Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐỖ THU HIỀN


QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG TỚI SỰ ĐIỂN PHẠM HÓA CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO Ở VIỆT NAM

TỪ TRẦN NHÂN TÔNG QUA NGUYỄN TRÃI ĐẾN LÊ THÁNH TÔNG


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐỖ THU HIỀN


QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG TỚI SỰ ĐIỂN PHẠM HÓA CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO Ở VIỆT NAM

TỪ TRẦN NHÂN TÔNG QUA NGUYỄN TRÃI ĐẾN LÊ THÁNH TÔNG


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn GS.TS. Trần Ngọc Vương

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận án


Đỗ Thu Hiền

LỜI CẢM ƠN


Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn và GS.TS. Trần Ngọc Vương. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án, và trong suốt con đường theo đuổi công việc nghiên cứu khoa học của tôi.

Tôi cũng xin cảm ơn Khoa Văn học, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã luôn tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Xin cảm ơn Viện Harvard- Yenching đã trao cho tôi cơ hội thực tập tại Viện trong thời gian làm luận án.

Tôi gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học của hội đồng chấm luận án các cấp và các nhà khoa học khác thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Huế, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia TPHCM… đã gửi lời góp ý, nhận xét để tôi có thể hoàn thiện luận án của mình.

Xin cảm ơn các đồng nghiệp trong Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, bạn bè và gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình viết luận án.


Đỗ Thu Hiền

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài: 1

2. Lịch sử vấn đề 4

3. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu 17

4. Phương pháp nghiên cứu 26

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 28

6. Cấu trúc đề tài 28

CHƯƠNG 1: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO – TRƯỜNG HỢP TRẦN NHÂN TÔNG 29

1.1. Thiền tông từ Huệ Năng đến Trần Nhân Tông 29

1.2. Quan niệm - đặc trưng thẩm mỹ của văn học Thiền gia và sự gặp gỡ Nho gia 36 1.3. Từ cư trần lạc đạo đến các vấn đề thế sự 43

1.3.1. Cư trần lạc đạo 43

1.3.2. Vấn đề dân tộc 54

1.3.3. Từ thơ Thiền cảnh đến sự xuất hiện của vấn đề đạo lý- thế sự qua thể thơ

vịnh vật 59

1.4. Hình tượng vị Bồ tát trang nghiêm- trượng phu trung hiếu 63

1.5. Những yếu tố thời gian- không gian nghệ thuật từ Thiền gia đến Nho gia 70

1.5.1. Từ thời gian vũ trụ vĩnh hằng đến thời gian hướng về quá khứ 70

1.5.2. Từ không gian vũ trụ vô cùng đến không gian thế tục 74

Tiểu kết 78

CHƯƠNG 2: GIAI ĐOẠN ĐỊNH HÌNH CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO- TRƯỜNG HỢP NGUYỄN TRÃI 80

2.1. Nguyễn Trãi trong bước chuyển giao của lịch sử từ Phật giáo sang Nho giáo. 80

2.2. Sự định hình của quan niệm và đặc trưng thẩm mỹ của văn học nhà Nho 87

2.3. Các vấn đề đạo lý- thế sự và dân tộc 100

2.3.1. Nhân nghĩa và an dân 101

2.3.2. Đạo lý thế sự qua trường hợp thơ giáo huấn và thơ đề vịnh 104

2.3.3. Hành đạo hay ẩn dật 110

2.4. Hình tượng trung tâm 116

2.4.1. Hình tượng cái tôi trữ tình 116

2.4.2. Sáng tạo các hình tượng nhân vật theo mô hình nhân cách lý tưởng của Nho gia 124

2.5. Định hình các yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật của văn học nhà Nho

....................................................................................................................................... 131

2.5.1. Thời gian quá khứ mơ hồ 131

2.5.2. Không gian trần thế mang tính ước lệ 136

Tiểu kết 140

CHƯƠNG 3: GIAI ĐOẠN ĐIỂN PHẠM CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO-TRƯỜNG HỢP LÊ THÁNH TÔNG 142

3.1. Hoàng đế Nho gia trong bối cảnh độc tôn Nho giáo 142

3.2. Quan niệm văn chương để trị nước và các đặc trưng thẩm mỹ 147

3.3. Sự tập trung của vấn đề đạo lý và cảm hứng dân tộc thông qua các thể thơ đề vịnh 153

3.3.1. Đạo lý- thế sự 154

3.3.2. Tự hào về chế độ, giang sơn 165

3.4. Hình tượng vị hoàng đế Nho gia 169

3.5. Điển phạm hóa thời gian và không gian nghệ thuật 175

3.5.1. Thời gian quá khứ gần 175

3.5.2. Không gian sơn thủy 179

Tiểu kết 181

KẾT LUẬN 183

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

......................................................................................................................................189

TÀI LIỆU THAM KHẢO 190

PHỤ LỤC 206

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài:

Văn học nhà Nho chiếm một phần rất quan trọng trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Sự ảnh hưởng của Nho giáo tới xã hội đã tạo ra một nền văn học nhà Nho kéo dài suốt nhiều thế kỷ. Nho giáo ở Việt Nam cũng được hiểu là Nho gia, theo Từ điển Nho- Phật- Đạo: “Học phái tư tưởng quan trọng ở Trung Quốc do Khổng Tử sáng lập” [170, tr. 1063], Nho sĩ là: “Chỉ các phần tử trí thức thời xưa tin tưởng vào học thuyết của Khổng Tử” [170, tr. 1068]. Nhà Nho được Dương Quảng Hàm định nghĩa: “Nho nghĩa đen là học giả. Nhà Nho là người đã theo Nho học, hiểu đạo lý của thánh hiền đời xưa, có thể dạy bảo người đời cư xử cho phải đạo và, nếu được đắc dụng, thì đem tài đức của mình mà giúp dân giúp nước.” [30, tr. 80]. Khái niệm “văn học nhà Nho” được chúng tôi sử dụng theo nghĩa là loại hình tác phẩm văn học được sáng tác theo khuynh hướng mỹ học Nho gia, chịu sự chi phối của tư tưởng Nho giáo, được coi là thứ văn chương lý tưởng của nhà Nho về mặt lý thuyết. Chủ thể sáng tác của văn học nhà Nho là nhà Nho hoặc những tác giả chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Đương nhiên, trong hiện thực, nhà Nho vẫn có thể sáng tác những thứ ngoài Nho giáo, và văn chương Nho giáo vẫn có thể được viết ra bởi những tác giả chịu ảnh hưởng ít nhiều của Nho giáo nhưng không phải là nhà Nho, nhất là ở những giai đoạn hình thành của văn học nhà Nho như thế kỷ XIII- nửa đầu thế kỷ XV. Định nghĩa này của chúng tôi đã chủ ý phân biệt rõ ràng hai bộ phận “văn học có thuộc tính nhà Nho” và “văn học do nhà Nho sáng tác”. Với quan niệm có sự tồn tại thực tế của một loại hình tác phẩm văn học nhà Nho như thế trong lịch sử trung đại Việt Nam, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu quá trình điển phạm hóa của bộ phận văn chương này.

Quá trình vận động từ khi mới manh nha cuối thế kỷ XIII cho đến lúc trở thành điển phạm ở nửa cuối thể kỷ XV là giai đoạn có ý nghĩa quyết định cho diện mạo và những định hướng phát triển sau này của nền văn học nhà Nho ở Việt Nam. Đây là lúc xã hội chuyển từ đa nguyên về văn hóa sang giai đoạn Nho giáo nổi trội và áp đảo, văn học Việt Nam chuyển từ trạng thái chịu ảnh hưởng của Tam giáo sang trọng tâm là Nho giáo. Chúng tôi cho rằng nghiên cứu quá trình điển phạm hóa

của văn học nhà Nho khả dĩ có thể giải quyết những vấn đề mang tính lý thuyết có ý nghĩa nền tảng trong việc tìm hiểu nền văn học trung đại.

Những hướng nghiên cứu văn học nhà Nho ở Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ XIII đến hết thế kỷ XV đã được triển khai chủ yếu tập trung ở các phương diện văn học như là sản phẩm của một hệ tư tưởng, một mô hình thiết chế xã hội, dựa trên tổng thể văn hóa mà nó đã tồn tại trong quá khứ. Việc tìm hiểu văn học nhà Nho ở giai đoạn này từ các yếu tố nội tại của chính nền văn học hay nói cách khác là từ các yếu tố mang tính đặc trưng bản chất được khái quát trên văn bản tác phẩm chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Đặc biệt, việc xem xét quá trình điển phạm hóa của văn học nhà Nho thông qua lựa chọn các trường hợp tác giả và tác phẩm tiêu biểu sẽ khiến các lý giải trở nên cụ thể và sáng rõ hơn.

Trần Nhân Tông là tác giả lớn nhất của thế kỷ XIII, là hiện tượng có sức ngưng tụ những vấn đề quan trọng của thời đại. Là trường hợp tác giả tiêu biểu của văn học Thiền, nhưng sự ảnh hưởng và sự tích hợp tư tưởng Thiền- Nho trong vị hoàng đế- Thiền sư- thi nhân này là khá rõ nét. Trước ông, các yếu tố văn học nhà Nho còn hết sức mờ nhạt. Việc tìm hiểu tác phẩm của Trần Nhân Tông có thể cho thấy một trong những cách thức khởi đầu của văn học nhà Nho- là nảy sinh từ trong lòng của văn học Thiền, hay nói chính xác hơn là ngày càng mở rộng, trưởng thành từ trong chính khối hỗn nhập văn chương Thiền- Nho với yếu tố Thiền là căn bản. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn Trần Nhân Tông như trường hợp để nghiên cứu sự khởi đầu của văn học nhà Nho từ trong văn học Thiền.

Nguyễn Trãi là tác giả nổi bật nhất của văn học nhà Nho nửa đầu thế kỷ XV. Sinh ra trong thời đại Tam giáo tịnh hành thời Vãn Trần, bản thân thâu thái được tất cả tinh hoa của Tam giáo, nhưng về phương diện nhân cách, tư tưởng, và hành động ông đã thể hiện là một nhà Nho lớn bậc nhất trong lịch sử đất nước, đã có công trong việc sử dụng Nho giáo giải quyết vấn đề dân tộc, góp phần đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi. Ông cũng là người đầu tiên đã giúp nhà Lê sơ soạn lễ nhạc, định triều nghi, thiết lập một xã hội theo mô hình của các Tiên Thánh. Nhà Nho cùng thời như Nguyễn Mộng Tuân coi ông là “Nho lâm kỷ hứa chiêm Sơn Đẩu” (Rừng Nho lâu nay coi ông như là Thái Sơn, Bắc Đẩu). Người đời sau như Lê Thánh Tông ngợi ca ông: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” (Ức Trai trong lòng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023