thông thông tin quản lý nhằm cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho qua strinhf ban hành, tổ chức thực hiện các quyết định quản lý.

Đánh giá đúng thực trang về cơ sở vật chất của nhà trường: Địa điểm, điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy học, điều kiện ăn ở của học sinh… và đối chiếu với các quy định trong nghị định đẻ khắc phục, bổ sung kịp thời.

Hiệu trưởng nhà trường, Bí thư chi bộ trường học chủ động tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương: Đối với các đơn vị trường PTDTBT THCS ở huyện Bảo Thắng đều tập trung ở trung tâm xã nên gần với trụ sở của cấp ủy chính quyền địa phương. Thực hiện luật chính quyền địa phương và các hướng dẫn của đảng, cơ quan quản lý cấp trên, hàng tuần (sáng thứ 2) ở chính quyền xã thường tổ chức giao ban Thường trực ba bên (Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND) nhằm nắm bắt và giải

quyết các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Bởi vậy, người Hiệu trưởng nhà trường cần chủ động báo cáo xin dự các cuộc họp này để kịp thời tham mưu với cấp ủy chính quyền về các nội dung phát triển giáo dục nói chung và giáo dục an ninh an toàn nói riêng. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ nhà trường cần thường xuyên dự các cuộc họp giao ban tháng, các buổi sơ kết, tổng kết của đảng bộ, chính quyền. Thông qua các cuộc họp, đề xuất tham mưu với cấp ủy chính quyền quan tâm chỉ đạo những giáo dục giáo dục trong nhà trường.

Trong nội dung xây dựng lực lượng bảo vệ cơ quan, các đơn vị, trường học, Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu định kỳ hàng quý, rà soát tập hợp đề xuất công an tỉnh, công an huyện mở lớp bồi dưỡng, đào tạo chính trị, nghiệp vụ, pháp luật cho bảo vệ. Kiên quyết không sử dụng và hợp đồng với những bảo vệ yếu kém về phẩm chất và năng lực, không đảm đương được nhiệm vụ.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ bảo vệ cơ quan, thực hiện chế độ báo cáo ngày, tuần, tháng và đột xuất. Tham mưu đắc lực cho lãnh đạo ngành giải quyết các vụ việc xảy ra tại các đơn vị, trường học nhanh chóng, kịp thời.

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng công an các cấp với lực lượng bảo vệ ở địa phương nơi đơn vị, trường học đứng chân. Thường xuyên thông báo, trao đổi tình hình có liên quan đến công tác an ninh, trật tự của cơ quan với công an các cấp để phối hợp giải quyết.

Các giáo dục giáo dục ở trường PTDTBT vùng cao phát triển và có hiệu quả phải được sự quan tâm của chính quyền và các đoàn thể ở địa phương. Vì vậy, công tác tham mưu, giáo dục phối hợp là rất quan trọng. Ban giám hiệu nhà trường cần bán sát các chủ trương chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có những tham mưu tích cực đến mọi giáo dục (không chỉ riêng giáo dục giáo dục). Mọi giáo dục giáo dục của nhà trường phải báo cáo để cấp ủy chính quyền địa phương biết để chỉ đạo, các tổ chức chính trị, xã hội biết để cùng tham gia.

Để gắn kết công tác chỉ đạo, phối hợp ở địa phương thì người quản lý nhà trường phải biết tham mưu, biết tận dụng thời cơ và phải biết gắn chặt các mối quan hệ. Mọi giáo dục phong trào, đặc biệt là giáo dục an ninh an toàn phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao quyết liệt của chính quyền và sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể (Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Hội khuyến học, công an xã…).

Nhà trường phải triển khai và thực hiện tốt mối quan hệ với gia đình, xã hội:

Gia đình, nhà trường và xã hội là “ba lực lượng trong mối quan hệ một mục đích”, đó

là mục đích giáo dục tri thức, phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội là mối quan hệ khăng khít, không tác dời trong thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh. Tuy nhiên, mối quan hệ này ở một số nơi, một số chỗ, một số đơn vị trường học bị lỏng lẻo, hay không có sự liên kết. Đặc biệt là ở các xã, các đơn vị trường học vùng cao. Ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do đặc điểm nhận thức, cộng với tính đặc thù của trường PTDTBT (học sinh ở trường các ngày học trong tuần), nên quan điểm phó mặc con cái (học sinh) cho các thầy cô giáo không đưa, không đón thường xảy ra ở các trường học vùng cao. Việc triển khai mối quan hệ, nắm bắt thông tin giữa nhà trường với gia đình học sinh qua sổ liên lạc hay thông tin bằng điện thoại hầu như không sử dụng được. Bởi vậy để gắn kết mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh thì việc gần dân, đến với dân của nhà trường là quan trọng. Nhà trường phải phối hợp với chính quyền để tham dự các buổi họp thôn, qua đó để tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, tạo được sự ủng hộ của nhân dân. Nhà trường cần phải tổ chức tốt giáo dục họp phụ huynh (đầu năm, tổng kết), đặc biệt đối với các giáo dục an ninh an toàn cần huy động sự tham gia tích cực của nhân dân, phụ huynh học sinh. Khi tổ chức các giáo dục tập thể, lễ hội, các giáo dục phong trào, nhà trường cần mời phụ huynh học sinh, đại diện thôn bản tham dự. Qua đó, sẽ tăng cường được sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Đối với những tác động tiêu cực của xã hội, ngoài những biện pháp phối hợp với chính quyền, đoàn thể ở địa phương, nhà trường cần tăng cường công tác giáo dục pháp luật, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Tăng cường các buổi nói chuyện chuyên đề về giới tính, về sức khỏe vị thành niên, về “cạm bẫy xã hội” để học sinh có đủ kiến thức phòng tránh các tệ nạn xã hội. Bên cạnh việc giáo dục bằng tuyên truyền, nhà trường cũng cần tổ chức các giáo dục để hướng các em biết quý trọng con người, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa và các giá trị truyền thống dân tộc. Phải cho các em thấy được, bản sắc văn hóa và các giá trị truyền thống là gốc rễ của mỗi con người, đứt gốc rễ ấy, con người không thể tồn tại. Khi các em đã ý thức được mối hiểm họa từ những luồng “văn hóa đen” thì không cần dùng biện pháp, trẻ cũng sẽ tránh được.

* Gia đình HS: Tuyên truyền CMHS nắm bắt được mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường trong công tác giáo dục toàn diện đặc biệt công tác an toàn cho học sinh.

Giáo dục lối sống lành mạnh, đúng mực, dạy các em biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe biết phòng tránh nguy cơ mất an toàn.

GD con bằng sự khuyên bảo, thuyết phục bằng lí lẽ để các em thực sự hiểu và nghe theo một cách tự nguyện thì cha mẹ phải dùng lời lẽ khuyên bảo, thuyết phục một cách thấu đáo, có lý, có tình để các em nhận ra lẽ phải và vâng lời.

GD bằng sự rèn luyện thói quen hàng ngày: Tính cách, thói quen, nếp sống của trẻ phải được rèn luyện thường xuyên từ khi còn nhỏ. Những hành vi, thái độ, lời nói, cư xử, nếp sinh hoạt,… của các em hầu hết được hình thành và rèn luyện trong cuộc sống gia đình. Do vậy, gia đình cần rèn các thói quen tốt cho các em một cách bền bỉ, thường xuyên từ khi còn nhỏ.

+ Gia đình phải thường xuyên liên lạc, thông tin với nhà trường để nắm bắt, quản lý con cái. Gia đình cần nắm chắc thời gian biểu ở trường của con, chủ động liên hệ với nhà trường, không nên dễ dàng tin con khi thấy con không đúng lịch. Có thể bất ngờ kiểm tra việc học tập và rèn luyện của con qua bạn bè, thầy cô, qua hàng xóm,… Khi thấy con có những biểu hiện bất thường, gia đình phải thông tin kịp thời với nhà trường và cơ quan chức năng nếu cần thiết để có biện pháp GD kịp thời, ngăn chặn.

- Nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, phải liên lạc thường xuyên với gia đình HS, tư vấn cho gia đình phương pháp GD, quản lý con theo thời khóa biểu của trường. Các giáo dục trong ngày thì không cần thiết phải được sự đồng ý của phụ huynh đối với từng giáo dục nhưng phụ huynh cần phải biết được lịch khép kín một ngày bán trú của con em mình gồm công việc gì và làm vào lúc nào.

* Phối hợp với cơ quan công an:

- Thông qua cơ quan công an, cụ thể là công an địa phương để thu thập thông tin về những HS có dấu hiệu mắc các TNXH để thông báo về gia đình, từ đó kết hợp để GD các em.

Tăng cường phối hợp tổ chức các giáo dục tuyên truyền bằng nhiều hình thức sân khấu hóa, các tình huống có thể xảy ra trên địa bàn. Tổ chức cho HS nghe công an nói chuyện về các thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ của bọn xấu, từ đó hướng dẫn các em cách phòng chống và có hiệu quả nhất.

Tổ chức để Ban chỉ đạo và CBGV, NV của trường nghe công an tư vấn cách xây dựng kế hoạch, cách theo dõi và phát hiện những HS có nghi vấn, cách giải quyết các tình huống xảy ra với các đối tượng HS vi phạm hoặc đối tượng bên ngoài vào trường gây rối,…

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí