Giới Thiệu Chung Về Khu Đại Học Nam Cao Tỉnh Hà Nam


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn bao gồm hai phương pháp chính: (1) Phương pháp thu thập dữ liệu (Sơ cấp và thứ cấp), (2) Phương pháp xử lý dữ liệu.

2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp là những thông tin được thu thập bởi chính người nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp không bao gồm các thông tin trong các nghiên cứu trước đây. Các nhà nghiên cứu thường chọn loại dữ liệu này khi họ không tìm được nguồn dữ liệu thứ cấp tương ứng (Kubr và Prokopenko, 1992). Dữ liệu sơ cấp có ưu điểm là nó phù hợp với đề tài nghiên cứu vì đó là dữ liệu được thu thập trực tiếp cho đề tài nghiên cứu đang thực hiện. Tuy nhiên, dữ liệu sơ cấp lại hạn chế về độ tin cậy của dữ liệu.

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu mà tác giả có thể lấy được từ sách, báo, internet và nhiều nguồn khác như thư viện, tivi, các báo cáo, tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó… Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là tính sẵn có, các tác giả khi nghiên cứu sẽ không tốn thời gian để tìm kiếm và thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nước vì không giới hạn về mặt địa lý, vì vậy mà nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu đã được nghiên cứu và đánh giá trước đây bởi các tác giả trước đó nên tính thực tiễn với thời điểm nghiên cứu hiện tại của các tác giả sau sẽ bị hạn chế.

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp được tác giả luận văn thu thập thông qua quá trình thiết kế, xây dựng mẫu bảng hỏi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Tiêu chí để tác giả lựa chọn các đối tượng nghiên cứu căn cứ vào phẩm chất đạo đức, thâm niên công tác (Trên 3 năm đối với lãnh đạo và trên 2 năm với cán bộ, nhân viên bình thường), mức độ liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư trong đơn vị, và căn cứ vào những gợi ý từ phía Ban lãnh đạo của đơn vị.


Quản lý các dự án đầu tư tại Ban quản lý khu đại học Nam Cao, tỉnh Hà Nam - 7

Về phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng các phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, phương pháp phỏng vấn trắc nghiệm qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu.

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

- Phương pháp này được thu thập chủ yếu từ các quy định của cơ quan Nhà nước ở Trung ương, của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn về xây dựng. Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua công báo; các trang web của các cơ quan Nhà nước; đồng thời, thông qua các quyết định, báo cáo, ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan liên quan; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh và thông qua các đề tài, luận văn thạc sỹ; công trình; bài viết; tạp chí; internet; các trang Website của các tác giả… để lấy thông tin, số liệu liên quan.

- Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập thông qua các phương pháp tham khảo, nghiên cứu các báo cáo, công trình nghiên cứu trước đó, bao gồm các sách, giáo trình, các báo cáo khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng như các bài báo liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, tác giả cũng sử dụng các báo cáo hoạt động đầu tư của Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2012 đến năm 2014, Sở Giao thông vận tải Hà Nam giai đoạn năm 2006 đến năm 2009. Dữ liệu này tác giả sử dụng áp dụng vào chương 3 của luận văn.

2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này được được sử dụng để tổng hợp và phân tích các quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng khi quản lý các dự án tại đơn vị cũng như các thông tin về thực tiễn áp dụng để quản lý dự án trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Phương pháp này còn được sử dụng để có được các nhận xét, đánh giá trình bày trong luận văn.

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng nhằm xử lý các tài liệu. Các số liệu mà tôi thu thập trong quá trình khảo sát thực tiễn áp dụng pháp Luật Xây dựng, Luật đầu tư công, Nghị định của Chính phủ: quản lý dự án đầu tư


xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý hợp đồng...qua đó có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong luận văn.

- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực về quản lý dự án đầu tư xây dựng về những kết quả đaṭ được trong quá trình điều tra (thuận lợi, khó khăn) và những đề xuất giải p háp nhằm đẩy nhanh tiến đô ̣thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo các công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học, những nhà chuyên môn, các tài liệu giảng dạy của các thày, cô; các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, các bài báo, tạp chí, các bài viết được in trên Internet... đây là phương pháp được học viên sử dụng xuyên suốt luận văn của mình.

- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Qua thực tiễn làm công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng kết hợp với các số liệu điều tra, khảo sát thực địa, tác giả đã thu thập những tài liệu, số liệu, các báo cáo về kinh tế-xã hội, về đất đai, về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của tỉnh nói chung và một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh nói riêng trên cơ sở kế thừa những tài liệu, số liệu đã có; tham khảo các báo cáo, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân, cán bộ địa phương về bất cập trong công tác xây dựng cơ bản; khảo sát địa bàn nghiên cứu, quan sát các dự án trên địa bàn tỉnh để đúc rút các kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ KHU ĐẠI HỌC NAM CAO TỈNH HÀ NAM


3.1. Giới thiệu chung về Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam

Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 27/9/2013.

3.1.1. Khái quát về Khu Đại học Nam Cao

Khu Đại học Nam Cao được hình thành bởi:

- Phía Đông giáp với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

- Phía Tây giáp với QL 1A.

- Phía Nam giáp với QL21B kéo dài.

- Phía Bắc giáp với đường N1 (Khu đô thị Đồng Văn 3).

- Diện tích theo quy hoạch phân khu được duyệt tại Quyết định số 1083/QĐ- UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày 16/8/2012 là 754,48ha; Diện tích khu vực nghiên cứu lập quy hoạch là 912,55ha.

Trong đó:

+ Đất các Khu chức năng cơ bản (Trường học 282,07ha): 388,04ha

+ Đất khu ở: 180,98ha

+ Đất khác (giao thông, hạ tầng KT, đỗ xe): 185,46ha

+ Đất Khu đô thị mới Tân Hà: 158,07ha

+ Quy mô đào tạo: 50.000 sinh viên, 4.000 giáo viên.

+ Quy mô dân số: 30.000 người (bao gồm dân số thuộc Khu đô thị mới Tân Hà trong đó dân số hiện tại 7.500 người).

3.1.2. Tình hình triển khai về quy hoạch trong Khu Đại học Nam Cao

- Tổng số trường đăng ký về đầu tư: 16 (Đại học Xây dựng, Đại học Phòng cháy chữa cháy, Trung cấp cảnh sát nhân dân số 6, Học viện An ninh nhân dân, Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội, Đại học Tài nguyên và Môi trường, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Đại học Y Hà Nội, Đại học Văn hoá, ĐH Mỹ thuật, ĐH


Sân khấu điện ảnh, Học viện Âm nhạc Quốc gia, ĐH thể dục thể thao Bắc Ninh, Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, Học viện Chính trị Công an nhân dân), trong đó:

- Số trường đã đầu tư tại Khu Đại học Nam Cao: 5

- Số trường đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500: 4

- Số trường đã được phê duyệt dự án: 3

- Diện tích đất đã cấp cho các trường: 135 ha

3.2. Giới thiệu chung về Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam

Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao được thành lập tại Quyết định số 628/QĐ- TTg ngày 28/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

3.2.1. Chức năng

Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp với Khu Đại học Nam Cao; Tổ chức và quản lý các hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến đầu tư, xây dựng và hoạt động của Khu Đại học Nam Cao.

3.2.2. Nhiệm vụ

1. Tham mưu để Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển Khu Đại học Nam Cao.

2. Tham mưu với các Bộ, ngành trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển Khu Đại học Nam Cao.

3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan xây dựng cơ chế phối hợp, cơ chế một cửa để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

4. Tiếp nhận đăng ký dự án đầu tư, tổ chức thẩm tra, cấp và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.


5. Tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Đại học Nam Cao; lựa chọn thuê tư vấn trong nước và nước ngoài có đủ năng lực; trình cơ quan chủ quản đầu tư thẩm định, phê duyệt trên cơ sở ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng.

6. Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu Khu Đại học Nam Cao; quản lý, kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch và theo tiến độ của các dự án hạ tầng thành phần đã được duyệt; quản lý chất lượng công trình xây dựng và bảo vệ môi trường theo quy định.

7. Thực hiện các quy định về chính sách xã hội; lao động; bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy nổ; an ninh trật tự; an toàn xã hội trong Khu Đại học Nam Cao.

8. Xây dựng tiêu chí, điều kiện để lựa chọn các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức tiếp nhận các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; quản lý xây dựng và quản lý hoạt động của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu phù hợp với quy hoạch và các quy định của Khu Đại học Nam Cao.

9. Quản lý hoạt động kinh doanh các dịch vụ phát triển hạ tầng, dịch vụ dân sinh Khu Đại học Nam Cao.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

3.2.3. Cơ cấu, tổ chức của Ban Quản lý Khu Đại học Nam Cao

Được Quy định theo Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh Hà Nam

1. Lãnh đạo Ban

2. Các phòng chuyên môn, nghiệp:

a) Văn phòng;

b) Phòng Quy hoạch đầu tư;

c) Phòng Phát triển hạ tầng;

d) Phòng quản lý môi trường và đất đai.

3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

a) Trung tâm dịch vụ Khu Đại học;

b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.


3.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư do Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam làm Chủ đầu tư

3.3.1. Tình hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam

Hiện tại, Ban Quản lý Khu Đại học Nam Cao được giao làm Chủ đầu tư của 04 dự án: Dự án đầu tư xây dựng đường Lê Công Thanh, giai đoạn 3; Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu giai đoạn I Khu Đại học Nam Cao; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông dọc đường cao tốc kết nối từ QL38 đến QL21B; Dự án đầu tư xây dựng trường THPT chuyên Biên Hòa, thành phố Phủ Lý trong đó:

* Đối với 03 dự án đường giao thông:

- Tổng mức đầu tư của các dự án: 2.077,41 tỷ đồng

- Tổng số Km các tuyến đường của các dự án: 25,6Km

- Tổng số Km nền đường K95 đã triển khai xong:17,22Km

- Tổng số vốn được bố trí đến thời điểm hiện tại: 288,445 tỷ đồng (trong đó NSTW là 39,975 tỷ đồng, NS tỉnh là 248,45 tỷ đồng).

- Số vốn đã giải ngân: 288,445 tỷ đồng (trong đó giải phóng mặt bằng 60,341 tỷ đồng, đầu tư xây dựng cơ bản 227,54 tỷ đồng).

* Đối với dự án trường THPT chuyên Biên Hòa, thành phố Phủ Lý

- Tổng mức đầu tư của dự án: 266,059 tỷ đồng

- Tổng số vốn được bố trí đến thời điểm hiện tại: 84,982 tỷ đồng (trong đó 9,5 tỷ vốn ODA, ngân sách tỉnh 75,482 tỷ ngân sách tỉnh).

- Số vốn đã giải ngân: 84,982 tỷ đồng.

a) Dự án đầu tư xây dựng đường Lê Công Thanh, giai đoạn 3

a.1) Quy mô, kết cấu chính và tổng mức đầu tư: Dự án được duyệt theo Quyết định số 458/QĐ-UBND ngày 19/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.

- Tuyến D1 (trục động lực): Chiều dài 7.566m, trong đó đoạn từ Km0+00 (QL38) đến Km3+600 rộng 42m; từ Km3+600 đến Km7+566 rộng 68m.

- Tuyến N1: Chiều dài 2.101m mặt cắt 42m.

- Tuyến đường gom T1,T2: Dài 690m mặt cắt 7,5m.


- Tổng mức đầu tư: 827 tỷ đồng

Trong đó:

+ Chi phí xây dựng: 479,9 tỷ đồng

+ Chi phí QLDA, TVĐT, chi khác: 57,6 tỷ đồng

+ Chi phí GPMB: 130,3 tỷ đồng

+ Chi phí dự phòng: 159,5 tỷ đồng a.2) Tiến độ triển khai:

- Khởi công từ tháng 8/2012. Thời gian thực hiện đến năm 2017.

- Tuyến đường gom T1, T2 đã thi công xong phần nền K95.

- Trục N1 (Km0+00-Km2+101,09): Đã thi công xong phần nền K95.

- Trục D1 (Km3+600- Km6+715): Đã triển khai thi công xong nền đường K95.

- Đang triển khai thi công xây lắp hạng mục nút giao với QL1A và đường ngang đường sắt Thống Nhất tại Km47+774 (thi công xong phần mở rộng nền đường QL1A và cống hộp).

- Đoạn Km0+00 đến Km3+600 trục D1 chưa triển khai giải phóng mặt bằng.

b) Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu giai đoạn I Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam

b.1) Quy mô, kết cấu chính và tổng mức đầu tư: Dự án điều chỉnh được duyệt tại Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 3/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.

- Tuyến 1: Chiều dài 1.865m mặt cắt 27m (nối đường trục xã Tiên Tân);

- Tuyến 2: Chiều dài 4.052m mặt cắt 36m;

- Tuyến 3: Dài 2.100m, mặt cắt 25m.

- Kết cấu mặt đường bê tông nhựa trên móng cấp phối đá dăm tiêu chuẩn

- Tổng mức đầu tư: 848,18 tỷ đồng

Trong đó:

+ Chi phí xây dựng: 564,74 tỷ đồng

+ Chi phí QLDA, TVĐT, chi khác: 40,95 tỷ đồng

+ Chi phí GPMB: 46,74 tỷ đồng

+ Chi phí dự phòng: 195,73.0 tỷ đồng

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí