Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 2

“Truyện của Thạch Lam là tiếng nói trữ tình, chủ yếu diễn tả những tình cảm, cảm xúc tinh vi, tế nhị của con người

Các tác giả cuốn Tác giả văn học Việt Nam tập II (1993) cho rằng “ Phần lớn truyện của Thạch Lam thuộc loại truyện không có chuyện. Mỗi truyện là một tâm tình, một tâm trạng, nghĩa là một bài thơ trữ tình” [24.tr 118]

Năm 1995, kỉ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm năm mươi năm ngày mất của Thạch Lam do Viện Văn học tổ chức được xuất bản với tên gọi Thạch Lam văn chương và cái đẹp. Với hơn ba mươi bài viết của nhiều nhà nghiên cứu có uy tín, truyện ngắn Thạch Lam được tiếp cận từ “một cái nhìn xã hội và con người”, “văn chương và cái đẹp”, từ “thi pháp và thể loại”.

Năm 2001, cuốn Thạch Lam về tác gia và tác phẩm do hai tác giả Vũ Tuấn Anh và Lê Dục Tú đã tuyển chọn, giới thiệu và tập hợp phần lớn các bài nghiên cứu về Thạch Lam từ cuối những năm 1930 đến nay, cung cấp những tài liệu cần thiết về cuộc đời và sự nghiệp của Thạch Lam. Sự xuất hiện của tác phẩm đã chứng tỏ việc nghiên cứu Thạch Lam và những sáng tác của ông đã có một bước tiến dài, và Thạch Lam đã được xếp vào hàng những nhà văn lớn trong tiến trình của nền văn học Việt Nam.

Trong những năm gần đây, vận dụng lí thuyết về thi pháp học, nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã có những khám phá về những sáng tác của Thạch Lam ở mọi phương diện. Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Thu Hương (1995) khẳng định ngôn ngữ của Thạch Lam tập trung diễn tả tâm trạng cảm giác trên nhiều cấp độ. Thuộc thể loại truyện ngắn trữ tình, nên truyện của ông có cách miêu tả hoà hợp giữa nội tâm và ngoại cảnh và kết cấu theo dòng tâm trạng nhân vật. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thành Thi (2000) nghiên cứu khá sâu sắc về phong cách văn xuôi nghệ thuật của Thạch Lam. Theo tác giả những yếu tố như cốt truyện, kết cấu, tình huống, được nhà văn sáng tạo để khắc họa nhân vật. Ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật của Thạch Lam là “ Ngôn

ngữ của đời sống và của tâm hồn. Nét nổi bật ở đây là tính hiện đại và sức tập trung gợi tả cảm giác

Luận văn thạc sĩ phải kể đến: Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, của Nguyễn Bích Thảo; Thạch Lam từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tác của Nguyễn Thị Thuý; Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam của Vũ Thị Mỹ Hạnh; Hình tựơng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Thạch Lam của Hà Thuý Nga, Phong cách nghệ thuật Thạch Lam của Võ Thị Hồng Thu, Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam của Đào Thị Yến…Nhìn chung các luận văn trên khác nhau về góc nhìn, quy mô nghiên cứu, nhưng trực tiếp hay gián tiếp đều góp một tiếng nói có ý nghĩa cho việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam.

Bên cạnh đó trong những năm qua các trường Đại học tổng hợp, trường Đại học sư phạm trong cả nước đã có nhiều giáo trình nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên khoa văn.

Tóm lại việc xem xét kết quả nghiên cứu trong hơn sáu mươi năm “tìm kiếm Thạch Lam” có thể rút ra những ý kiến đã được thống nhất như sau:

Nhà văn Thạch Lam đứng giữa ranh giới văn học hiện thực và văn học lãng mạn. Ông có sở trường về truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn trữ tình và có khả năng diễn tả những cảm xúc kỳ diệu trong tâm hồn con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Truyện ngắn của Thạch Lam ít hành động, vài trò của tất cả các yếu tố, ngôn ngữ, cốt truyện, kết cấu, lời văn, giọng điệu, hệ thống nhân vật đã góp phần làm nên một Thạch Lam rất riêng, đặc sắc so với Tự lực văn đoàn.

Tuy nhiên những ý kiến đó mới chỉ dừng lại ở việc nhận xét về các đặc điểm nghệ thuật có ý nghĩa góp phần làm đầy đặn thêm nội dung. Đồng thời cũng chưa có một đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam một cách sâu sắc và cụ thể. Chính vì vậy mà trong luận văn này chúng tôi sẽ kế thừa và phát huy những nghiên cứu của

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 2

những người đi trước, đồng thời cũng tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu chúng tôi đã chọn đề tài : Phong cách nghệ thuật truỵên ngắn Thạch Lam, để góp thêm một tiếng nói khiêm nhường bổ sung vào chỗ khiếm khuyết đó.

3. Mục đích nghiên cứu

Trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi đặt ra những mục đích sau:

-Khảo sát toàn bộ những bài tiểu luận phê bình về Thạch Lam, để thấy được vị trí vai trò của nhà văn trong Tự lực văn đoàn. Khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Thạch Lam để nghiên cứu, tìm ra những nét đặc sắc về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Từ đó cũng hiểu được quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, thấy được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật qua những tác phẩm của ông. Mặt khác luận văn cũng lí giải cho sự thành công, và sức sống của văn nghiệp Thạch Lam cùng vị trí của ông trong tiến trình văn học Việt Nam.

-So sánh đối chiếu phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam với phong cách nghệ thuật của các nhà văn đương thời để thấy được nét riêng biệt trong phong cách của ông - một nhà văn với phong cách nhẹ nhàng mà thấm đượm tình người.

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu.

-Lý thuyết về phong cách nghệ thuật .

-Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam

-Khảo sát những tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam để thấy được nét riêng biệt ,đặc sắc trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam

4.2 phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp loại hình Phương pháp nghiên từ góc nhìn thi pháp học

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp so sách đối chiếu , đây là phương pháp quan trọng nhằm xử lí kết quả thống kê, phân loại, đi đến nhận xét đánh giá đối chiếu phong cách nghệ thuật của Thạch Lam với các nhà văn đương thời.‌

5. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 4 chương.

Chương 1 : Phong cách nghệ thuật và hành trình sáng tác của Thạch Lam

Chương 2 : Những kiểu nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam

Chương 3 : Không gian -thời gian nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam Chương 4 : Ngôn ngữ và giọng điệu trong tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM

1. 1 Khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn

Mặc dù xuất hiện từ rất sớm nhưng đến nay, phong cách vẫn là một khái niệm rộng và đa nghĩa. Hiện nay đang tồn tại một số lượng rất lớn định nghĩa khác nhau về phong cách, mỗi một định nghĩa đều đem đến cho người nghiên cứu những cách tiếp cận khác nhau.

Trong khoa nghiên cứu văn học, người ta thường dùng thuật ngữ phong cách để xác định đặc trưng phẩm chất của các hiện tượng: tác phẩm văn học, nhà văn, trào lưu hay trường phái văn học. Nhiều nhất là khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn. Có những nhà nghiên cứu văn học tiếp cận phong cách học từ phía ngôn ngữ học,có người lại đưa vào phong cách cả tư tưởng, đề tài, tính cách và ngôn ngữ hay cũng có người xem, phong cách là sự thống nhất hữu cơ của tất cả các thành tố tạo nên tác phẩm văn học.

Việc nghiên cứu phong cách nhà văn là một trong những vấn đề lí luận đã và đang gây nhiều tranh cãi, không chỉ ở Liên Xô cũ mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Có thể kể ra một số những nhà nghiên cứu đã trở nên quen thuộc với độc giả Việt Nam như: Khrachenko M.V; Tritrerin A.V; Timôphêep L.I; Paxpelop G.N; Xôlôkhốp A.N…ở Việt Nam, cũng có một số nhà nghiên cứu bàn sâu về vấn đề phong cách như: Nguyễn Đăng Mạnh, Lê Đình Ky, Phan Cự Đệ, Phan Ngọc…với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.

Trong thời kỳ hiện đại, dưới quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học, phong cách được xem như một phạm trù thẩm mỹ, một hiện tượng văn học nghệ thuật, bao gồm trong đó tất cả sự đa dạng và phức tạp của nó. Phong cách giờ đây được nghiên cứu trong mối quan hệ với tư tưởng, với nhà văn,

với thời đại hay “giữa quá trình phong cách và truyền thống phong cách” giữa “phong cách, phương pháp, cuộc sống” hay giữa “cốt truyện và phong cách”… Phổ biến nhất, phong cách được hiểu theo 2 cách : thứ nhất, phong cách là tính cá thể hoặc tính độc đáo; thứ hai phong cách là hệ thống các phương tiện biểu đạt, là hình thức nghệ thuật được xem xét trong quy luật và các nguyên tắc hài hoà. Qua các tài liệu bàn về lí thuyết phong cách, chúng tôi thấy nổi bật lên ba vấn đề sau đây:

1 .1 Phong cách nghệ thuật nhà văn ;là sự thống nhất các đặc tính vốn có của tất cả các tác phẩm của nhà văn đó. Trong thực tế cho thấy, phong cách vừa có mặt thống nhất, vừa có mặt đa dạng. Phong cách là một cái gì đó rất chung mà không trừu tượng, có thể thâu tóm tất cả nhưng lại là hình ảnh sinh động của nhà văn, là thần thái là linh hồn của tác phẩm nhưng cũng là tâm trạng, cách nhìn, giọng điệu, nụ cười quen thuộc của người nghệ sĩ. Cho nên, xác định phong cách nếu chỉ sa vào phân tích những chi tiết, những yếu tố riêng rẽ thì không hình dung được phong cách. Ngược lại, nếu tìm hiểu phong cách mà chỉ tập trung vào một vài nét thống nhất nào đó thì cuối cùng không nói được một điều gì về phong cách.

Vì vậy, nói đến phong cách trước hết phải nói đến tính thống nhất của nó như một chỉnh thể nghệ thuật. Ở một nhà văn lớn, sự thống nhất về phong cách được thấy rõ ở hàng loạt các tác phẩm. Điều đó có nghĩa là, chúng ta có thể nhận ra phong cách của nhà văn khi đã biết từ trước qua các tác phẩm khác của ông ta. Phong cách là sự thống nhất cuối cùng các yếu tố trong tác phẩm từ đề tài, chủ đề, kết cấu, hình tượng, giọng điệu…

1 .2 Phong cách là khái niệm bao gồm cả hình thức nội dung và nghệ thuật. Nói phong cách là nói phẩm chất thẩm mỹ của tác phẩm văn học, nói tới những sáng tạo độc đáo của nhà văn theo quy luật cái đẹp trong đó có mang dấu ấn dân tộc và thời đại. Bởi vậy phong cách trước hết thể hiện ở hình thức

nghệ thuật. Nhưng nếu như không nắm được tính độc đáo của nhà văn và tác phẩm nghệ thuật thì cũng khó quan niệm được phong cách một cách sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh đã nói “Không tìm ra cơ sở tư tưởng của phong cách thì không phát hiện ra quy luật nghệ thuật và tính thống nhất bên trong của phong cách”[21, tr.76 ].

Phong cách có thể nói rõ hơn ở nội dung tư tưởng hoặc đậm nét hơn ở hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, trên cơ sở thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức, một phong cách thiên về nội dung vẫn có liên quan đến hình thức nghệ thuật và một phong cách thiên về hình thức vẫn có gốc rễ ở nội dung. Như vậy khi nói đến phong cách phải nói đến sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, tư tưởng và nghệ thuật “Phong cách liên hệ hình thức với nội dung, cái biểu đạt với cái được biểu đạt. Phòng cách là chất liệu nghệ thuật trong đó được thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ. Chính ở đây bộ lộ sự phụ thuộc của phong cách vào tư duy hình tượng, thế giới quan”(Xôkôlốp A.N). Như vậy phong cách nghệ thuật biểu hiện cả trong nội dung và hình thức, tạo được một chỉnh thể hoàn chỉnh và bền vững, thể hiện được cả tính sáng tạo của nhà văn.

1 .3 Phong cách nghệ thuật tập trung trong những đặc điểm mang giá trị phẩm chất nghệ thuật cao, được kết tinh trong sự sáng tạo của nhà văn. Nói đến phong cách là nói đến tính độc đáo của phẩm chất thẩm mĩ - nghĩa là phải đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ thẩm mĩ khiến cho họ tìm thấy sự khác biệt giữa tài năng này với tài năng khác. Đó là một sự khó khăn đối với quá trình sáng tạo của nhà văn. Chính vì thế không phải nhà văn nào cũng có phong cách, mặc dù xét cho cùng, nhà văn nào cũng có đặc điểm riêng. Đặc điểm mờ nhạt thì chưa thể có ý nghĩa gì với nghệ thuật phải là chỗ độc đáo không thể thay thể được mới làm nên phong cách của nhà văn. Chỉ cần có sự lặp đi lặp lại trong sáng tác nghệ thuật đã được gọi là đặc điểm, nhưng phong

cách phải lặp đi lặp lại một cách đổi mới, phải là những sáng tạo có giá trị bền vững, không bị phai mờ.

Mỗi một nhà văn đều có ít nhiều những đặc điểm riêng trong sáng tác, nhưng những đặc điểm ấy phải phát triển đến một trình độ nghệ thuật nào đó và hợp thành một chỉnh thể thống nhất, độc đáo và bền vững thì mới trở thành phong cách. Cho nên, quá trình khẳng định phong cách của một nhà văn là quá trình tu dưỡng nghệ thuật, quá trình nhà văn tự tìm hiểu chỗ mạnh, chỗ yếu và bản sắc của mình. Có thể nói, phong cách là dấu hiệu trưởng thành của một nhà văn, hơn thế nữa nó phát triển nở rộ thì đó là bằng chứng của một nền văn học đang phát triển và trưởng thành.

Phong cách nghệ thuật độc đáo giúp cho sáng tác của người nghệ sĩ có được bản sắc riêng. Chính cái mới lạ cái độc đáo trong phong cách nghệ thuật giúp cho tác phẩm văn chương lay động được lòng người, tạo cho bạn đọc hứng thú khi đọc tác phẩm. Phong cách nghệ thuật riêng độc đáo cũng là yếu tố mới lạ kích thích bạn đọc, như cái duyên để họ bị cuốn hút bởi giọng văn, một bút pháp, hay bị ám ảnh bởi hình tượng nghệ thuật nào đó, để rồi cái giọng văn, hình tượng nghệ thuật đó sống mãi trong tâm hồn người đọc.

Tóm lại xung quanh khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn, có nhiều vấn đề đang cần phải bàn luận. Tuy nhiên để có một khái niệm thích đáng cho việc giải quyết vấn đề của luận văn, chúng tôi xác định nội hàm khái niệm phong cách nghệ thuật như sau:

-Nói đến phong cách nghệ thuật của nhà văn, trước hết phải nói đến tính thống nhất của nó được bộc lộ ở hàng loạt các tác phẩm và thể hiện ở mọi bình diện, từ đề tài, chủ đề, kết cấu, hình tượng, giọng văn, ngôn ngữ và mọi chi tiết khác của tác phẩm.

-Nói phong cách là nói phẩm chất thẩm mĩ của tác phẩm văn học, nói tới những sáng tạo độc đáo của nhà văn theo quy luật của cái đẹp, điều đó được

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí