Xây Dựng Bộ Công Cụ Đánh Giá Cl Giảng Dạy Qua Từng Môn Học/mô Đun

CNTT và các bộ phận có liên quan triển khai và thực hiện.

3.3.4. Xây dựng bộ công cụ đánh giá CL giảng dạy qua từng môn học/mô đun

a) Mục đích và ý nghĩa của giải pháp

Nhằm đánh giá khách quan hoạt động giảng dạy qua các nội dung như: thi kiểm tra kết thúc môn học/mô đun, ý kiến phản hồi về môn học/mô đun của sinh viên, … kết quả đánh giá là cơ sở để tính mức lương chi trả cho từng giáo viên, cũng là căn cứ nhằm đánh giá khen thưởng và xếp loại thi đua của giáo viên theo từng tháng, từng năm học.

b) Nội dung của giải pháp

Giải pháp xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy thông qua hàm chất lượng giảng dạy F(clgd)

F(clgd) = (n*f(đktm) + m*f(ykph) + p*f(nq) + q*f(ss))/(m+n+p+q)

- f(đktm): Điểm thi kết thúc môn học/mô đun

- f(ykph): Ý kiến phản hồi của sinh viên sau khi kết thúc môn học/mô đun

- f(nq): Kết quả theo dõi GV về việc chấp hành nội quy của nhà trường như: hồ sơ giảng dạy, thực hiện nề nếp theo quy định, …

- f(ss): Sĩ số học sinh tham gia môn học/mô đun

- m, n, p, q: Các hệ số

- Các hàm F(clgd), f(đktm), f(ykph), f(nq), f(ss) trả về giá trị số (theo thang điểm 100).

- Tổng hợp các kết quả của các hàm trên để tính giá trị của hàm F(clgd), quy đổi ra mức lương theo bảng dưới đây, mức lương này tính cho thừa giờ, hợp đồng thỉnh giảng, … lương khác tùy thuộc vào quy định của từng CSDN:

TT

Điểm theo hàm F(gd)

Xếp loại

Mức chi trả (% lương)

Ghi chú

1

95-100


130


2

90 - 95


120


3

80 - 89


110


4

60 - 79


100

Đạt chuẩn

5

50 - 59


90


6

40 - 49


80


7

Dưới 40


70


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng - 20

c) Cách thức thực hiện giải pháp

Giao cho khoa CNTT làm đầu mối cho các hoạt động và tập hợp giá trị của các hàm đã xác định.

Các hàm f(đktm), f(ykph), f(nq), f(ss) có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của từng CSDN và đặc điểm của từng giai đoạn, từng bối cảnh trong dạy nghề cũng như các đặc thù trong QTĐT nghề CNTT.

Các hệ số của hàm f(đktm), f(ykph), f(nq), f(ss) thay đổi cho phù hợp tùy theo từng CSDN.

Nên xây dựng phần mềm để tính giá trị cho hàm F(clgd) từ 04 hàm f(đktm), f(ykph), f(nq), f(ss).


d) Điều kiện thực hiện

Để thực hiện giải pháp trên có hiệu quả tốt nhất các CSDN cần thống nhất quy trình để thực hiện và được thông qua hội đồng của Trường

Tổ chức xây dựng các bộ công cụ cho các hàm f(đktm), f(ykph), f(nq), f(ss) phải sát với thực tế của đơn vị và cụ thể với quá trình đào tạo nghề CNTT, cập nhật bổ sung các thông số nếu thấy cần thiết.

3.2.5. Tổ chức tự kiểm định (tự đánh giá) chương trình đào tạo

a) Mục đích và ý nghĩa của giải pháp

Giải pháp tổ chức công tác tự kiểm định chương trình dạy nghề CNTT là nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên trong công tác tự kiểm định, coi đây không chỉ là nhiệm vụ chung của nhà trường/khoa mà đây còn là nhiệm vụ chung của mỗi cá nhân, mỗi cá nhân phải tự ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc để đáp ứng được các tiêu chí, khi mỗi cán bộ, cá nhân tự làm tốt được công việc của mình thì góp phần tăng cường công tác tự kiểm định.

Nâng cao trách nhiệm và nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên trong công tác tự kiểm định chương trình đào tạo của Nhà trường/khoa CNTT. Coi đây là một trong số những nhiệm vụ quan trọng và cần phải được đầu tư và phát triển. Cũng nhằm tạo đầu ra tốt cho sinh viên, nâng cao uy tín cho Khoa, cho Nhà trường trong lĩnh vực đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ. Tìm những điểm chưa phù hợp để kịp

thời điều chỉnh. Qua công tác tự kiểm định để có thể đảm bảo đủ những minh chứng để cung cấp cho đoàn kiểm định bên ngoài, kịp thời phát hiện ra những tiêu chí nào phù hợp, tiêu chí nào chưa phù hợp để từ đó có thể kiến nghị với lãnh đạo Tổng Cục dạy nghề, Bộ LĐTB&XH để kịp có những điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của nhà trường của khoa CNTT.

b) Nội dung của giải pháp

1/ Tăng cường nhận thức của cán bộ, giáo viên về nhận thức tự kiểm định chương trình đào tạo:

Thường xuyên trao đổi, tổ chức lớp học về kỹ năng nghiệp vụ kiểm định.

Tăng cường chỉ đạo của Ban Giám hiệu trong công tác tự kiểm định chương trình đào tạo của Nhà trường.

Xây dựng kế hoạch tự kiểm định chương trình đào tạo trong chiến lược phát triển của nhà trường

2/ Phát triển đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tự kiểm định chương trình đào tạo của nhà trường của khoa CNTT:

Lựa chọn các cán bộ ở các phòng ban, trung tâm tại CSDN, đặc biệt là cán bộ giáo viên tham gia vào quá trình đào tạo nghề CNTT có năng lực về đánh giá và quản lý để tổ chức đào tạo nhận thức, nâng cao trình độ cho cán bộ đoàn tự đánh giá kiểm định của nhà trường.

Hỗ trợ kinh phí cho công tác kiểm định, đây là một điều kiện quan trọng để thực hiện tốt việc tự kiểm định, xây dựng chính sách động viên khuyến khích khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều cố gắng trong công tác tự kiểm định

3/ Phát triển và nâng cao trình độ cho đội ngũ CBGV nhà trường:

Tổ chức các lớp tập huấn, các cuộc thảo luận về công tác tự kiểm định một chương trình đào tạo cụ thể, các đồng chí cộng tác viên cần nắm vững các văn bản qui định phục vụ cho kiểm định cấp trường và kiểm định bên ngoài về đánh giá, nhằm tránh nhầm lẫn các văn bản không liên quan đến hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm định.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực viết báo cáo tự kiểm định chương trình đào tạo nghề CNTT, có khả năng chuẩn bị hồ sơ minh

chứng để phục vụ công tác kiểm định bên ngoài. Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong đội ngũ chuyên gia kiểm định.

Thành lập đội ngũ chuyên gia tự kiểm định tại Nhà trường để hàng năm tiến hành công tác tự kiểm định, cũng như phối hợp với các phòng ban, khoa và Trung tâm để chuẩn bị các minh chứng phục vụ cho công tác kiểm định ngoài của Tổng cục Dạy nghề.

4/ Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm định: cần xây dựng một cách cụ thể chi tiết kế hoạch kiểm tra định kỳ có khả năng thực thi cao và phải thực hiện đúng kế hoạch đã qui định.

Kế hoạch kiểm định chương trình đào tạo nghề CNTT phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu, thời hạn, nguyên tắc, nội dung kiểm tra. Ngoài ra cần chú ý đến những trường hợp có nhiều vấn đề bức xúc cần kiểm tra thì không cần đủ thời gian theo qui định, nhằm mục đích điều chỉnh, giúp đỡ cho cơ sở hoàn thành nhiệm vụ.

Kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với kế hoạch của năm học mà Bộ LĐTB&XH và Tổng cục dạy nghề đã đề ra từ đầu năm. Khi tiến hành kiểm tra cần có kế hoạch cần cụ thể, phân công nhiệm vụ theo chuyên môn, mỗi đồng chí kiểm tra viên hay cộng tác kiểm tra cùng BGH phụ trách kiểm tra một giáo viên.

5/ Tăng cường phương tiện, các điều kiện làm cho đội ngũ người làm công tác kiểm định cơ sở: Phương tiện và điều kiện làm việc là một yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả công việc của người thực hiện, như: Áp dụng được phần mềm tự kiểm định trong quá trình đánh giá kiểm định tài nhà trường thì sẽ đáp ứng tốt hơn về công tác kiểm định, không phải thực hiện quá nhiều các thao tác thủ công sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong công việc tự kiểm định.

c) Cách thức thực hiện giải pháp

Xây dựng kế hoạch tự kiểm định, tự kiểm định CTĐT, chú trọng đến việc gắn trách nghiệm cho các đơn vị, các tổ chức, các cá nhân chịu trách nhiệm trước các kết quả kiểm định chương trình ĐT của nhóm nghề về CNTT trình độ CĐ.

Đẩy mạnh công tác tuyền truyền phổ biến tới toàn bộ cán bộ, giáo viên trong nhà trường, trong khoa CNTT, các cán bộ hiểu được tầm quan trọng của công tác tự

kiểm định chương trình đào tạo trong nhà trường thông qua các trang web, các pano, hay các buổi nói chuyện, tiếp xúc của cán bộ giáo viên trong khoa.

d) Điều kiện thực hiện giải pháp

Cần có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu về công tác tự kiểm định cũng như việc tự kiểm định chương trình đào tạo là rất quan trọng, phải thống nhất thông suốt, nhất quán.

Trong quy chế chi tiêu nội bộ nhà trường cũng nên nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ cho công tác tự kiểm định chương trình đào tạo vì xác định đây là khâu rất quan trọng, là tiền đề cho công tác kiểm định CSDN.

3.2.6. Nâng cao chất lượng của hoạt động thanh tra

a) Mục đích ý nghĩa của giải pháp

Hoạt động thanh tra giữ vai trò quan trong trong việc ĐBCL đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ nói riêng và ĐTN nói chung. Trong bối cảnh các CSDN bắt đầu tự chủ trong ĐT thì thanh tra càng phải được tăng cường hơn nữa, để phát huy được các điểm mạnh vốn có của hoạt động này

b) Nội dung của giải pháp

1/ Đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thanh tra

Đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thanh tra: nhằm đáp ứng được trước những đòi hỏi của bộ phận thanh tra tại các CSDN có đào tạo nghề CNTT nói riêng và trong hệ thống DN nói chung, qua đó cải thiện được chất lượng thanh tra, nâng cao kinh nghiệm cho việc xử lý các hoạt động thanh tra, cụ thể như sau:

- Đào tạo và bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ thanh tra cho các CSDN nói chung và đào tạo nghề CNTT nói riêng:

+ TCDN kết hợp với cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và các CSDN xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ thanh tra ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, kế hoạch này được công bố công khai trong ngành.

+ Khái quát toàn bộ các nội dung cần thanh tra, từ đó xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, tạo được đội ngũ thanh trong tương lai đáp ứng được yêu cầu mà

thực tế của ngành đặt ra. Đó cũng là cơ sở để xác định nội dung, chương trình phương pháp đào tạo, cách thức bồi dưỡng phù hợp với thực tế.

+ Sở lao động và Thương binh xã hội xây dựng kế hoạch để các CSDN cử cán bộ tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thanh tra. Yêu cầu đưa vào chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản đối với những viên chức mà CSDN quy hoạch làm mảng thanh tra về những lĩnh vực như: đào tạo, tài chính, … trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ năng, những kinh nghiệm thanh tra, những ứng xử cần thiết trong quá trình thanh tra...

+ Liên tục đổi mới chương trình đào tạo nghiệp vụ thanh tra, bồi dưỡng theo hướng chuyên sâu vào các chương trình đào tạo, đặt ra các tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế để học viên tự giải quyết nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của công chức, tránh tình trạng học lý thuyết suông, không gắn liền với thực tế. Nội dung chương trình giảng dạy cần cập nhật kiến thức, thông tin trong lĩnh vực đào tạo nghề trong và ngoài nước, giúp học viên có được cái nhìn thực tế mới mẻ, thực tiễn và có thể áp dụng vào ngay trong quá trình đào tạo nói chung và đào tạo nghề CNTT nói riêng.

+ Gắn đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra với giáo viên đúng chuyên ngành. Khi sử dụng đúng người, đúng chuyên môn để cá nhân sau khi được đào tạo bồi dưỡng phát huy được năng lực của mình, tránh lãng phí lớn về chi phí đào tạo bồi dưỡng.

+ Tổ chức các cuộc thi về kiến thức và kỹ năng cho công tác thanh tra trong lĩnh vực đào tạo nghề nhằm: tạo môi trường làm việc hòa đồng, năng động, vui vẻ, vừa kiểm tra được năng lực cá nhân hay tập thể của mỗi đội tham gia, nâng cao năng lực của công chức ngành Thanh tra

- Định kỳ tổng kết công tác thanh tra nhằm: Khen thưởng, kỷ luật, nhằm tạo động lực để công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; công khai việc xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm,...

- Ban hành quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra công tác đào tạo của các CSDN và tổ chức thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục quy trình thanh tra hoạt động chuyên môn. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm để có

điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ, cải thiện tiền công, tiền lương cho cán bộ thanh tra kiêm nghiệm hoặc chuyên trách.

2/ Thành lập bộ phận thanh tra chuyên trách phục vụ công tác thanh tra của cơ quan chủ quản (Sở LĐTBXH, TCDN - BLĐTBXH)

Thành lập bộ phận thanh tra chuyên trách phục vụ công tác thanh tra của cơ quan chủ quản (Sở LĐTBXH, TCDN) nhằm đáp ứng cho công tác thanh tra nội bộ của nhà trường, đồng thời phục vụ công tác thanh tra của các cơ quan chủ quản như TCDN, Sở LĐTB&XH. Qua đó chuyên môn hóa nghiệp vụ thanh tra, góp phần nâng cao trình độ, phẩm chất của cán bộ thanh tra, cụ thể như sau:

- Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề xây dựng kế hoạch, ra các quyết định về việc thành lập bộ phận thanh tra chuyên trách, yêu cầu lựa chọn và đào tạo các thanh tra có đầy đủ các tiêu chuẩn về một thanh tra

- Cơ quan quản lý cấp trên có định hướng về hoạt động thanh tra để các CSDN chủ động trong việc xây dựng và tổ chức thành lập các bộ phận thanh tra chuyên trách, có đầy đủ các năng lực về thanh tra, chú trọng đến cán bộ thanh tra có năng lực chuyên môn về lĩnh vực CNTT.

- Các thanh tra luôn chủ động trau rồi kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thanh tra khi có sự điều động của cấp trên, cộng tác làm việc với các bộ, các đoàn thanh tra bên ngoài như đoàn thanh tra của TCDN, của sở LĐTB&XH.

c) Cách thức thực hiện giải pháp

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui về thanh tra chuyên môn của các CSDN theo hướng phân định rõ trách nhiệm, bảo đảm chặt chẽ, dễ sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng tổ chức bộ máy, nhân sự đoàn thanh tra, giúp cán bộ thanh tra có căn cứ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi tiến hành thanh tra.

Cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật như: TTQT về công tác thanh tra tại các CSDN. Quy định rõ thẩm quyền công nhận cộng tác viên thanh tra, ban hành chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra.

d) Điều kiện thực hiện giải pháp

Ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định xử phạt trong lĩnh vực ĐTN. Quy định cụ thể các mối quan hệ giữa Thanh tra Tổng cục Dạy nghề với Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường dạy nghề có cơ cấu tổ chức phòng thanh tra hoặc bộ phận thanh tra đào tạo, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các trường CĐN [76].

Hoàn thiện bộ mẫu biên bản thanh tra hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề phù hợp trên cơ sở bộ mẫu biên bản Thanh tra Bộ ban hành theo hướng đầy đủ nội dung, phù hợp với thực tiễn địa phương

3.3. Khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp

3.3.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất về quản lý QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ theo tiếp cận ĐBCL.

3.3.2. Đối tượng khảo sát

Khảo sát đối tượng liên quan đến QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ, bao gồm: Ban Giám hiệu, lãnh đạo khoa và các phòng ban chức năng, người tham gia giảng dạy và cán bộ phục vụ cho hoạt động giảng dạy, ...

3.3.3. Phạm vi khảo sát

Khảo sát tại 02 trường Cao đẳng nghề có đào tạo nhóm CNTT, thuộc khu vực miền Bắc: Trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội; trường CĐN Công nghiệp Hà Nội, với quy mô khảo sát như sau (tổng số là 72 phiếu):

TT

Tên trường Cao đẳng nghề

Số lư ng Cán bộ QL, GV và NV

1

Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

45

2

Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

27

Tổng số phiếu

72

3.3.4. Phương pháp khảo sát

Khảo sát bằng phiếu hỏi, tọa đàm đối với Giáo viên và cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ.

3.3.5. Xử lý số liệu khảo sát

Xử lý số liệu khảo sát chủ yếu theo giá trị trung bình theo công thức: “Giá trị khoảng cách” = (Maximum – Minimum)/n. Vì vậy, với phiếu trưng cầu ý kiến thiết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022