Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 2


Lê Quang Hưng viết về Hoàng Trung Thông có nhận xét: Thơ Hoàng Trung Thông “bám chắc hiện thực đời sống và gia tăng sự khái quát tính chính luận” [62,tr.338] và “tâm hồn chân chất đôn hậu, tiếng thơ khỏe khoắn tự nhiên” [62,tr.341]. Phải chăng đó chính là những nét biểu hiện của phong cách thơ Hoàng Trung Thông.

Tóm lại, đánh giá về phong cách thơ Hoàng Trung Thông có những ý kiến khác nhau hoặc về phương diện nội dung hoặc về phương diện nghệ thuật. Đó là ý kiến hết sức quí báu nhưng chưa có bài viết nào xem xét, đánh giá về phong cách thơ Hoàng Trung Thông một cách toàn diện. Tuy vậy, đây là những ý kiến mang tính chất gợi ý, định hướng để chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này.

3. Mục đích nhiệm vụ của đề tài:


3.1. Mục đích:


Đề tài có mục đích tìm hiểu, thẩm định, đánh giá phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Chúng tôi hy vọng qua từng phần đánh giá, thẩm định có thể đóng góp cho sự nhận biết gương mặt thơ ca của Hoàng Trung Thông. Cũng mong đây chính là điều đóng góp nhỏ bé của luận văn trong quá trình tiếp cận và giải mã thơ Hoàng Trung Thông.

3.2. Nhiệm vụ:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thực hiện đề tài này người viết có nhiệm vụ tiếp cận, tìm hiểu phân tích các tác phẩm thơ Hoàng Trung Thông. Mặt khác đề tài còn có nhiệm vụ so sánh với một số nhà thơ đương thời và không cùng thời với ông để thấy rõ bản sắc độc đáo của tác giả này. Tức là phong cách nghệ thuật thơ. “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói


Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 2

lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học dân tộc”. [59,tr.256 - Tập 2]


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:


4.1. Đối tượng nghiên cứu:


Hoàng Trung Thông được nhiều người biết đến với tư cách là một nhà thơ nhưng ông còn là cây bút sáng tác văn xuôi, là một dịch giả đồng thời tham gia nghiên cứu phê bình văn học. Sự nghiệp sáng tác của ông khá đa dạng phong phú. Do điều kiện thời gian và nhiều điều kiện khác nên chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu phong cách nghệ thuật biểu hiện trong thơ của tác giả này.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:


Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tất cả các tập thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Mặt khác chú ý tiếp cận, giải mã cả hai địa hạt thể hiện phong cách là: Nội dung tác phẩm và nghệ thuật biểu hiện.

5. Phương pháp nghiên cứu:


Trên cơ sở văn bản nghệ thuật (các tập thơ của Hoàng Trung Thông) tiến hành thống kê, phân loại một số vấn đề theo định hướng, từ đó thâm nhập để phân tích lý giải về giá trị riêng của thơ Hoàng Trung Thông theo từng khu vực đã được định hình. Chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:

5.1. Phương pháp phân tích tác phẩm:


Tìm ra những đặc sắc nghệ thuật của văn bản thơ Hoàng Trung Thông.


5.2. Phương pháp thống kê, phân loại: Giúp cho việc hình thành những luận điểm khoa học.


5.3. Phương pháp so sánh (tương đồng hoặc dị biệt): Với một số nhà thơ khác, nhất là những nhà thơ cùng thời để tìm ra những nét riêng biệt của thơ Hoàng Trung Thông.


6. Cấu trúc của luận văn:


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những cảm hứng lớn trong thơ Hoàng Trung Thông.

Chương 2: Những xu hướng chính trong thơ Hoàng Trung Thông. Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông.

Sau cùng là danh mục tài liệu tham khảo.


PHẦN NỘI DUNG‌

CHƯƠNG 1:


NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG


1.1. Đời sống lao động nông nghiệp:


Hoàng Trung Thông là nhà thơ gắn bó sâu sắc với đời sống nông thôn. “Tuổi thơ của Hoàng Trung Thông sống ở nông thôn. Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, môi trường công tác của anh cũng ở nông thôn. Anh gắn bó mật thiết với cuộc sống nông thôn” [61,tr.285]. Hoàng Trung Thông không phải là nhà thơ xuất thân từ nông dân nhưng như đã từng gắn bó sâu sắc với đời sống nông thôn. Vì vậy, ngay từ bài thơ đầu tiên, ông đã đứng trên cương vị người nông dân kháng chiến mà thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình và càng về sau càng có nhiều bài thành công theo hướng đó. Bài ca vỡ đất được cất lên từ những ngày đầu kháng chiến, tuy còn đượm vẻ thanh bình của vùng tự do, nhưng đã trở thành tiếng hát lạc quan của người nông dân đi khai hoang để phục vụ tiền tuyến. Trong những ngày đi vào vùng địch hậu, nhà thơ đã viết Đồng bằng, quê hương chiến đấu. Với tình cảm sôi nổi và lòng tin sắt đá của những người nông dân mặc áo lính trở về giải phóng đồng bằng, giải phóng quê hương. Trong năm đầu của cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp (1958) ông viết Thăm lúa, Cho lúa ta lên tới ngang trời. Tư thế của người nông dân tập thể được thể hiện qua ý thơ chắc khỏe và dáng thơ thật phóng khoáng.

Nhờ gắn bó sâu sắc với đời sống nông nghiệp và mỗi chặng đường thơ ông đều có những sáng tác xoay quanh đời sống nông nghiệp mà người đọc cảm nhận rất rõ: Đời sống nông nghiệp là một trong những cảm hứng lớn trong thơ Hoàng Trung Thông. Và trong cảm hứng này nhà thơ đã thể hiện khá phong phú các sắc độ, các phương diện của đời sống nông nghiệp.


Hoàng Trung Thông thuộc thế hệ các nhà thơ ra đời từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Các nhà thơ thuộc thế hệ này có cái may mắn là vừa lớn lên là gặp cách mạng và đi theo Đảng cho nên họ có điều kiện thuận lợi trong sự tiếp thu những tình cảm mới. Tình cảm của quần chúng cách mạng đến với họ tương đối nhanh hơn và trực tiếp hơn, do đó cái lạc quan trong thơ họ thường có tính chất cởi mở, tính chiến đấu trong thơ họ thường mạnh mẽ. Đây là điểm khác với các nhà thơ lớp trước. Ở các nhà thơ lớp trước, “có nhà thơ vì cảm cái vui, cái hùng của hiện tại mà xót thương cho ông cha ta thủa trước đã từng sống trong tâm trạng dằn vặt, tủi cực, hay đã trải qua những cảnh đời oan nghiệt, bất công. Có nhà thơ càng sống với tình cảm rộng lớn nhân đạo của thời đại càng thấy thấm thía cái khổ của tâm hồn bé nhỏ, yếu hèn, bơ vơ thủa trước. Do đó cái vui trong thơ họ có phần chìm lắng hơn là phơi phới, tính chiến đấu trong họ thường biểu hiện ở chỗ giành thắng lợi cho tâm hồn mới với những cái rớt của tình cảm lỗi thời” [38,tr.27].

Qua các trang thơ viết về đời sống lao động nông nghiệp của Hoàng Trung Thông, người đọc luôn được sống trong không khí hăng say lao động và trong niềm tự hào về quá khứ và về hiện tại của đất nước. Cả tập thơ như muốn nói lên với người đọc rằng: Cuộc sống lao động hoà bình trên miền Bắc thật vui, thật đẹp, thật hùng và cần được ca ngợi ngàn lần. Trong Những cách buồm người đọc thấy cái vui ở đây chủ yếu là thấy cái vui của thế hệ trẻ đang lao động quên mình vì Tổ quốc. Ở Bài ca vỡ đất đó là một tiếng ca reo vui của người lao động nhưng vẫn còn có phần vắng lặng. Ở đây, ta gặp cái hào hứng đến sôi nổi của nhà thơ trong Đường chúng ta đi:

“Mặt trời chiều má đỏ hây hây Gió thổi hương đồng sực nức

Đi thăm lúa như cờ bay trước ngực.


...Đi bên lúa như bên ngọn lửa Mừng được mùa bếp đỏ cơm thơm.”


Nắng thu vàng tháng tám. Gió heo may giải đồng. Bờ tre cò liệng trắng.

Lúa vờn xanh mênh mông Câu ca tung cánh bổng Mồ hôi đầm áo manh

Yêu bao nhiêu cuộc sống Khoẻ như màu áo xanh.


tám)


Tiếng kẻng bay dồn như gió vang Nghe vui sao khúc nhạc xóm làng Nghìn năm mơ ước giờ trông thấy Ruộng đất cày chung cấy tập đoàn.


(Thăm lúa)


(Đồng tháng

(Trên gác chùa Keo).


Người cán bộ ở xóm thôn là linh hồn và trụ cột của phong trào. Trong cuộc sống họ là những người luôn lo toan tất bật với công việc xóm làng. Họ ít được nghỉ ngơi, sống không giờ giấc, khó khăn ở đâu cũng gọi tới, phúc lợi lại ít được chia phần. Hoàng Trung Thông đã dựng được hình ảnh chân thực


về anh chủ nhiệm trong thơ. Đến với Anh chủ nhiệm người đọc không chỉ thấy cái tư thế làm chủ, năng nổ tận tụy trong công việc của người nông dân cốt cán:

Có mùa mạ cháy đồng khô cạn Mười bậc nước leo lên ruộng hạn. Có mùa lúa chín, lụt tràn qua

Lại phải nghiêng đồng hắt nước ra. Người nhiều, ruộng ít, trâu bò ít.

Chạy ngược chạy xuôi, lo rối rít. Ngoài ba mươi tuổi máu đương sôi

Không chịu khoanh tay đứng ngó trời…

(Anh chủ nhiệm)


Không phải chỉ là sự tháo vát năng động mà sâu sắc hơn là tinh thần cách mạng tiến công và niềm thiết tha mơ ước thấm sâu vào trong suy nghĩ. Chi phối hành động của anh chủ nhiệm. Cảm hứng về tương lai đã đến khá rõ nét từ trong những vất vả lo toan của cuộc sống hiện tại:

Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh Vẽ cả ngày mai thành bức tranh: (…)

…Chân vẫn bước đều, miệng vẫn nói, Phơi phới lòng anh cơn gió thổi.

(Anh chủ nhiệm)


Hoàng Trung Thông nhiệt tình ca ngợi sức sống mới đang lên đâm chồi nảy lộc trong nông thôn hợp tác hóa. Tác giả không đứng ngoài cuộc mà nhìn ngắm thăm dò. Ông cũng không thi vị hóa nông thôn đang vượt qua những thử thách nặng nề. Hiện thực cuộc sống đi vào thơ Hoàng Trung Thông qua những mạch chìm sâu và chắt lọc. Khi nói đến kết quả nhà thơ thường chú ý đến nguyên nhân, nói về niềm vui thắng lợi lại nói đến những gian truân, nói về ngày mai từ những xây đắp cho cuộc sống hôm nay. Trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hoàng Trung Thông lại có những đóng góp mới đặc biệt qua mảng đề tài trên. Tác giả chú ý đến phần thú vị của cuộc sống nhưng trước hết vẫn là sự nhạy cảm với những khó khăn và trách nhiệm. Nông thôn trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội bề bộn sự sống và gợi nhiều cảm hứng thi ca. Huy Cận miêu tả một nông thôn đang lao động cần cù và sáng tạo, một nông thôn đang sinh sôi nảy nở không ngừng. Những con gà béo tròn, mẹ gà ấp ủ đàn con, những chú nghé vui chơi nhảy nhót… Có lúc suy nghĩ về sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên được thể hiện trong niềm vui lao động, trong cảnh trời nước mênh mông. Cảnh trong bài Đoàn thuyền đánh cá óng ánh như một bức tranh sơn mài:

Cá nụ, cá chim, cùng cá đé


Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.

(Đoàn thuyền đánh cá)


Hoàng Trung Thông cũng nói về nhịp sống đang lên đó. Hình ảnh huyện ủy miền núi về họp từ các nơi trong không khí nhộn nhịp, vui vẻ để rồi lại trở về trong những trách nhiệm khác nhau:

Huyện ủy chia nhau về bản

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí