Đổi Mới Chính Sách Thị Trường Lao Động, Việc Làm


chăm sóc sức khỏe; chính sách nhân khẩu, hòa nhập xã hội, đối xử với người di cư; chống lại những thách thức toàn cầu liên quan đến đói nghèo và phát triển bền vững; đầu tư giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và phát triển khoa học.

Sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển bền vững, chính phủ Liên bang Đức tiếp tục đánh giá và điều chỉnh bằng chiến lược phát triển bền vững năm 2012 (Báo cáo tiến độ về chiến lược bền vững quốc gia năm 2012 - Nationale Nachhaltigkeitsstrategie Fortschrittsbericht 2012). Trong chiến lược mới, chính phủ Đức ưu tiên cho các trọng tâm: củng cố chính sách ngân sách công; kinh doanh bền vững; khí hậu và năng lượng [113; tr.11].

Ngoài chiến lược phát triển bền vững quốc gia của Chính phủ Liên bang thì chính quyền các bang của Đức cũng có chiến lược phát triển bền vững riêng như: Chiến lược phát triển bền vững của Rhineland-Palatinate (2001), Baden-Württemberg (năm 2007), Hessen (2008),Thüringen và Sachsen-Anhalt (2011), Sachsen (2013), Brandenburg (2014)…

Đến năm 2016, Chính phủ Liên bang bổ sung thêm vào các mục tiêu phát triển quốc gia bền vững khi đưa ra Chiến lược phát triển bền vững của Đức năm 2016 - con đường đến tương lai (Die Deutsche Nachhaltigkeitsstrategie 2016 – der Weg in eine enkelgerechte Zukunft).

Quá trình tái cấu trúc kinh tế theo hướng phát triển bền vững còn được Chính phủ Đức đẩy mạnh thực hiện hơn nữa sau sự cố điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) tháng 3/2011. Gần như ngay lập tức, tháng 5/2011, Đức đã công bố kế hoạch từ bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân vào năm 2022.

Không chỉ đề ra các chương trình phát triển bền vững mà Chính phủ Liên bang còn tạo ra các công cụ để hỗ trợ thực hiện. Đối với những người gây ra tổn hại đến môi trường sẽ phải chịu trách nhiệm tài chính. Đối với các doanh nghiệp sẽ phải đóng bảo hiểm tài chính cho nhà nước. Khoản đóng góp này sẽ được hoàn trả lại nếu doanh nghiệp đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường thì khoản tiền đó sẽ dành để khắc phục hậu quả hoặc chi trả cho các nạn nhân.

Nội dung các chiến lược đa dạng về phát triển bền vững là tổng hòa các mục tiêu, biện pháp về quản lí nhà nước, phát triển kinh tế, thực hiện an sinh xã hội. Do vậy, từ năm 2002, các chiến lược và mục tiêu phát triển bền vững đã trở thành cơ sở cho sự định hướng các chính sách và hành động của chính phủ Liên bang trên các lĩnh vực.

4.3.3.3. Cải cách hệ thống tài chính

Đối với lĩnh vực tài chính công, nhờ những biện pháp đúng đắn mà cuộc khủng hoảng nợ công đã không gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nước Đức. Mặc dù vậy, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, Chính phủ Đức cũng đưa ra những


cải cách, điều chỉnh để giảm thâm hụt ngân sách, kiểm soát tài chính công. Trong đó có những điểm nổi bật là:

Chính phủ Đức tiến hành thiết kế lại một quy tắc tài chính mới vào năm 2009 làm cơ sở cho sự vận hành chung của hệ thống tài chính. Nội dung của các nguyên tắc này chính là: Đưa ra các nguyên tắc để làm giảm nợ công; cam kết của Chính phủ Liên bang để kiểm soát chi tiêu tài chính, giảm thâm hụt ngân sách; đồng thời cũng giảm bớt gánh nặng của Chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm.

Song song với việc thiết lập bộ quy tắc mới trong quản lý và điều hành hệ thống tài chính thì Chính phủ Đức cũng thực hiện cắt giảm chi tiêu. Theo đó, các khoản chi tiêu mà chính quyền Liên bang thực hiện cắt giảm bao gồm các khoản trợ cấp và chi tiêu của chính phủ đã đạt khoảng 0,1% (năm 2000) đến 0,2% (2008) GDP hàng năm, cải cách chế độ lương hưu để giảm bớt khoảng 0,6%/năm [22; tr.110 ]. Trước yêu cầu phải cắt giảm chi tiêu chính phủ nhưng chính quyền tiếp tục ưu tiên đầu tư không cắt giảm đối với các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học hay phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo được nền tảng xã hội vững chắc thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hệ thống tài chính ngoài sự bù đắp từ cắt giảm chi tiêu còn được bổ sung từ việc tăng thuế và tăng các nguồn thu. Do các khoản thuế của Đức khi đó vẫn đang thấp hơn nhiều hoặc ngang bằng so với mức thuế của các nước OECD. Chính vì vậy, Chính phủ đã điều chỉnh các loại thuế tài sản, thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường. Các nguồn thu của nhà nước Liên bang cũng được bổ sung thông qua việc thực hiện cắt giảm tiến tới bãi bỏ các khoản được miễn giảm thuế.

Các nội dung cải cách về tài chính công của Đức là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế Đức và EU đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khu vực. Điều đó thể hiện nỗ lực của Chính phủ Angela Merkel trong việc kiểm soát và điều phối hệ thống tài chính công và toàn bộ nền kinh tế, tránh tình trạng khủng hoảng nợ có thể xảy ra đối với nước Đức. Các cải cách đều nhằm giúp cho Chính phủ có thể phục vụ tốt nhất cho người dân Đức.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ Đức đã đưa ra những điều chỉnh mới là: Đảm bảo các ngân hàng đủ vốn; tăng cơ cấu vốn và lợi nhuận tại các ngân hàng Đức; cải cách Landesbanken và nâng cao hiệu quả các ngân hàng; tổ chức hiệu quả hơn hoạt động giám sát ngân hàng; tăng cường tính độc lập của cơ quan giám sát; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Các chính sách và biện pháp cải cách của Đức đã mang lại thành công cho kinh tế Đức, đồng thời chia sẻ, gánh vác việc cứu trợ các nước châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng do nợ công gây ra.

4.2.3.4. Đổi mới chính sách thị trường lao động, việc làm

Năm 2005 khi Angela Merkel bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên, Chính phủ Liên bang Đức đã thực hiện đồng thời các chính sách hiện đại hóa thị trường lao động


trước đó và đưa thêm những điều chỉnh mới để cải thiện tình hình trị trường lao động, việc làm. Đặc biệt, sau đợt khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009, để giữ ổn định nền kinh tế, Chính phủ Đức đã tiếp tục đề ra các chính sách cải cách lao động mới. Chính phủ đã áp dụng chính sách kích thích việc làm mới kể từ năm 2010. Ý tưởng “Kurzarbeit” (công việc với thời gian làm việc ngắn) đã ra đời. Theo đó, “các công ty sẽ thỏa thuận không sa thải lao động, thay vào đó họ giảm giờ làm việc đối với hầu hết người lao động” [15; tr.92]. Theo đó, người lao động sẽ làm ít hơn thời gian so với thỏa thuận trong hợp đồng, thậm chí trong thời gian làm việc ngắn có những người hoàn toàn không làm việc (Kurzarbeit Null). Khi đó, tiền lương của người lao động sẽ giảm theo tỉ lệ giờ làm. Nhưng đổi lại chính phủ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp để bù đắp cho người lao động số tiền lương bị mất đó. Như vậy, tỉ lệ việc làm sẽ được duy trì cũng như người lao động sẽ được bảo vệ khỏi thất nghiệp. Trong thời gian đó các doanh nghiệp cũng được khuyến khích đào tạo thêm nhân viên, chuyển những người cao tuổi sang nghỉ hưu [78; tr.51-52]. Chương trình Kurzarbeit đã thể hiện được bản chất nhà nước phúc lợi xã hội của CHLB Đức và giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức.

Trong lĩnh vực đào tạo nghề cũng có những cải cách mới. Tháng 7/2004, Chính phủ Liên bang đã đệ trình dự thảo luật đầu tiên về cải cách dạy nghề để cập nhật và hợp nhất Đạo luật Dạy nghề năm 1969 và Đạo luật Trợ giúp dạy nghề cho học viên năm 1981. Vào ngày 1/4/2005, Đạo luật Dạy nghề (BBiG) được sửa đổi hoàn toàn và chính thức có hiệu lực tức Đạo luật về Cải cách giáo dục nghề nghiệp (Berufsbildungsreformgesetz – BerBiRefG). Mục đích của cải cách là bảo vệ và cải thiện các cơ hội đào tạo trẻ và đào tạo nghề chất lượng cao cho tất cả những người trẻ tuổi, bất kể nguồn gốc xã hội hoặc khu vực của họ. Đạo luật đào tạo nghề nhằm góp phần đảm bảo rằng trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, có đủ các chuyên gia có trình độ để đảm bảo hiệu suất của Đức như một địa điểm kinh doanh lý tưởng và sáng tạo. Đạo luật đào tạo nghề sửa đổi năm 2005, đã giới thiệu liên minh chặt chẽ này giữa Chính phủ Liên bang, chính quyền các bang (Länder) và các công ty nhằm cung cấp cho những người trẻ tuổi đào tạo các nghề nghiệp được công nhận trên toàn quốc. Bằng chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp, tức là phòng công nghiệp và thương mại hoặc phòng thủ công và thương mại [269].

Những đổi mới chính kể từ khi ban hành Đạo luật Cải cách giáo dục và Đào tạo nghề là việc công nhận thời gian đào tạo, giới hạn thời gian hoàn thành bên ngoài nước Đức, sửa đổi Tiêu chuẩn cho phép ban hành chỉ thị đào tạo của Viện Giáo dục và Đào tạo nghề Liên bang (BIBB) và sửa đổi tín dụng của VET trước cho thời gian đào tạo. Kể từ khi sửa đổi Đạo luật Dạy nghề tháng 4 năm 2005, các hình thức đào tạo mới có thể được kiểm tra tốt hơn và học nghề ở nước ngoài được công nhận.

Các luật VET quan trọng khác bao gồm Quy chế về giao dịch thủ công (HwO), Quy định về năng lực giảng viên (AEVO), Luật an toàn lao động cho công nhân trẻ


(JArbSchG), Đạo luật Hiến pháp của Hội đồng Công trình (BetrVG), Hỗ trợ đào tạo thêm cho Đạo luật tiến bộ (AFBG) và Đạo luật khóa học học tập FDistance (FernUSG) [172; tr.18 – 19].

Những hệ thống luật trên đây đã tạo ra cơ sở pháp lý, định hình chính sách trong giáo dục và đào tạo nghề của CHLB Đức, góp phần giữ ổn định về tỉ lệ việc làm được tạo ra, tỉ lệ thất nghiệp nhỏ so với các nước châu Âu khác để nước Đức vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

4.2.3.5. Điều chỉnh chính sách an sinh xã hội

Những năm đầu thế kỉ XXI, nhà nước phúc lợi của CHLB Đức tiếp tục phải hứng chịu những áp lực đè nén nên hệ thống an sinh xã hội khi mà tỉ lệ người già tăng, số trẻ em được sinh ra lại giảm cộng hưởng với những tác động của cuộc khủng hoảng suy thoái toàn cầu, khủng hoảng của các nước châu Âu đã buộc nước Đức phải đưa ra những điều chỉnh cho hệ thống an sinh xã hội của mình. Trong các chương trình cải cách quốc gia của CHLB Đức từ năm 2005 đã nêu lên mục tiêu đặc biệt quan trọng của cải cách an sinh xã hội. “Tăng trưởng cao thúc đẩy việc làm phải phù hợp với an sinh xã hội. Do đó, các hệ thống an sinh xã hội phải được thiết kế sao cho chúng tiếp tục khả thi và giá cả phải chăng trong thời gian dài mặc dù áp lực ngày càng tăng từ cạnh tranh quốc tế và thay đổi nhân khẩu học, đồng thời cung cấp bảo vệ xã hội đầy đủ” [94; tr.5]. Hệ thống an sinh xã hội tiếp tục giữ ổn định nhưng cải cách theo hướng đa dạng hóa thị trường bảo hiểm, mở rộng sự tự do hơn trong lựa chọn bảo hiểm và các nguồn chi trả lương hưu để từng bước cắt giảm ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này.

Về bảo hiểm hưu trí và lương hưu, CHLB Đức tiếp tục có những điều chỉnh mới thông qua các đạo luật đã được ban hành từ năm 2004 đến năm 2014 nhằm tăng tuổi nghỉ hưu và hưởng bảo hiểm hưu trí. Trong tiến trình thống nhất và phát triển đất nước hơn 20 năm qua, cải cách về các chính sách đảm bảo tuổi già ở Đức cũng nằm trong xu hướng chung của các nước châu Âu khác là tăng dần tuổi nghỉ hưu và hạn chế nghỉ hưu sớm. Từ năm 2012, tuổi nghỉ hưu theo luật định sẽ dần được tăng từ 65 lên 67 tuổi vào năm 2029. Trong bối cảnh tăng tuổi thọ và tỉ lệ sinh giảm, tăng tuổi nghỉ hưu là một biện pháp quan trọng để duy trì mức đóng góp bảo hiểm xã hội theo luật định và đáp ứng các mục tiêu bảo vệ an sinh xã hội. Tuổi nghỉ hưu sẽ được tăng theo các bước hàng năm sẽ được hoàn thành vào năm 2029. Sự gia tăng tuổi nghỉ hưu tiêu chuẩn này có thể được mô tả là một bước quyết định để vượt qua chính sách nghỉ hưu sớm đã định hình tình hình ở Đức kể từ đầu những năm 1970.

Thay đổi thành phần bảo hiểm tư nhân trong bảo hiểm hưu trí, sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, “chính phủ Đức cũng chủ trương tăng thành phần bảo hiểm tư nhân trong bảo hiểm hưu trí vì sự phát triển cơ cấu dân số nên ngày càng khó tự trang trải được tiền hưu trí và phải bổ sung bằng đóng bảo hiểm hưu trí tư nhân. Sự gia tăng quyền lợi hưởng bảo hiểm hưu trí phụ thuộc vào sự phát triển lương, do đó, mặc dù danh nghĩa cấm cắt giảm trợ cấp, song thực tế người nhận trợ cấp sẽ phải


đối mặt với tăng chậm hơn trong những năm tiếp theo (chính sách thắt lưng buộc bụng tự động)” [15; tr.144]. Bảo hiểm hưu trí theo luật định, lương hưu nghề nghiệp và lương hưu tư nhân tạo thành "hệ thống 3 trụ cột" của bảo hiểm tuổi già [99; tr.38].

Để đáp ứng những thách thức xã hội hiện tại - toàn cầu hóa và thay đổi nhân khẩu học, Chính phủ Liên bang đã đưa ra chính sách gia đình bền vững (Familienpolitik zu ihrem Markenzeichen). Đến năm 2010, Chính phủ Liên bang muốn biến Đức thành quốc gia thân thiện với gia đình nhất ở châu Âu. Trong chính sách dành cho gia đình, Chính phủ Liên bang chủ trương cung cấp cơ sở hạ tầng tốt hơn, hỗ trợ tiền tệ có mục tiêu, nhưng cũng dành nhiều thời gian hơn cho các gia đình. Mục đích là để cải thiện khả năng tương thích của cuộc sống công việc và gia đình, giảm rủi ro nghèo đói cho gia đình và cung cấp giáo dục tốt cho trẻ em [104; tr.102].

4.3. Những chuyển biến của nền kinh tế Đức

Nếu từ năm 1990 đến năm 2005, kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế của nước Đức là sự chuyển đổi tiến tới phát triển cân bằng giữa các bang miền Đông và các bang miền Tây thì trong những năm 2005 – 2015, kết quả đó thể hiện ở sự tăng tốc kinh tế và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế đứng đầu châu Âu.

4.3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định

Mặc dù không có sự tăng trưởng đột biến nhưng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Đức luôn có chỉ số tích cực từ năm 2005 đến năm 2008. Khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008 đã kéo tụt nền kinh tế Đức rơi vào khủng hoảng sâu nhất từ sau khi tái thống nhất khi chỉ số tăng trưởng là -5,619%. Dù vậy, những điều chỉnh chính sách kịp thời của Chính phủ Angela Merkel đã vực dậy nền kinh tế ngay sau đó. Trong giai đoạn tăng trưởng ổn định tiếp theo từ năm 2009 đến năm 2015, nền kinh tế Đức có bị ảnh hưởng một phần bởi khủng hoảng nợ công ở châu Âu, nhưng không dẫn đến suy thoái nghiêm trọng như giai đoạn trước.

Biểu đồ 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của CHLB Đức (2005 - 2015)

Đơn vị: %

3.7

4.08

3.261

3.66

2.178 1.739

0.707

1.082

0.492 0.49

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

-5.619

[ 267]


Tình hình tăng trưởng kinh tế của CHLB Đức kể từ khi Thủ tướng Angela Merkel lên cầm quyền đã chuyển biến rõ rệt. Nếu trong những năm 1993 - 2005, tỉ trọng GDP hàng năm của Đức thường ở dưới mức GDP của EU thì từ năm 2006 đến năm 2015 điều đó đã thay đổi. GDP hàng năm của Đức luôn cao hơn xấp xỉ 2% mức GDP của EU (trừ năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu nên nền kinh tế gắn chặt chẽ với các hoạt động thương mại của Đức đã bị ảnh hưởng mạnh). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức nhìn chung rất ổn định. Mặc dù là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong nhóm các nền kinh hàng đầu EU bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009 nhưng kinh tế Đức lại phục hồi rất nhanh. Tỉ trọng GDP của Đức chỉ thấp hơn của Pháp vào các năm 2009 và 2013, của Anh năm 2009 và từ sau năm 2012, đặc biệt là luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn Italia. Điều đó đã cho thấy kinh tế Đức đã chịu ảnh hưởng nặng nề như thế nào từ khủng hoảng toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Đức là nước có quy mô kinh tế lớn nhất châu Âu những đã phải gánh chịu những chi phí nhiều nhất trong việc trợ giúp các thành viên EU bị khủng hoảng nợ cũng như việc tiếp nhận người tị nạn. So với nhóm nước G7 thì kinh tế Đức trong thời gian này không còn tụt hậu như giai đoạn trước nữa. Ngược lại Đức là quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng ổn định nhất, thời gian kinh tế bị khủng hoảng cũng ngắn nhất. Mặc dù năm 2009, kinh tế Đức sụt giảm mạnh nhất trong nhóm nước G7, nhưng lại đã trở lại tăng trưởng vào năm tiếp theo. Nhìn chung Đức chỉ có tốc độ tăng trưởng GDP chậm hơn so với Mỹ và Anh sau năm 2012 do phải gánh vác những chi phí để cứu trợ các thành viên EU [267]. CHLB Đức đã dần lấy lại vị trí hàng đầu châu Âu, đóng vai trò quyết định trong các chính sách của EU.

Từ năm 2005, nước Đức đã dần trở thành hình mẫu về sự phát triển và ổn định kinh tế, về cách thức đối phó với khủng hoảng trong hệ thống các nước phát triển nhất trên thế giới. Kết quả này có được chính là kết quả của công cuộc cải cách, điều chỉnh toàn diện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội mà Đức đã đề ra từ năm 2003 và được thúc đẩy mạnh mẽ từ năm 2005. Đồng thời cũng là kết quả của những biện pháp ứng phó kịp thời với các đợt khủng hoảng của Chính phủ Liên bang. Trong những năm cầm quyền trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính, kinh tế (2005 – 2008), Thủ tướng Angela Merkel đã tiếp tục thực thi các chính sách cải cách kinh tế, hiện đại hóa thị trường lao động mà Thủ tướng Gerhard Schröder là người đã đặt nền móng. Nhờ vậy, nền kinh tế Đức tiếp tục phục hồi tăng trưởng. Khi khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính diễn ra, Chính phủ Liên bang đã kịp thời thực hiện song song các biện pháp kích thích, ổn định kinh tế và các kế hoạch cắt giảm ngân sách trong những năm 2008

- 2010. Thêm vào đó, sự phát triển tương đối ổn định của miền Đông, tính năng động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp phần vào việc giữ vững ổn định tăng trưởng kinh tế ở nước Đức. Một nguyên nhân nữa làm cho tình hình kinh tế của Đức


có sự chuyển biến về tốc độ tăng trưởng chính là sự ổn định về chính trị của CHLB Đức. Mặc dù các Chính phủ liên minh được hình thành có sự khác nhau nhưng đều được lãnh đạo bởi nữ Thủ tướng Angela Merkel. Bà là nguyên thủ quốc gia duy nhất không bị thay thế trong nhóm các nước G7 kể từ năm 2005 đến năm 2015. Đó là cơ sở để CHLB Đức phát huy những chiến lược cải cách kinh tế, xã hội của mình một cách hiệu quả.

4.3.2. Cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển bền vững tiếp tục được củng cố

Trải qua 15 năm sau khi thống nhất đất nước (1990 – 2005), nền kinh tế của nước Đức đã định hình một cơ cấu kinh tế hiện đại và dịch chuyển theo hướng phát triển bền vững. Đây là xu hướng phát triển chung của các nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, trong 10 năm tiếp theo (2005 – 2015), cơ cấu kinh tế này tiếp tục được củng cố.

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu kinh tế của CHLB Đức (2005 - 2015)

2015

2014

2013

2012

2011

2010

2009

2008

2007

2006

2005

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Đơn vị: %




2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Công nghiệp

29.4

30.1

30.5

30.1

27.8

30.2

30.6

30.7

30.1

30.3

30.4

Nông nghiệp

0.8

0.8

0.8

0.9

0.7

0.7

0.8

0.8

1

1

1

Dịch vụ

69.8

69.1

68.6

69

71.5

69.1

68.6

68.5

68.9

68.7

68.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức 1990 – 2015 - 15


[166; tr.58]

Cũng giống như giai đoạn trước (1990 – 2005), trong những năm tiếp theo (2005 – 2015), cơ cấu kinh tế vẫn đảm bảo sự ổn định về tỉ trọng giữa các thành phần kinh tế. Những biến động trong cơ cấu chung và tỉ trọng của từng ngành không đáng kể. Đức tiếp tục là một nước có nền kinh tế phát triển, có cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ nhưng sự khác biệt với các quốc gia khác trên thế giới chính là tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế vẫn cao, đóng vai trò nền tảng cho sự tăng trưởng của kinh tế Đức. “Sự thay đổi cấu


trúc kinh tế mà trên hết là kết quả của những thay đổi cơ bản trong quá trình tạo ra giá trị, trong đó các dịch vụ liên quan đến kinh doanh và liên quan đến sản phẩm đang chiếm tỉ trọng lớn hơn bao giờ hết. Sự phát triển này có nghĩa là chia sẻ giá trị gia tăng thuần túy không tiết lộ đầy đủ ý nghĩa kinh tế thực sự của ngành. Dịch vụ trong công nghiệp đang đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Các nhà cung cấp dịch vụ đang ngày càng trở thành nhà cung cấp trước cho ngành công nghiệp và các dịch vụ liên quan đến sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng như là một phần của việc tiếp thị các sản phẩm và hệ thống công nghiệp [277].

Không chỉ có sự dịch chuyển rất nhỏ trong tỉ trọng giữa các ngành kinh tế mà CHLB Đức tiếp tục phát triển kinh tế dựa trên trụ cột là kinh tế công nghiệp. Đức rất chú trọng đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp để vừa giữ ổn định vừa tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng.

Bảng 4.1. Sản xuất công nghiệp của CHLB Đức (2005 - 2015)

Đơn vị: Tỉ Euro

Năm

Tổng giá trị sản

xuất công nghiệp

Sản lượng các ngành

công nghiệp chế tạo

2005

612,08

531,79

2006

652,18

569,35

2007

690,43

603,16

2008

692,86

601,61

2009

613,78

522,49

2010

700,28

600,44

2011

742,19

635,68

2012

761,07

650,11

2013

765,54

652,50

2014

801,75

681,77

2015

835,89

710,12

[166; tr.56]

Bước sang thế kỉ XXI, CHLB Đức vẫn là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới, tổng giá trị sản lượng công nghiệp tăng từ 612,08 tỉ Euro (năm 2005) lên 835,89 (năm 2015). So với giai đoạn trước thì sản lượng công nghiệp của Đức có chu kì tăng liên tục dài hơn. Điều này đã phản ánh hiệu quả từ các chính sách cải cách và chiến lược phát triển đúng đắn của chính quyền Liên bang. Trong cả giai đoạn (2005 – 2015) sản lượng công nghiệp của CHLB Đức năm sau thấp hơn năm trước chỉ xảy ra vào thời gian 2008 – 2009. Đặt trong bối cảnh của khu vực và thế giới thì đây là thời điểm xảy ra cơn bão khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu (2008 – 2009). Đặc biệt, trong các năm khủng hoảng nợ công ở châu Âu (2009 – 2012) và sự suy giảm chung của kinh tế thế giới năm 2014 – 2015 thì sản lượng công nghiệp của Đức vẫn tăng lên. Là một nước công nghiệp lớn của thế giới nhưng sản xuất công nghiệp của CHLB Đức

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí