Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang 1669815612 - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH


LÂM THÁI BẢO NGỌC


QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG


LUẬN ÁN TIẾN SĨ


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang 1669815612 - 1


LÂM THÁI BẢO NGỌC


QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng


Mã số: 9.34.02.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. NGUYỄN NGỌC THẠCH


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng luận án “Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong nghiên cứu này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.


TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 4 năm 2021

Người cam đoan


Lâm Thái Bảo Ngọc


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của gia đình, đồng nghiệp, quý thầy cô và Ban lãnh đạo Học viện Hành chính quốc gia.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại đây.

Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại Học, chị Vũ Thị Thu Hà – Quản lý lớp NCS K20 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu của tôi.

Tôi xin gởi lời biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Bộ môn Quản lý nhà nước về Kinh tế - Tài chính công của Phân viện Học viện Hành chính quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh - nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi, để tôi hoàn thành luận án này.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 4 năm 2021

Nghiên cứu sinh


Lâm Thái Bảo Ngọc


TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xem xét vấn đề quản lý đầu tư công (ĐTC) tại tỉnh Tiền Giang, cụ thể là xem xét các nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC có tác động như thế nào đến kết quả quản lý ĐTC bằng cách tiếp cận quy trình quản lý ĐTC của Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012) thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, sử dụng mô hình hồi quy bình phương bé nhất (OLS) (SPSS 20). Ngoài ra, tại Tiền Giang, nguồn vốn ĐTC được phân bổ lớn nhất cho ba ngành là Nông nghiệp, Giao thông và Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), do đó luận án cũng xem xét mối quan hệ giữa vốn ĐTC của ba ngành này đến tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang, bằng cách kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Eview 8.1). Kết quả nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, luận án đã xác định được có năm nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC gồm: nhân tố Triển khai dự án (TK); Vận hành dự án (VH); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Điều chỉnh dự án (DC); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Trong đó có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC là Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Với mẫu nghiên cứu trong trong luận án không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC).

Thứ hai, có mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang; Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi của vốn ĐTC ngành Giao thông chịu sự tác động một chiều và có ý nghĩa thống kê bởi vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT. Với bộ số liệu trong nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu không cho thấy có tác động nhân quả hai chiều của vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp đến vốn ĐTC trong lĩnh vực Giao thông và CNTT&TT.

Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao việc quản lý Triển khai dự án, Vận hành, Đánh giá độc lập với thẩm định dự án ĐTC, công tác Điều chỉnh dự án ĐTC, Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án cũng như các giải pháp phân phối và sử dụng vốn NSNN trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT& TT tại Tiền Giang.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH x

DANH MỤC BẢNG xi

DANH MỤC HÌNH xiii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1

1. Sự cần thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 4

3. Câu hỏi nghiên cứu 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Đóng góp của đề tài 6

7. Quy trình nghiên cứu 7

8. Kết cấu nghiên cứu 9

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 10

2.1. Quản lý đầu tư công 10

2.1.1. Đầu tư và đầu tư công 10

2.1.1.1 Khái niệm đầu tư 10

2.1.1.2 Khái niệm đầu tư công 10

2.1.2. Quan điểm về quản lý đầu tư công 12

2.1.3. Nguyên tắc quản lý đầu tư công 13

2.1.4. Quy trình quản lý đầu tư công 15

2.2. Hiệu quả quản lý đầu tư công và tăng trưởng kinh tế 21

2.2.1. Quan điểm về hiệu quả quản lý đầu tư công 21

2.2.1.1 Khái niệm hiệu quả quản lý đầu tư công 20

2.2.1.2 Quan điểm về hiệu quả quản lý đầu tư công 21

2.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công 22

2.2.3. Phương pháp và tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công 24

2.2.3.1 Phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công 24

2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý đầu tư công 28

2.2.4 Quan điểm về tăng trưởng kinh tế 32

2.2.4.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 32

2.2.4.2 Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 32

2.2.4.3 Mô hình tăng trưởng Keynes và tân cổ điển 33

2.2.4.4 Lý thuyết tăng trưởng hiện đại 35

2.2.5 Mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý đầu tư công và tăng trưởng kinh tế 38

2.3 Các nhân tố thuộc quy trình quản lý đầu tư công ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư công 39

2.3.1. Các nhân tố chủ quan 39

2.3.2. Các nhân tố khách quan 40

2.4 Các nghiên cứu có liên quan 42

2.5 Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu 56

2.6 Sự khác biệt nghiên cứu này với các nghiên cứu trước 56

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 58

3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (MH1) 58

3.1.1. Mô hình nghiên cứu 58

3.1.2. Thiết kế nghiên cứu 58

3.1.3. Quy trình nghiên cứu 59

3.1.4. Nghiên cứu định tính 59

3.1.4.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 59

3.1.4.2 Chọn mẫu nghiên cứu 60

3.1.4.3 Chọn chuyên gia cho nghiên cứu 61

3.1.4.4 Các giai đoạn thiết yếu trước phỏng vấn 61

3.1.4.5 Các bước phỏng vấn chuyên gia 64

3.1.4.6 Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ 1 66

3.1.4.7 Khảo sát thử 66

3.1.4.8 Kết quả nghiên cứu định tính 67

3.1.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 72

3.1.6. Nghiên cứu định lượng 77

3.1.6.1. Xác định kích thước mẫu 77

3.1.6.2. Xác định đối tượng khảo sát 77

3.1.6.3. Xác định phương thức khảo sát 77

3.1.6.4. Mã hóa dữ liệu 78

3.1.6.5. Xử lý dữ liệu bị thiếu 78

3.1.6.6. Các bước phân tích dữ liệu 78

3.2 Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (MH2) 81

3.2.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu 81

3.2.2. Mô tả các biến của mô hình nghiên cứu 84

3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu 85

3.2.4. Dữ liệu nghiên cứu 85

3.2.5. Các kiểm định của mô hình 85

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 89

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 90

4.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và tình hình quản lý đầu tư công Tiền Giang 91

4.1.1 Tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang 91

4.1.2 Lạm phát 95

4.1.3 Dân số 96

4.2 Thực trạng hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang 96

4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 96

4.2.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công thông qua chỉ số ICOR của tỉnh Tiền Giang 102

4.2.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công thông qua chỉ số ICOR theo ngành 102

4.2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội 106

4.2.2.1 Giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm 106

4.2.2.2 Giáo dục 107

4.2.2.3 Y tế 109

4.2.2.4 Về thu chi ngân sách địa phương 110

4.3 Kết quả nghiên cứu mô hình 1 111

4.3.1. Phân tích thống kê mô tả 111

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022