Đánh giá chất lượng dịch vụ tour sinh thái, sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang - 16

du lịch quốc tế đến với tour “sinh thái, sông nước miệt vườn” trong những tháng mùa khô. Nếu làm tốt điều này sẽ tránh được những hạn chế lâu nay là vào mùa mưa khách quốc tế đến với vùng sông nước miệt vườn sẽ rất khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động DLST. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ tương ứng với đặc điểm và sở thích của từng nhóm thị trường khách quốc tế.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


KẾT LUẬN

Dựa trên những cơ sở lý luận về dịch vụ, chất lượng dịch vụ du lịch; kinh nghiệm thực tiễn phát triển tour sinh thái ở các khu vực trong nước và ngoài nước; thực trạng chất lượng dịch vụ tour sinh thái, sông nước miệt vườn hiện nay, trên cơ sở số liệu thu thập được, Luận văn Đánh giá chất lượng dịch vụ tour “sinh thái, sông nước miệt vườn” của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giangđã tập trung phân tích và đánh giá một cách khách quan tình hình thực trạng chất lượng dịch vụ tour sinh thái, sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang trong thời gian qua, kết quả đạt được gồm:

- Nghiên cứu đánh giá làm nổi bậc các tiềm năng khai thác tour du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn của tỉnh Tiền Giang, đó không chỉ là các cảnh quan thiên nhiên sông nước, mà còn đa dạng về cây trái, đậm đà bản sắc lịch sử văn hóa. Tuy nhiên mức độ khai tác các tuyến điểm này chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

- Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Công ty còn rất khiêm tốn so với yêu cầu. Chất lượng dịch vụ tour: du thuyền ngắm cảnh sông nước, các điểm tham quan, dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú còn quá kém. Sức thu hút của du khách trong những năm gần đây không cao.

- Thông qua các hoạt động tour sinh thái, sông nước miệt vườn tại các điểm du lịch, nhất là Cù lao Thới Sơn đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, đóng góp một nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

- Điều tra mức độ hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ tour “sinh thái, sông nước miệt vườn” của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang; quá trình phân tích, đánh giá đã tìm ra 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ tour “sinh thái, sông nước miệt vườn” của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang hiện nay. Bao gồm: nhân tố “Sự đáp ứng”, “Sự đảm bảo”, “Sự đồng cảm”, “Tính hữu hình”, “Sự tin

cậy”. Dùng phương pháp phân tích thống kê (bao gồm cả cặp mẫu T-test và phân tích nhân tố giải thích) để mô tả và xác định mối tương quan giữa sự mong đợi, nhận thức và kỳ vọng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tour sinh thái, sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang. Phân tích sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng của khách du lịch đối với 5 nhóm nhân tố.

Đánh giá chất lượng dịch vụ tour sinh thái, sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang - 16

- Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ tour sinh thái, sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang trong thời gian qua; luận văn đã đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Tiền Giang nói chung và của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang nói riêng. Trong đó, quan tâm hàng đầu là giải pháp nghiên cứu và phát triển: nghiên cứu nhu cầu của du khách; xây dựng các chương trình, tuyến điểm du lịch mới; khai thác tour du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn gắn với các di tích lịch sử - văn hóa của địa phương; nâng cao chất lượng của các dịch vụ có trong chương trình tour. Vì đây là những cơ sở, định hướng phát triển tour du lịch sinh thái sông nước miệt vườn để Công ty cạnh tranh với các công ty lữ hành khác trong điều kiện hiện nay. Đồng thời cũng đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, quãng bá, tiếp thị, mở rộng thị trường khách du lịch…

- Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp trước mắt nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tour sinh thái, sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang là: nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, đào tạo cho họ có tính chuyên nghiệp, thay đổi về ngoại hình, trang phục; thay đổi phong cách phục vụ của các chương trình đờn ca tài tài tử, uống mật ong; mua sắm mới trang thiết bị vận chuyển (đò – thuyền)…

- Đánh giá chất lượng dịch vụ tour “sinh thái, sông nước miệt vườn” của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang là một đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực về phát triển du lịch. Vì vậy, vẫn còn một số nội dung mà luận

văn chưa nhìn nhận và đánh giá hết. Chính vì lý do đó, chắc chắn luận văn còn nhiều điểm thiếu sót, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo, của đồng nghiệp và các nhà khoa học để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn. KIẾN NGHỊ

Để những định hướng, giải pháp sớm đi vào thực tiễn, tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:

* Đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Cần ưu tiên, tăng cường nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch và tôn tạo, bảo tồn phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Để từ đó, các công ty lữ hành khai thác nhiều tuyến điểm du lịch, kết hợp du lịch sinh thái và tìm hiểu lịch sử - văn hóa địa phương.

- Chọn nhóm 4 cù lao (tứ linh) trên sông Tiền là: Long, Lân (cù lao Thới Sơn) của Tiền Giang và Qui, Phụng của Bến Tre trình Chính phủ công nhận là khu du lịch quốc gia để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn đặc trưng vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Xác định vị trí quan trọng của du lịch Tiền Giang trong đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, có kế hoạch hỗ trợ nguồn vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật cũng như hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến, quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.

- Nghiên cứu một số loại trái cây đặc sản của Tiền Giang để hỗ trợ phát

triển, khai thác phục vụ khách du lịch.

* Đối với UBND tỉnh Tiền Giang

- Tăng mức đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến các khu du lịch. Hàng năm, dành một phần ngân sách địa phương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến các khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, các vườn cây ăn trái đặc sản, các làng nghề truyền thống cuat tỉnh để phục vụ du khách.

- Hỗ trợ nguồn vốn ngân sách để tôn tạo, bảo tồn và phát triển giá trị của các di tích lịch sử -văn hóa và các di tích cách mạng đã được xếp hạng Quốc gia và cấp tỉnh để thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước.

- Tăng cường hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du

lịch Tiền Giang.

- Có chính sách khuyến khích ưu đãi về tín dụng, thuế cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước cần được xem là hướng ưu tiên. Đồng thời, cũng quan tâm kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài với những công trình có qui mô vốn lớn.

- Chỉ đạo chính quyền địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức nhân dân về du lịch, tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch, có thái độ thân thiện, mến khách, góp phần bảo tồn tài nguyên du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

* Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động

tỉnh Tiền Giang

- Hỗ trợ nguồn vốn hàng năm để Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang có điều kiện khai thác, đầu xây dựng các tuyến điểm du lịch mới thu hút du khách trong thời gian tới. Đặc biệt là hỗ trợ nguồn vốn để công ty thực hiện Dự án xây dựng, nâng cấp Khách sạn Công đoàn Tiền Giang thành 3 sao, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho du khách.

- Tiếp tục giao chỉ tiêu doanh thu hàng năm để khuyến khích tinh thần

làm việc của cán bộ, nhân viên công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Lê Huy Bá, Lê Nguyên Thái (2006), Du lịch sinh thái, Khoa học và Kỹ

thuật.

2. Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang (2010,2011,2012), Báo

cáo tổng kết tình hình kinh doanh năm 2010, 2011, 2012.

3. Phạm Xuân Hậu (2001), Quản trị chất lượng dịch vụ Khách sạn – Du lịch, Đại học quốc gia Hà Nội.

4. Bùi Nguyên Hùng và Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2010), Quản lý chất lượng, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Bùi Thị Lan Hương (2010), Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Luận văn tiến sĩ ngành Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh.

6. Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang (2008), Giáo trình tổng quan

du lịch, Hà Nội.

7. Luật Du lịch (2005), Chính trị Quốc gia.

8. Phạm Trung Lương (chủ biên), Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Giáo dục.

9. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Giáo dục.

10. TS. Nguyễn Văn Mạnh (2009) và TS. Phạm Hồng Chương, Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2008), Nghiên cứu hệ sinh thái và môi trường vườn tại các xã cù lao thuộc tỉnh Tiền Giang để phát triển du lịch bền vững, Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Đình Phan (2005), Quản lý chất lượng trong các tổ chức,

Lao động – Xã hội, Hà Nội.

13. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tiền Giang (2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2025, Tiền Giang.

14. Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2010), Báo cáo tóm tắt Dự án quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010, Hà Nội.

15. Từ điển Tiếng Việt (2004), Đà Nẵng.

16. Website: http:/www.thuvienphapluat.vn. http:/www.tamnhin.net http:/www.tailieu.vn http:/www.tiengiang.gov.vn

Tiếng Anh

1. Bowie, D., and Chang, J. C. (2005) Tourist satisfaction: A view from a mixed international guided package tour. Journal of Vacation Marketing.

2. Fay, B. (1992), Essentials of Tour management, Prentice-Hall

3. Kotler, P., and Amstrong, G. (2004), Principle of marketing, (10th edit.), Pearson Practice Hall.

4. Kotler, P., and Bowen, J.T., and Makens, J.C. (2006), Marketing for Hospitality and Tourism, (4th edit.), Pearson International Edition- Prentice Hall.

5. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A., & Berry, L.L. (1988). SERVQUAL: a multi-item scale for measuring consumer perceptions of the service quality. Journal of Retailing.

6. Zeithaml, V.A. & M. J. Bitner (2000), Services Maketing: Integrating Customer Focus Across the Firm, Irwin McGraw-Hill.


PHỤ LỤC

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/12/2023