Thực Trạng Công Tác Quản Lý Các Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Khu Đại Học Nam Cao Tỉnh Hà Nam


b.2) Tiến độ triển khai:

- Tuyến đường trục T3:

+ Khởi công thi công từ 10/2013, thời gian thi công 36 tháng.

+ Đã triển khai thi công xong nền đường K95 (đang chờ lún).

- Tuyến đường trục T1:

+ Khởi công từ tháng 4/2014, thời gian thi công 36 tháng.

+ Đã triển khai thi công xong nền đường K95 (đang chờ lún).

- Tuyến đường trục T2: Đã triển khai xong bước lập thiết kế BVTC và dự toán. Đang triển khai công tác đấu thầu xây lắp.

c) Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông dọc đường cao tốc kết nối từ QL38 đến QL21B

c.1) Quy mô, kết cấu chính và tổng mức đầu tư: Dự án điều chỉnh được duyệt tại Quyết định số 599/QĐ-UBND ngày 19/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.

- Tuyến đường có chiều dài 7.360m, trong đó điểm đầu Km0+00 (đấu nối với nút giao Vực vòng tại QL38); điểm cuối Km7+360 đấu nối với đường ĐH.08 huyện Duy Tiên. Mặt cắt ngang tuyến đường có Bn=22m, Bm=15m.

- Kết cấu mặt đường bê tông nhựa trên móng cấp phối đá dăm tiêu chuẩn.

- Tổng mức đầu tư: 402,41 tỷ đồng

Trong đó:

+ Chi phí xây dựng: 262 tỷ đồng

+ Chi phí QLDA, TVĐT, chi khác: 13,21 tỷ đồng

+ Chi phí GPMB: 68,5 tỷ đồng

+ Chi phí dự phòng: 55,65 tỷ đồng c.2) Tiến độ triển khai:

- Khởi công thi công từ tháng 10/2014, thời gian thi công 36 tháng.

- Đã triển khai thi công cơ bản xong phần nền K95

- Đã triển khai thi công phần nền K98 được 3Km (Km0+00-Km3+00)

- Đang triển thi công hệ thống thoát nước.

d) Dự án đầu tư xây dựng trường THPT chuyên Biên Hòa


d.1) Quy mô, kết cấu chính và tổng mức đầu tư: Dự án được duyệt tại Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 17/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam. Xây dựng các khu nhà chính trên diện tích khu đất 29.842m2 thuộc 2 xã Liêm Chính và Liêm Chung, thành phố Phủ Lý gồm có:

- Nhà hiệu bộ A tổng diện tích sàn 1.990m2, cao 4 tầng;

- Nhà đa năng B tổng diện tích sàn 3.270m2, cao 3 tầng;

- Nhà học bộ môn C tổng diện tích sàn 10.202m2, cao 5 tầng;

-Nhà lớp học D (2 cái) và D2 với tổng diện tích sàn 5.610m2, cao 5 tầng;

- Nhà ký túc xá E tổng diện tích sàn 5.821m2, cao 05 tầng;

- Nhà ăn, thư viện F tổng diện tích sàn 2.088m2, cao 02 tầng.

- Hạ tầng xung quanh trường. d.2) Tiến độ triển khai:

- Khởi công thi công từ tháng 8/2012. Thời gian thi công 36 tháng.

- Đã cơ bản hoàn thành các nhà dự kiến bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 30/8/2015 để khai giảng năm học mới khóa 2015-2016.

3.3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư tại Ban Quản lý Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam

3.3.2.1. Công tác quản lý dự án trong bước chuẩn bị đầu tư

Đây là bước đầu của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn quan trọng, có tính quyết định cho các giai đoạn tiếp sau nhưng đánh giá chung là: Chủ trương một số dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết, chất lượng của một số dự án trong thời gian qua là chưa cao, thiếu chính xác... do quan niệm khâu chuẩn bị đầu tư là thủ tục cho nên chưa thực sự giành thời gian, khâu tài chính thoả đáng để làm kỹ khâu này.

a) Nguyên nhân khách quan:

- Tuy đã đã được phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong khâu lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, tuy nhiên chất lượng dự án còn nhiều hạn chế (Phân cấp trách nhiệm được Quy định tại Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 30/6/2014, số 04/2014/QĐ-UBND ngày 23/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà


Nam về quy định về quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam);

- Chất lượng hồ sơ dự án do đơn vị tư vấn lập còn yếu;

- Kinh phí dành cho công tác chuẩn bị đầu tư chưa được bố trí thoả đáng;

- Công tác thẩm định của các Sở ngành chuyên môn chưa thực sự chất lượng, cơ bản vẫn theo hồ sơ do chủ đầu tư lập và trình nên chưa đánh giá được chất lượng của dự án lập.

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Một số dự án khi cấp quyết định đầu tư ra chủ trương đầu tư thực sự các dự án đó chưa cần thiết;

- Không đáp ứng được tiến độ lập dự án đúng theo kế hoạch đã đề ra;

- Chưa xác định tầm quan trọng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư, do quan niệm giai đoạn chuẩn bị đầu tư chỉ là khâu thủ tục, nên chưa tổ chức nghiên cứu, xác định, kiểm tra các số liệu đầu vào (khảo sát thu thập số liệu, phân tích đánh giá kết quả khảo sát, số liệu kinh tế kỹ thuật...) để làm cơ sở xây dựng phương án hợp lý, khả thi cả về kỹ thuật và kinh tế;

- Đôi khi vì tiến độ của dự án mà đã bỏ qua các yếu tố kinh tế - kỹ thuật.

- Cán bộ của đơn vị còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước;

- Do kinh phi cho giai đoạn này rất hạn chế mà phần lớn các dự án đều không được khảo sát kỹ trước lúc thiết kế mà chỉ thiết kế trên cơ sở giả định các yếu tố ban đầu, điều đó được thể hiện trong Bảng 3.1, 3.2 dưới đây:


Bảng 3.1: Chất lượng một số dự án mà khâu chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm thoả đáng


Stt


Tên dự án


CĐT

Giá trị TMĐT

do Tư vấn lập

Giá trị TMĐT

được duyệt

Chênh lệch (tr.đ)


Nguyên nhân

(tr.đ)

(tr.đ)

(5) – (4)

1

2

3

4

5

6

7


1


Dự án đường Lê Công Thanh, giai đoạn 3


BQL Khu Đại học Nam Cao


835.589


827.374


- 8.215

- Giảm do khoan khảo sát chưa kỹ nên tăng chiều dài xử lý bâc thấm của nền đất yếu yếu

- Một số đoạn tuyến phải cải tuyến để tránh

GPMB


2

Dự án hạ tầng kỹ thuật thiết yếu giai đoạn I Khu Đại học Nam Cao


BQL Khu Đại học Nam Cao


840.120


848.182,7


8.062,7

- Tăng do điều chỉnh giải pháp thiết kế nền đường

- Điều chỉnh hướng tuyến


3

Dự án tuyến đường giao thông dọc đường cao tốc kết nối từ QL38 đến

QL21B


BQL Khu Đại học Nam Cao


420.679


402.417


-18.262

- Điều chỉnh lại toàn bộ hướng tuyến do cấp quyết định đầu tư yêu cầu nên thay đổi quy mô đầu tư

- Thay đổi vật liệu đắp nền đường


4

Dự án trường THPT

chuyên Biên Hòa


BQL Khu Đại học Nam Cao


268.000


266.059


- 1.941


Tư vấm thiết kế tính toán thừa một số định mức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Quản lý các dự án đầu tư tại Ban quản lý khu đại học Nam Cao, tỉnh Hà Nam - 8

(Nguồn: Phòng Phát triển hạ tầng- Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao)


Bảng 3.2: Chất lượng một số dự án mà khâu chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm thoả đáng

Stt

Tên dự án

Quy mô dự án

Số lần điều

chỉnh dự án


1

Dự án nâng cấp cải tạo QL21A Km98-Km106; Km110-

Km120+725

Đường cấp III; Bn=12-15m; Bm=11-

15m.


05 lần

2

Dự án xây dựng cầu Bồng Lạng

Cầu BTCT DƯL;

Lc=212m, B = 9m.

03 lần

3

Dự án xây dựng cầu Khả Phong

Cầu BTCT DƯL;

Lc=234,7m, B = 10m.

02 lần

4

Dự án nâng cấp hệ thống giao thông

vùng phân lũ sông Đáy

Đường cấp 60;

Bn=12m; Bm = 11m

> 03 lần


5


Dự án xây dựng cầu Phù Vân

Vĩnh cửu bằng BTCT

và BTCT DƯL; Lc=249m, B = 16m.


02 lần


6


Dự án nút giao thông Đồng Văn

Xây dựng nút giao liên thông vượt QL1A và đường sắt; mở rộng QL1A đoạn Đồng Văn

- Phủ Lý từ Bn=11m -

Bn=20,5m.


06 lần

7

Dự án nâng cấp ĐT.497

Đường cấp IV,

Bn=9m, Bm=7m.

01 lần

8

Dự án nâng cấp ĐT.492

Đường cấp IV,

Bn=9m, Bm=7m.

01 lần

9

Dự án đường vành đai thành phố

Phủ Lý

Đường cấp II đồng

bằng, L=8,5km.

02 lần

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hà Nam )


3.3.2.2. Công tác quản lý dự án trong bước thực hiện đầu tư

(1) Công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình

- Chất lượng thiết kế của nhiều dự án còn hạn chế, chưa có sự tham gia của các chuyên gia giỏi nghiên cứu, phân tích đánh giá; sản phẩm thiết kế nhiều khi còn bị áp đặt của cơ quan quản lý cấp trên nên chất lượng sản phẩm thiết kế cũng rất hạn chế;

- Cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu;

- Đôi khi chưa nghiêm túc tổ chức nghiệm thu sản phẩm tư vấn theo yêu cầu quy định, nhiều lúc chỉ mang tính hình thức, qua loa nên để lại nhiều sai sót đã bộc lộ trong quá trình thi công, nhiều khi có những sai sót rất cơ bản mà vẫn không bị phát hiện ở công tác này;

-Việc thống nhất áp dụng các hệ thống chuẩn mực trong thiết kế chưa nghiêm;

-Việc tổ chức thẩm định các dự án chưa bám sát nội dung chức năng theo quy định mà mới chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra lại việc tính toán lại khối lượng theo thiết kế;

- Có trường hợp việc thẩm định của cơ quan quản lý ngành xây dựng còn mang tính thủ tục pháp lý.

a) Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn vẫn còn thiếu hoặc chưa cập nhật kịp thời với tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại nên nhiều lúc vẫn còn sử dụng các định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ, lạc hậu;

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập và thẩm định thiết kế- dự toán chưa được quy định cụ thể, rõ ràng bằng những chế tài về pháp luật- kinh tế. Chưa có cơ chế bảo hành sản phẩm thiết kế và cơ chế thưởng phạt vật chất hoặc có các chế tài xử phạt ở mức cao hơn đối với nhà thiết kế nhằm nâng cao trách nhiệm;

- Phần lớn các công ty tư vấn thiết kế và lập dự toán đưa các cá nhân có đầy đủ năng lực kinh nghiệm đứng tên chủ trì trong đồ án, tuy nhiên do thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn cùng một lúc nên họ thường giao lại cho các nhân sự mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế để thực hiện;

- Chi phí thiết kế được tính theo giá trị xây lắp: thiết kế càng dư thừa nhà thầu


càng dễ bớt xén vật liệu thi công công trình đồng thời càng làm giảm trách nhiệm của mình đối với sảm phẩm thiết kế, chính vì vậy thiệt hại của nhà nước về kinh tế đối với phương pháp tính này là rất lớn, hơn nữa chưa tính đến việc nhà thầu thi công cấu kết với đơn vị thiết kế để làm tăng khối lượng thiết kế gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà nước về kinh tế.

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Có thể nói thủ tục hành chính là nguyên nhân lớn lớn chậm tiến độ thực hiện dự án. Sau khi dự án đã được thiết kế và lập dự toán thì hồ sơ được đưa lên cơ quan chủ quản, các sở ban ngμnh, nhiều cán bộ do không hiểu rõ nghiệp vụ, tính mỹ thuật mỗi người mỗi khác dẫn đến dự án phải điều chỉnh thiết kế nhiều lần, có khi sửa khác “hoàn toàn” so với thiết kế ban đầu;

- Đôi khi vì mục đích nhằm phục vụ tiến độ giải ngân kế hoạch năm, đã bỏ qua những sai sót, bất hợp lý của hồ sơ thiết kế; Cán bộ chuyên môn không đủ năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức để thẩm định, khắc phục những sai sót của hồ sơ, thường có tư tưởng khoán trắng cho tư vấn, thẩm định trong khi trên thực tế trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, thẩm định là không lớn nên không đáp ứng được sự kỳ vọng của chủ đầu tư; Sản phẩm thiết kế có nhiều sai lệch so với thực tế triển khai do khâu chuẩn bị đầu tư không thực hiện nghiêm, có những công trình phương án thi công và mức đầu tư không khả thi;

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác thẩm định dự án còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, điều này xuất phát từ công tác tổ chức cán bộ chưa thực hiện nghiêm, nhiều lúc vì nể nang cấp trên hoặc vì các mối quan hệ cá nhân nào đó để tuyển người mà chưa căn cứ vào đòi hỏi công việc, chưa thực sự là “vì công việc để tuyển người”.

- Chất lượng về công tác thẩm định thiết kế, dự toán thể hiện ở các bảng Bảng 3.3, 3.4


Bảng 3.3: Thống kê các dự án do Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao làm Chủ đầu tư


STT


Tên dự án


Quy mô dự án

Số lần điều chỉnh thiết

kế, dự toán

1

Dự án đường Lê Công Thanh, giai

đoạn 3

Đường cấp II; Bn=42-

68m; Bm=7-15m.

02 lần

2

Dự án hạ tầng kỹ thuật thiết yếu giai

đoạn I Khu Đại học Nam Cao

Đường cấp II; Bn=25-

36m; Bm=15m.

04 lần


3

Dự án tuyến đường giao thông dọc đường cao tốc kết nối từ QL38 đến

QL21B

Đường cấp II; Bn=22m; Bm=15m.


05 lần

4

Dự án trường THPT chuyên Biên

Hòa

Nhà dân dụng cấp II

> 03 lần

(Nguồn: Phòng phát triển hạ tầng- Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao)

Bảng 3.4. Thống kê các dự án do Sở Giao thông vận tài Hà Nam làm Chủ đầu tư



Stt


Tên dự án


Quy mô dự án

Số lần điều chỉnh thiết

kế, dự toán


1


Dự án nâng cấp, cải tạo ĐT.497

Đường cấp IV đồng

bằng, Bn=9m, Bm=7m; L=21Km.


03 lần


2


Dự án nâng cấp, cải tạo ĐT.492

Đường cấp IV đồng bằng, Bn=9m,

Bm=7m; L=23Km.


02 lần


3


Dự án đầu tư xây dựng nút giao thông Đồng Văn.

Đường cấp III, cầu cấp IV, nút giao liên thông khác mức vượt đường

bộ và đường sắt


> 03 lần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022