Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn - 2

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 97

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa

cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 97

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 97

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 97

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm 98

3.4.2. Nội dung và cách tiến hành 98

Tiểu kết chương 3 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC.......................................................................................................................................

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CBQL

Cán bộ quản lý

GD & ĐT

Giáo dục & Đào tạo

GV

Giáo viên

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

HS

Học sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Thống kê tình hình học sinh tiểu học ở thành phố Bắc Kạn năm

học 2018 - 2019 31

Bảng 2.2. Thống kê tình hình CBQL, GV các trường tiểu học ở thành phố

Bắc Kạn năm học 2018 - 2019 31

Bảng 2.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu

học thành phố Bắc Kạn 35

Bảng 2.4. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên

tiểu học thành phố Bắc Kạn 38

Bảng 2.5. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu

học thành phố Bắc Kạn 40

Bảng 2.6. Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu

học thành phố Bắc Kạn 43

Bảng 2.7. Thực trạng kết quả bồi dưỡng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn 45

Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành

phố Bắc Kạn 49

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo

viên tiểu học thành phố Bắc Kạn 52

Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo

viên tiểu học thành phố Bắc Kạn 55

Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa

cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn 59

Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho

giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn 61

Bảng 3.1. Nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa 67

Bảng 3.2. Mô tả chi tiết công cụ đánh giá năng lực lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa 87

Bảng 3.3. Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố

Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 100

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà sự giao lưu, giao thoa văn hóa diễn ra, môi trường đa văn hóa nhằm tạo một xã hội dân chủ và tương tác trên cơ sở kế thừa tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác, phát huy những giá trị mới của nền văn hóa dân tộc. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môi trường giáo dục đa văn hóa tìm cách bảo đảm công bằng về giáo dục cho mọi học sinh trong môi trường học tập thân thiện, tôn trọng lẫn nhau về ngôn ngữ và văn hóa của người học. Do vậy, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho HS các trường tiểu học nhằm mục đích giáo dục sự tôn trọng, sự đa dạng bản sắc văn hóa, tạo không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, học hỏi, hiểu biết về văn hóa các dân tộc; từ đó gìn giữ và phát huy những truyền thống, giá trị văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa đòi hỏi khi tổ chức hoạt động, giáo viên phải tính đến đặc điểm phát triển riêng của học sinh ở nhiều dân tộc khác nhau với những truyền thống văn hóa, với những tổ chức làng, bản, dòng họ những tập tục riêng... Những yếu tố có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của học sinh tiểu học. Theo đó, để tạo môi trường đa văn hóa thuận lợi cho học sinh, cần tổ chức đa dạng các hình thức trải nghiệm nhằm hướng học sinh đến những giá trị tốt đẹp, bình đẳng và tạo nên những công dân có khả năng đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của đất nước.

Thực tế hiện nay ở các trường tiểu học, hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trong môi trường giáo dục đa văn hóa còn bị coi nhẹ, các lớp bồi dưỡng còn đơn điệu về nội dung và hình thức bồi dưỡng. GV còn thiếu hụt kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa giáo dục văn hóa, chủ thể bồi dưỡng chưa được CBQL các trường tiểu học quan tâm lựa chọn, một bộ phận chủ thể bồi dưỡng trong quá trình bồi dưỡng chưa sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức bồi dưỡng.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa hiện nay đã quan tâm đến công tác lập kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng, tuy nhiên, CBQL các trường tiểu học chưa tiến hành thường xuyên việc đánh giá được nhu cầu bồi dưỡng của GV, công tác

tổ chức thực hiện kế hoạch chưa chú ý đến việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, việc tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề trong trường và theo cụm trường để các GV trong trường và trong huyện có cơ hội gặp gỡ, trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm trong giảng dạy diễn ra không thường xuyên, CBQL chưa quan tâm đến quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trong môi trường giáo dục đa văn hóa và quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trong môi trường giáo dục đa văn hóa …Vì vậy, kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học không đạt hiệu quả mong muốn. Chính vi vậy cần có công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học Thành phố Bắc Bạn. Tuy nhiên trên thực tế chưa có công trình nào.

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kan.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc

Kạn đã được triển khai thực hiện và thu được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế ở một số nội dung: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho giáo viên...Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học.

5.2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.

6. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở 8 trường tiểu học Thành phố Bắc Bạn trong năm học 2018 - 2019. Khách thể nghiên cứu gồm 23 cán bộ quản lý và 120 giáo viên.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Chúng tôi quan sát quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên và hoạt động bồi dưỡng của báo cáo viên và học viên (giáo viên tiểu học) để tìm hiểu thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong

môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học và thực trạng hoạt động bồi bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thu thập ý kiến của đối tượng: giáo viên tiểu học; đội ngũ báo cáo viên và học viên; cán bộ quản lý các nhà trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa để tìm ra những thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn.

Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện với giáo viên, báo cáo viên, học viên để tìm hiểu về thực trạng, những khó khăn, hạn chế khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học, tìm ra thực trạng về công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.

Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ quản lý am hiểu sâu sắc về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa để góp ý về việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu

Dùng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu. Để xử lý số liệu điều tra tác giả sử dụng một số công thức toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu, từ đó phân tích, đánh giá nhằm đưa ra những kết luận phù hợp.

8. Cấu trúc luận văn

Chương 1. Cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học.

Chương 2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.

Chương 3. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí