Công Tác Quản Lý Dự Án Trong Giai Đoạn Kết Thúc Xây Dựng Đưa Công Trình Của Dự Án Vào Khai Thác Sử Dụng


trong những khâu quan trọng trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề liên quan đến công tác này cần được giải quyết triệt để, cụ thể như sau:

- Chưa thực hiện thanh toán theo dự toán, hàng tháng chưa chốt khối lượng với nhà thầu. Đôi khi còn lơ là trong việc nghiệm thu khối lượng cho nhà thầu;

- Nhà thầu nhiều trường hợp chủ đầu tư đề nghị làm nghiệm thu khối lượng mà nhà thầu chưa có tinh thần hợp tác để nghiệm thu khối lượng;

- Có trường hợp việc nghiệm thu khối lượng khống để giữ kế hoạch vốn;

- Kho bạc nhà nước chưa tổ chức bộ phận thẩm định một cách khách quan trước khi thanh toán. Việc chậm quyết toán đã gây những khó khăn cho chủ đầu tư;

- Khối lượng tài liệu, hồ sơ hoàn thành công trình để phục vụ báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 là rất lớn, phải lập thành nhiều bộ là một trong các nguyên nhân của chất lượng hồ sơ hoàn công thiếu chính xác, ngoài ra việc không thực hiện nghiêm công tác nghiệm thu hoàn thành công việc theo quy định nên chất lượng hồ sơ hoàn công cũng rất hạn chế.

Rõ ràng, công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư XDCB cần phải được chú trọng hơn nữa. Bởi vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, thiết kế và xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Qua thanh, quyết toán vốn đầu tư XDCB có thể xác định rõ được số lượng, chất lượng, năng lực sản xuất và giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệu quả của công trình XDCB. Thông qua việc thanh, quyết toán có thể đánh giá được kết quả quá trình đầu tư XDCB, các bên liên quan, đặc biệt là chủ đầu tư có thể rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phù hợp với tình hình hiện tại.

3.3.2.3. Công tác quản lý dự án trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

(1) Công tác quản lý thanh, quyết toán hợp đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Đây là khâu cuối xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn


Quản lý các dự án đầu tư tại Ban quản lý khu đại học Nam Cao, tỉnh Hà Nam - 10

thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, khâu này còn chưa được quan tâm, chú trọng còn một số tồn tại cụ thể như sau:

- Việc quản lý giá trong gói thầu còn nhiều tồn tại như giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu khó có thể là mức giá hợp lý là giá trần khi xét thầu và ký kết hợp đồng;

- Một số Nhà thầu đã bỏ giá thấp hiện nay dẫn đến tình trạng làm bừa, làm ẩu, làm bớt nguyên vật liệu gây tổn hại đến chất lượng công trình mà không có cơ chế giàng buộc trong hợp đồng. Vẫn chỉ quản lý và thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký kết theo dự thầu;

- Tình trạng nghiệm thu thanh quyết toán không đúng khối lượng thực tế thi công và trong hợp đồng gây thất thoát lãng phí của Nhà nước;

- Chủ đầu tư và Nhà thầu còn có tình trạng bổ sung hạng mục công việc không có trong hợp đồng để đưa vào thanh toán;

- Các quy định bảo lãnh thực hiện hợp đồng giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư nhiều khi mang tính hình thức.

(2) Công tác quản lý bảo hành công trình

Đây là công việc cuối cùng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu giàng buộc nhau. Tuy nhiên, còn một số vấn đề trong quá trình thực hiện:

- Nhà thầu không coi trọng công tác bảo trì, bảo hành dẫn đến một số sự cố không đáng có trong thời gian bảo hành;

- Chủ đầu tư đôi khi cũng chỉ cho đây là thủ tục hoàn thiện cuối cùng của dự án nên chưa thực sự quan tâm đến công tác này.

3.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư tại Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam

3.4.1. Những kêt quả đạt được

- Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư dự án được thực hiện khá tốt tại Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam. Các nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm được lãnh đạo Ban xây dựng. Lãnh đạo Ban lập kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng tại Ban được thực hiện dưới sự hỗ


trợ của Phòng Phát triển hạ tầng, Quy hoạch đầu tư và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc.

- Về cơ bản, các văn bản liên quan đến đầu tư XDCB của Ban đều thực hiện theo các văn bản quy định của Nhà nước và Bộ Xây dựng, Bộ chuyên ngành, các Sở chuyên ngành tuân theo hướng dẫn chung về công tác ĐTXD.

- Công tác xác định, phân công cá nhân, bộ phận thực hiện quản lý dự án đầu tư hiện nay khá là đơn giản. Ban lãnh đạo giao nhiệm vụ quản lý nhà nước cho Phòng Phát triển hạ tầng thực hiện các công tác liên quan đến quản lý dự án đầu tư tại đơn vị, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là đơn vị trực thuộc là đại diện Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện công tác quản lý dự án

- Về cơ bản, công tác lập dự án đầu tư xây dựng cũng đã đạt được kết quả khá tốt. Mặc dù gặp những hạn chế từ đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan... nhưng nhìn chung, công tác lập dự án đầu tư được Ban thuê các đơn vị tư vấn uy tín và nhiều năm kinh nghiệm nên hiệu quả lập dự án đầu tư nhìn chung là đạt yêu cầu.

- Công tác thẩm định, phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế BVTC và dự toán, công tác đấu thầu được Ban thực hiện khá nghiêm ngặt và trải qua quy trình cụ thể với nhiều khâu khác nhau, Ban lãnh đạo cơ quan cũng quan tâm đặc biệt đến nội dung này nên đạt hiệu quả khá tốt.

- Về cơ bản, công tác tổ chức bộ máy quản lý dự án được thực hiện khá tốt. Phòng Phát triển hạ tầng dựng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý dự án đầu tư. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao trực tiếp thực hiện công tác quản lý dự án.

- Hiện nay, tại Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam (Chủ đầu tư) quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình về cơ bản đạt hiệu quả, đảm bảo tiến độ, chất lượng, giá thành, an toàn và vệ sinh môi trường.

- Công tác nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành được thực hiện có quy trình và các bước cụ thể.

- Ban lãnh đạo luôn xác định tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đầu tư


XDCB nhằm giúp công tác này thực hiện đúng kế hoạch, chiến lược đã đề ra. Đồng thời, các phòng chức năng của Ban định kỳ kiểm tra công tác quản lý kỹ thuật và kiểm tra đột xuất ở hiện trường tại các dự án kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp do chủ quan, do những tồn tại đã phát hiện không được xử lý triệt để dẫn đến sự cố.

- Cứ định kỳ sáu tháng, một năm, Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao (Chủ đầu tư) tổ chức đánh giá kết quả việc thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm và thông báo chỉ đạo phòng Phát triển hạ tầng để theo dõi, tổng hợp để đôn đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện các công việc còn tồn tại.

3.4.2. Những hạn chế tồn tại

- Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, đó là: Nhiều nội dung trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB chưa được cụ thể hóa, nhiều nội dung vẫn còn chung chung, chưa được chi tiết bằng các số liệu cũng như mục tiêu cụ thể.

- Số lượng các văn bản hướng dẫn liên quan đến đầu tư XDCB tại Ban còn hạn chế, vẫn còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện, ví dụ như các văn bản quy định quy trình quản lý đầu tư, lưu đồ hóa các bước quy trình thực hiện đầu tư XDCB đến năm 2015 mới được đưa vào chương trình công tác tại Ban để ban hành và hướng dẫn, các văn bản quy định, quy chế liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong quản lý dự án đầu tư cũng chưa được ban hành.

- Việc phân công nhiệm vụ tại phòng Phát triển hạ tầng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc còn nhiều hạn chế, bất cập, hiện tượng chồng chéo trong nhiệm vụ, công tác vẫn còn diễn ra thường xuyên dẫn đến chậm tiến độ của dự án.

- Trong giai đoạn 2012- 2015, Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao chưa ban hàng quy trình đầu tư xây dựng cơ bản. Vẫn phụ thuộc vào tham mưu của phòng Phát triển hạ tầng là chủ yếu.

- Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng còn nhiều bất cấp do đơn vị tư vấn thực hiện còn nhiều vướng mắc trong quá trình thẩm định và


phê duyệt do tư vấn chưa hiểu rõ đề bài ra của Chủ đầu tư nên dẫn đến làm đi làm lại nhiều lần ảnh hưởng tới tiến độ của dự án. Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao (Chủ đầu tư) đôi khi giao cho các phòng, ban phụ trách còn chung chung chưa sát sao với đơn vị tư vấn lập dự án.

- Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế BVTC và dự toán vẫn gặp phải một số hạn chế, ví dụ như, công tác thẩm định hiệu quả chưa cao do hạn chế về kiến thức và nghiệp vụ thẩm định từ các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác này là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc trình lên phòng Phát triển hạ tầng còn nhiều vấn đề chưa được đề cập trong bước này, vì vậy, ảnh hưởng tới kết quả phê duyệt. Số lượng cán bộ tại phòng Phát triển hạ tầng của Ban hiện nay còn quá ít, chỉ có 03 người mà lượng công việc lại quá lớn, chính vì vậy, việc nâng cao năng lực thẩm định cho các cán bộ thực hiện công tác thẩm định chưa thật sự được chú trọng đúng mức tại Ban trong những năm qua.

- Công tác đấu thầu vẫn còn một số hạn chế, ví dụ như khâu lập kế hoạch đấu thầu vẫn chưa thực sự tốt, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhiều khi chưa hiểu rõ được nội dung để cụ thể hóa và do công việc quá nhiều nên đôi khi, các kế hoạch đấu thầu trình Chủ đầu tư (qua phòng Phát triển hạ tầng) vẫn còn sơ xài, chưa thực sự tạo cơ sở vững chắc để Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao (Chủ đầu tư) tổ chức thực hiện tốt công tác đấu thầu.

- Số lượng nhân sự của phòng Phát triển hạ tầng còn hạn chế ngược lại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc lại có số lượng rất đông cán bộ tuy nhiên chất lượng cán bộ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc lại rất yếu dẫn đến tình trạng phân công việc về phòng Phát triển hạ tầng dẫn đến việc chồng chéo trong công việc hoặc việc quá nhiều, hiệu quả công tác chưa cao là điều vẫn dễ dàng nhận thấy trong quá trình thực hiện các hoạt động quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao.

- Thời gian thực hiện nghiệm thu, quyết toán còn khá lâu và đội ngũ cán bộ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc thực hiện công tác thẩm tra, kiểm tra các báo cáo, hồ sơ nghiệm thu công trình vẫn còn hạn chế về kiến thức, trình độ


cũng như các kỹ năng, nghiệp vụ nên dẫn đến hiệu quả hạn chế.

- Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao đôi khi còn chưa chú trọng đúng mức đến việc kiện toàn các phòng, ban chức năng và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong công tác quản lý dự án đầu tư để kiểm tra, giám sát các dự án do Ban làm Chủ đầu tư. Quy trình kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư XDCB cũng chưa được xây dựng tại Ban.

- Các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quản lý dự án đầu tư tại Ban vẫn còn sơ xài, các nội dung đánh giá chung chung, chưa đi sâu khai thác các khía cạnh khác nhau của công tác, các số liệu minh họa chưa nhiều, đồng thời các định hướng và mục tiêu hoàn thiện công tác, khắc phục những hạn chế vẫn chưa được chú trọng đúng mức trong các báo cáo đánh giá này.

3.4.3. Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân chính của những hạn chế trên đây xuất phát từ:

- Chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư XDCB tại Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam còn hạn chế về kiến thức, trình độ, kỹ năng và nghiệp vụ, đặc biệt là các nghiệp vụ thẩm tra, thẩm định và kiểm tra, giám sát.

- Số lượng cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao (Chủ đầu tư) hiện nay vẫn còn hạn chế, chỉ có 03 người (phòng Phát triển hạ tầng) với lượng công việc quá nhiều dẫn đến hạn chế trong hiệu quả công tác.

- Cơ chế phối hợp giữa Chủ đầu tư, phòng Phát triển hạ tầng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc, đơn vị tư vấn cũng như các Sở, ban ngành có liên quan khác chưa thực sự đồng bộ và chưa tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao được diễn ra hiệu quả hơn.

- Hệ thống các văn bản phục vụ công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam vẫn còn chưa đầy đủ, chủ yếu dựa vào các văn bản chung của Chính phủ, Bộ ban ngành trung ương đã ban hành, Sở, ban ngành của tỉnh để áp dụng và thực hiện.


CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ KHU ĐẠI HỌC NAM CAO

4.1. Mục tiêu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam

4.1.1. Mục tiêu tổng quát

Tổ chức xây dựng, phát triển một khu chức năng Đào tạo-Nghiên cứu-Phát triển đặc thù theo mô hình Khu Đại học tập trung-Một phương thức có hiệu quả trong tổ chức quy hoạch xây dựng các cơ sở đào tạo trong cơ cấu quy hoạch đô thị, phù hợp với chủ trương, định hướng chỉ đạo của Nhà nước, Chiến lược phát triển Giáo dục và Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng, đồng thời bắt kịp xu thế tiên tiến của thế giới.

4.1.2. Mục tiêu cụ thể.

- Đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật trình độ đại học, cao đẳng và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại học cho vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

- Góp phần điều chỉnh mạng lưới trường đại học, cao đẳng cho vùng Thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng và việc di dời một số trường đại học, cao đẳng từ nội thành thành phố Hà Nội đến các khu quy hoạch, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng năm 2006-2020, Quy hoạch xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

- Xác lập mô hình tiên tiến về tổ chức xây dựng, đầu tư các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gắn với đô thị. Tạo điều kiện từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở giáo dục đại học theo hướng tập trung, hiện đại hoá theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đặt tiền đề thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các tài nguyên và nguồn lực cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;


- Đặt tiền đề thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng có hiệu quả cao các tài nguyên và nguồn lực cho Đào tạo-nghiên cứu phát triển: vốn đầu tư, đất đai, cơ sở hạ tầng giáo dục chung, cơ sở vật chất kỹ thuật các trường, đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ các nhà khoa học...trong khuôn khổ một không gian lãnh thổ thống nhất có hạ tầng đồng bộ và tiện nghi;

- Tạo điều kiện từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hệ thống trường theo hướng chuẩn hóa, tiếp cận tiêu chuẩn chung của các nước tiên tiến;

- Tạo điều kiện khai thác, huy động nguồn lực xã hội để đầu tư cho giáo dục- đào tạo học theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/ 2005 "Về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao"; Nghị quyết số 69/2008/NQ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ "Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề,y tế, văn hoá, thể thao, môi trường";

- Tạo nhân tố mang tính động lực phát triển đô thị và thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

4.2. Quan điểm quản lý các dự án đầu tư tại Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam

4.2.1. Bảo đảm tính hiệu quả kinh tế của dự án

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thể hiện ở các khâu của quá trình đầu tư và giai đoạn khai thác vận hành công trình. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu tài chính như nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh… Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của quá trình thực hiện một dự án đầu tư và đó cũng là mục tiêu hàng đầu với bất kỳ một nhà đầu tư nào khi quyết định bỏ vốn đầu tư:

- Các dự án hạ tầng trong Khu Đại học Nam Cao nhằm thu hút các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về đầu tư tại Khu Đại học Nam Cao (hạ tầng đến chân hàng rào của trường: đường, điện, nước, viễn thông....);

- Các dự án được đầu tư trong Khu Đại học Nam Cao phân kỳ giai đoạn phù hợp với tiến độ triển khai của các trường (tập trung hoàn thiện phần nền, thoát

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí