Nhận xét: hệ thống cơ sở vật chất của các trường đáp ứng cho hoạt động dạy và học. Trong đó, hệ thống phòng máy và cơ số máy vi tính ở cả 4 trường đầy đủ phục vụ cho học sinh. Xây dựng được nguồn học liệu mở tại các thư viện, giúp cho đội ngũ giáo viên khai thác các tư liệu phục vụ cho giảng day. Các phòng thực hành thí nghiệm tương đối đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy thực hành thí nghiệm.
Nhìn chung, hệ thống CSVS và TBDH đáp ứng tốt cho hoạt động dạy và học, đặc biệt đáp ứng cho việc đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, qua bảng thống kê trên, cũng nhận thấy có 50% số trường chưa các phòng thực hành môn Sinh học. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.2. Tổ chức thu thập dữ liệu
2.2.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động dạy và học môn lịch sử trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long ( Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn) từ đây rút những mặt mạnh và yếu của công tác quản lý nhằm đưa ra một số các biện pháp để nhằm nâng cao chất lượng quản lý của CBQL nhà trường tại các trường THPT huyện Vũng Liêm.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của của 4 trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm.
- Nhóm 1: CBQL (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn) và giáo viên dạy môn Lịch sử.
- Nhóm 2: HS của các trường THPT huyện Vũng Liêm.
Bảng 2.8. Khách thể khảo sát
CBQL | Giáo viên | Học sinh | |
THPT Võ Văn Kiệt | 5 | 8 | 30 |
THPT Nguyễn Hiếu Tự | 3 | 6 | 30 |
THPT Hiếu Phụng | 4 | 5 | 30 |
THPT Hiếu Nhơn | 4 | 4 | 30 |
Tổng | 16 | 23 | 120 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Hoạt Động Giảng Dạy Của Giáo Viên Môn Lịch Sử
- Quản Lý Các Điều Kiện Hỗ Trợ Hoạt Động Dạy Học
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Lịch Sử Tại Các Trường Thpt Huyện Vũng Liêm,
- Thực Trạng Sử Dụng Phương Tiện Dạy Học Dạy Học Môn Lịch Sử
- Khảo Sát Về Quản Lý Việc Soạn Bài Của Giáo Viên
- Khảo Sát Về Việc Quản Lý Hoạt Động Học Tập Của Học Sinh
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của nhà trường)
2.2.3. Nội dung khảo sát
Thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử ở các trường THPT huyện Vũng Liêm: nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Lịch sử; nhận thức của CBQL, GV, HS về mục đích yêu cầu của hoạt động dạy học môn lịch sử; mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT.
Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử ở các trường THPT huyện Vũng Liêm: nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử; quản lí mục tiêu nội chương trình hoạt động day học môn Lịch sử; quản lý sinh hoạt của tổ chuyên môn; quản lý hoạt động đổi mới PPDH của GV; quản lý đổi mới phương pháp học tập của HS; quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên; quản lý sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học phục vụ hoạt dạy học môn Lịch sử; mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực trạng quản lý day học môn Lịch sử.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Phỏng vấn trực tiếp, trò chuyện với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và các GV ở các trường THPT huyện Vũng Liêm.
Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến CBQL, GV và HS.
Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của CBQL các trường THPT thông qua báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT huyện Vũng Liêm; thông qua hội nghị chuyên đề, thông qua sinh hoạt cụm chuyên môn liên trường và qua các báo cáo tổng kết; kế hoạch năm học của các trường THPT huyện Vũng Liêm. Ngoài ra nghiên cứu báo cáo về tình hình kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội địa phương.
Các phiếu điều tra, các ý kiến của cán bộ quản lí, các chuyên gia, giáo viên và các tài liệu có liên quan được tập hợp lại theo phương pháp thống kê để có nhận xét cụ thể.
Chúng tôi thống kê số liệu theo phương pháp xử lý SPSS. Trong luận văn này chúng tôi chủ yếu đánh giá, nhận xét thông qua điểm trung bình(ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC) và thứ hạng (TH). Sử dụng kiểm định Independent sample T – Test để so sánh có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ thực hiện/ mức độ hiệu quả của CBQL và GV. Sự khác biệt ý nghĩa xảy ra khi:
+ Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene< 0.05: có sự khác biệt ý nghĩa trong điểm trung bình giữa hai ý kiến đánh giá.
+ Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene≥ 0.05 không có sự khác biệt ý nghĩa trong điểm trung bình giữa hai ý kiến đánh giá.
Từ đó rút kết luận thực trạng dạy học môn Lịch sử và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
* Cách tính điểm trung bình:Tương ứng với mỗi mức độ được tính điểm như sau:
- Rất thường xuyên/ Tốt / Rất quan trọng/Hiệu quả Tốt/Rất ảnh hưởng: 4 điểm
- Thường xuyên/Khá/Quan trọng/Hiệu quả khá /Khá ảnh hưởng: 3 điểm
- Ít thường xuyên/Trung bình / Ít quan trọng/ Ít ảnh hưởng:2 điểm
- Không thường xuyên/Yếu/ Không quan trọng/Không ảnh hưởng: 1 điểm
Trong đó khoảng điểm trung bình tính như sau:
Khoảng điểm trung bình
(Maximum Minimum) 4 1 0.75
n 4
Mức độ Thường xuyên | Mức độ quan trọng | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | Mứcđộ ảnh hưởng | |
Từ 3,25 đến 4.00 | Rất đồng ý | Rất quan trọng | Rất thường xuyên | Tốt | Rất ảnh hưởng |
Từ 2,5 đến dưới 3,25 | Đồng ý | Quan trọng | Thường xuyên | Khá | Ảnh hưởng |
Từ 1,75 đến dưới 2,5 | Ít đồng ý | Ít quan trọng | Ít thường xuyên | Trung bình | Ít ảnh hưởng |
Từ 1,00 đến dưới 1,75 | Không đồng ý | Không quan trọng | Không thường xuyên | Yếu | Không ảnh hưởng |
2.2.5. Thời gian khảo sát
Thời gian và tiến trình khảo sát tất cả các ý kiến, phiếu điều tra được gửi tới các đối tượng trả lời từ cuối tháng 5 năm học 2017- 2018. Chúng tôi trực tiếp đến từng trường gặp gỡ lãnh đạo nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn, GVvà HS để trao đổi và xin trưng cầu ý kiến.
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng liêm, tỉnh Vĩnh Long
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn LS
Bảng 2.9: Khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn lịch sử
Nội dung | Tầm quan trọng | Sig | ||||||||
CBQL, GV | HS | Tổng | ||||||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | |||
1 | Giúp học sinh làm chủ thế giới tự nhiên, rèn tư duy khoa học, giải thích các qui luật xã hội qui luật lịch sử. | 3,71 | 0,51 | 2 | 3,00 | 0,90 | 3 | 3,36 | 0,71 | 0.01 |
2 | Học tốt môn Lịch sử sẽ giúp các em dễ dàng học tốt các chuyên ngành về khoa học xã hội và nhân văn. | 3,64 | 0,48 | 3 | 3,70 | 0,57 | 2 | 3,67 | 0,53 | 0.92 |
3 | Môn Lịch sử có tác dụng góp phần phát triển nhân cách, giáo dục ý thức yêu nước. | 4,00 | 0,00 | 1 | 4,00 | 0,00 | 1 | 4 | 0 | 0,00a |
4 | Giúp học sinh có kỹ năng phân tích, rèn tính nhận xét đánh giá. | 3,33 | 0,62 | 5 | 2,25 | 0,59 | 6 | 2,79 | 0,61 | 0,31 |
5 | Giúp học sinh phát triển tư duy và cách làm việc khoa học, logic. | 3,20 | 0,73 | 6 | 2,77 | 0,65 | 4 | 2,99 | 0,69 | 0,06 |
6 | Sử dụng kiến thức Lịch sử để học liên môn. | 3,38 | 0,54 | 4 | 2,75 | 0,72 | 5 | 3,07 | 0,63 | 0,49 |
Chung | 3,54 | 0,48 | 3,08 | 0,57 | 3,31 | 0,53 |
Nhìn vào số liệu bảng thống kê, có thể thấy được việc nhận thức vai trò, môn LS trong nhà trường THPT hiện nay, ứng với ĐTB và thứ hạng của từng nội dung. Xét trên tổng thể: ĐTB chung = 3.31, ứng với mức độ “Rất quan trọng”. Phổ điểm trung bình của các nội dung được khảo sát của CBQL, GV nằm trong khoảng từ 3.20 4.00 với thang điểm chuẩn ở mức quan trọng và rất quan trọng. Điều này cho phép chúng ta nhận định rằng CBQL,GV môn LS các trường THPT nhận thức tương đối đúng đắn về tầm quan trọng của môn LS, học LS sử có tác dụng góp phần phát triển nhân cách, giáo dục ý thức yêu nước. (ĐTB = 4.00, TH=1). Chúng tôi cũng đồng thời khảo sát nội dung này trên đối tượng HS và thu được kết quả đa số cho rằng học LS sử có tác dụng góp phần phát triển nhân cách, giáo dục ý thức yêu nước là rất quan trọng. (ĐTB = 4.00, TH=1). Tuy nhiên các em cho rằng học LS giúp học sinh có kỹ năng phân tích, rèn tính nhận xét đánh giá ở mức khá (ĐTB = 2.25).
Cũng qua bảng khảo sát nhật thấy có 1/6 tiêu chí nhận thức giữa CBQL,GV với HS có sự khác biệt ( TC 1: sig=0.01 <0.05). Nội dung khảo sát của CBQL,GV về giúp học sinh làm chủ thế giới tự nhiên, rèn tư duy khoa học, giải thích các qui luật xã hội qui luật lịch sử, đạt ở mức “Rất quan trọng/Tốt” (ĐTB=3.71) còn HS thì ở mức “Quan trọng/Khá” (ĐTB=3.00).
Qua đó, nhận thấy cả CBQL, GV và HS đánh giá học môn LS sẽ giúp nhận thức đúng đắn, có tác dụng góp phần phát triển nhân cách, giáo dục ý thức yêu nước, giúp các em dễ dàng học tốt các chuyên ngành về khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó, thông qua học môn LS cần giúp học sinh có kỹ năng phân tích, rèn tính nhận xét đánh giá, sử dụng kiến thức Lịch sử để học liên môn.
2.3.2. Thực trạng nội dung dạy học môn lịch sử
Bảng 2.10: Khảo sát về thực trạng nội dung dạy học môn lịch sử
Nội dung | Mức độ thực hiện | Sig | ||||||||
CBQL, GV | HS | Tổng | ||||||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | |||
1 | Dạy đúng, đủ theo PPCT môn | 4,00 | 0,00 | 1 | 4,00 | 0,00 | 1 | 4 | 0 | 0,00a |
học quy định. | ||||||||||
2 | Dạy học bám sát mục tiêu chương trình môn học. | 4,00 | 0,00 | 1 | 4,00 | 0,00 | 1 | 4 | 0 | 0,00a |
3 | Dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học. | 3,25 | 0,44 | 4 | 2,99 | 0,57 | 4 | 3,12 | 0,51 | 0,51 |
4 | Dạy đủ các nội dung của bài học. | 4,00 | 0,00 | 1 | 4,00 | 0,00 | 1 | 4 | 0 | |
5 | Dạy đảm bảo tính hệ thống của nội dung bài học. | 4,00 | 0,00 | 1 | 3,66 | 0,47 | 2 | 3,83 | 0,24 | 0,1 |
6 | Luôn cập nhật những thông tin mới cho bài học. | 3,28 | 0,82 | 3 | 3,33 | 0,85 | 3 | 3,31 | 0,84 | |
7 | Dạy phân hóa nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh. | 2,12 | 0,50 | 6 | 2,00 | 0,30 | 7 | 2,06 | 0.4 | 2,06 |
8 | Luôn thực hiện việc dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục khác vào bài học. | 3,74 | 0,44 | 2 | 2,48 | 0,60 | 6 | 3,11 | 0,52 | 0,01 |
9 | Dạy theo định hướng nội dung bài học tiếp cận năng lực và phẩm chất HS. | 2,69 | 0,69 | 5 | 2,71 | 0,53 | 5 | 2,7 | 0.61 | 0,09 |
Chung | 3.45 | 0,32 | 3,24 | 0,37 | 3,35 | 0,35 |
Khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy việc thực hiện nội dung dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm áp dụng theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT đúng quy định. Đa số ý kiến đánh giá thực hiện nội dung chương trình môn LS trong thời gian qua là phù hợp với mục tiêu kiến thức kỹ năng, của Bộ
GD& ĐT đề ra. Xét trên tổng thể: ĐTB chung = 3.35, ứng với mức độ “Rất thường xuyên/Tốt”. Nội dung dạy đúng, đủ theo PPCT môn học quy định. được đánh giá ở mức độ “Rất thường xuyên/Tốt” (CBQL,GV và HS: ĐTB=4.00, TH=1)
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, với những nội dung liên quan đến đổi mới HĐDH môn LS chỉ được đánh giá ở mức độ “Ít thường xuyên/Trung bình” như: dạy phân hóa nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh, (CBQL,GV: ĐTB=2.12; HS: ĐTB=2.00).
Bên cạnh đó, còn nhận thấy 1/9 tiêu chí nhận thức giữa CBQL,GV với HS có sự khác biệt ( TC 8: sig=0.01 <0.05). Nội dung khảo sát của CBQL,GV về Luôn thực hiện việc dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục khác vào bài học., đạt ở mức “Rất thường xuyên/Tốt” (ĐTB=3.74) còn HS thì ở mức “Thường xuyên/Khá” (ĐTB=2.48).
Qua số liệu này cũng phản ánh thực tế ở trường THPT thực hiện nội dung dạy học đúng-đủ theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên việc thực hiện nội dạy dạy học theo hướng đổi mới còn chậm.
2.3.3. Thực trạng phương pháp dạy học môn lịch sử
Bảng 2.11: Khảo sát về thực trạng phương pháp dạy học môn lịch sử
Nội dung | Mức độ thực hiện | Sig | ||||||||
CBQL, GV | HS | Tổng | ||||||||
ĐT B | ĐL C | ĐT B | ĐT B | ĐL C | TH | ĐTB | ĐL C | |||
1 | Diễn giảng, thuyết trình. | 3,69 | 0,52 | 1 | 3,73 | 0,56 | 3 | 3,71 | 0,54 | 0,75 |
2 | Vấn đáp, đàm thoại. | 3,76 | 0,42 | 2 | 3,81 | 0,38 | 1 | 3,79 | 0,4 | 0,21 |
3 | Dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan. | 3,71 | 0,51 | 3 | 3,74 | 0,45 | 2 | 3,73 | 0,48 | 0,49 |
4 | Dạy học theo nhóm. | 2,89 | 0,75 | 4 | 2,65 | 0,84 | 4 | 2,77 | 0,8 | 0,06 |