Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 4


chiến đấu, Bản Mường giải phóng… Cuộc sống kháng chiến trong thơ Hoàng Trung Thông là một cuộc sống đầy gian khổ và rất dũng cảm. Qua các trang thơ người đọc thấy rất rõ sự tôi luyện ngày càng già dặn của quần chúng cách mạng trong cuộc thử lửa với quân thù:

Đồng bằng ta


Thịt da còn rớm máu. Nhưng thép luyện tinh thần.

Giặc càn đi quét lại quanh năm Vùng căn cứ vẫn như đồng như thép.

(Đồng bằng, quê hương chiến đấu)


Những con người quần chúng cách mạng đó căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm đi theo con đường cách mạng, phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc kháng chiến vì một ngày mai tươi sáng hơn:

Ơi đồng bằng!

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Quê hương chúng ta Căm thù vót sắc Căm thù khắc sâu.

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 4

Người trước ngã, có người sau Chỉ một con đường: Cách mạng. Đây đồng bằng

Quê hương tháng Tám Cờ đỏ sao vàng


Trên chợ, trên sông, trên phố, trên làng, Như ánh mặt trời cháy đỏ.

Cả đồng bằng


Ngửng đầu lên hớn hở, Hướng về tương lai.

Cách mạng là đây, Hạnh phúc đây rồi,

Nắm chặt bàn tay giữ lấy.


(Đồng bằng, quê hương chiến đấu)


Con người mà nhà thơ ca ngợi không phải là những chàng trai, những cô gái trong một số bài thơ, câu hát phù hợp với khẩu vị của thanh niên tiểu tư sản những năm đầu kháng chiến. Không hiếm các cây bút khi viết về con người kháng chiến đã chịu ảnh hưởng nặng của các mẫu hình lý tưởng trong văn học trước đó kiểu như:

Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm


Bụi trường chinh phai bạc áo bào hoa.


Đã nói đến giầy phải là “giày vạn dặm”, nói đến bụi phải là “bụi trường chinh”, nói đến áo phải là “áo hào hoa”, đây là hình ảnh xa lạ với những con người kháng chiến trong hiện thực đầy gian nan vất vả. Hoàng Trung Thông không xây dựng những mẫu người như thế. Thơ ông giàu chất sống thực và đã góp một tiếng nói căm thù và chiến đấu trên đoạn đường kháng chiến trước kia. Nhưng do quá quan tâm đến những khó khăn vất vả trong kháng chiến mà giá trị hiện thực còn hạn chế. Cuộc kháng chiến của chúng ta không chỉ có


gian nan mà còn cả niềm sung sướng lạc quan cách mạng. Nhà thơ Tố Hữu đã có lần nhắc lại:


Hoặc:

Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

(Việt Bắc - Tố Hữu)


Nhớ những lúc hầm sâu địch hậu, Nhớ những đêm theo dấu đường dây. Giặc lùng, giặc quét, giặc vây

Có dân, có Đảng đêm ngày vẫn vui.


(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)


Chúng ta càng thấy rõ điều đó khi đọc lại những vần thơ kháng chiến của Hồ Chủ Tịch và của một số nhà thơ khác.

Sự tôi luyện ngày càng già dặn của quần chúng cách mạng trong kháng chiến, khí thế chiến đấu kiên cường của dân tộc còn được Hoàng Trung Thông thể hiện trong hàng loạt các bài thơ khác.

Mảnh đất này là một bài thơ hay. Đó là bài thơ của một chủ đề, cùng một cảm hứng với Đồng bằng quê hương chiến đấu nhưng lại vượt xa bài này cả về nội dung, tình cảm và chất lượng nghệ thuật. Mảnh đất này ngắn hơn bài trên rất nhiều nhưng nội dung lại sâu hơn một bậc. Cả bài thơ như dựng lại trước mắt ta hình ảnh và tâm hồn Tiên Lãng dũng cảm: Chúng ta bắt gặp những câu thơ như “dao chém đá, rạ chém đất”. Đó là những lời thề quyết chiến và quyết thắng của những con người quyết bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của mình:


Mảnh đất này tên là Tiên - lãng Mảnh đất này tên là dũng cảm Mảnh đất này trải mấy nắng mưa Lưng vẫn hằn sâu từng vết đạn. (…)

Mảnh đất này tên là Tiên - lãng Mảnh đất này tên là dũng cảm Mảnh đất này không sợ hy sinh

Mảnh đất này mang dòng máu Đảng.


Càng đọc chúng ta càng thấy khí thế chiến đấu kiên cường của con người như bốc lên trên từng câu chữ:


Mười chín ngày mười chín đêm, Giặc càn nắng hạn lại lùa thêm Một tay cầm súng tay cầm cuốc Khoai lúa trên đồng cứ mọc lên.

(Mảnh đất này)


Bài thơ đã phản ánh được phần nào thực chất của cuộc trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh của dân tộc ta trong thời gian trước đây. Một bài thơ như vậy tất nhiên sẽ góp phần nâng cao thêm tinh thần tự hào của nhân dân ta không những về qúa khứ hào hùng mà cả về cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào ta ở miền Nam trước kia.


Lòng căm thù giặc cũng được Hoàng Trung Thông thể hiện trong bài Cửa tùng. Đây là bài thơ khỏe và lưu loát từ đầu chí cuối. Lòng căm thù giặc Mĩ của đồng bào Nam Bắc ở hai bờ giới tuyến đã biến thành sức mạnh chiến đấu hoặc thành một thứ tình cảm thôi thúc hàng ngày. Tác giả đã nói lên hiện thực đó bằng những câu thơ vừa tự hào vừa đau sót và thấm nhuần một tinh thần đấu tranh:

Chào đồng bào Cát - sơn, chào đồng bào miền Nam bên nớ Tám năm rồi vẫn dạ sắt son

Rào thép xiên hông, bốt đồn chẹn cổ Mũi tầm vông lại vuốt nhọn căm hờn.

Chào đồng bào bên ni Di - loan Tùng- luật Thuyền cá đi về buồm căng gió phất Bưng bát cơm đầy ăn chẳng ngon

Thù hận sớm chiều giăng trước mặt.

Trong mảng thơ viết về đời sống chiến đấu, ông không chỉ viết về hiện thực nóng bỏng nơi tiền tuyến mà còn chú ý khai thác những gì đang diễn ra ở hậu phương. Thơ Hoàng Trung Thông là tiếng nói của hậu phương, hậu phương đang đóng góp cho chiến trường. Những làng quê kháng chiến đang gửi bao lớp thanh niên lên đường đi chiến đấu, những làng quê của tình nghĩa đồng bào, đồng chí chờ đón những đứa con thân yêu trở về.

Ở mạch thơ viết về đời sống chiến đấu, cảm hứng tập trung nhất của Hoàng Trung Thông là phản ánh cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc. Nhà thơ ca ngợi thực tế mới nhưng không thi vị hóa cuộc sống, nhanh chóng chuyển hoá sang sức mạnh căm thù và phấn đấu. Thơ đã kết tụ được khí thế hào hùng của dân tộc. Bước vào thời kỳ cả nước sục sôi chống Mĩ, thơ Hoàng Trung Thông lại được mùa nở rộ. Đầu sóng là tập thơ chống Mỹ đáng chú ý của ông. Đã có bề dày kinh nghiệm sáng tác lại được sống


trong thực tế vĩ đại của đất nước trên tuyến đầu chống Mỹ, đó là những yếu tố chủ quan và khách quan đã làm lên giá trị của tập thơ, trước hết là giá trị hiện thực. Tác giả không chỉ ghi lại hình ảnh những con người anh hùng đang nở rộ như hoa mùa xuân trên trận địa phòng không, những bến phà, giữa những đoạn đường hay trên cánh đồng năm tấn. Nhà thơ đã gợi lên rằng thực tại anh hùng ngày nay vốn bắt rễ từ trong truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt. Hoàng Trung Thông đã từng viết về Bạch Đằng:

Nghe gió thổi dập dờn tiếng trống


Như ba quân đang cướp giáo giữa dòng Nghe mưa bay tên vút ngang sông.

Như thuyền giặc trên cọc ngầm tan xác.


(Mưa trên sông Bạch Đằng)


Nhưng phải nói đến khi đứng giữa trận địa phòng không bố trí trên bờ sông Bạch Đằng ông mới thấy trong trái tim mình rung lên một khúc hát hào hùng:

Tiếng hát Bạch Đằng


Tiếng hát quân reo trên đỉnh sóng Tiếng hát gươm trần giáo dựng Tiếng hát hôm nay đầu sóng vọng về.

(Bên bờ sông Bạch Đằng)


Kỳ tích thắng Mỹ của nhân dân ta chính là kỳ tích của Thạch Sanh trong truyện cổ tích. Đây là sự liên tưởng thú vị, vì nó nói lên tài năng, mưu trí, quả cảm của người Việt Nam khi phải đương đầu với một kẻ thù nhiều mưu ma chước quỷ như đế quốc Mỹ:


Ta đứng dậy vác gươm vào đạn lửa


Như Thạch Sanh xưa kiêu dũng chém xà tinh Với phép thần thông ba chục triệu dân mình Sức nghìn triệu cánh tay trên trái đất

Ta bẻ gãy từng chiếc răng quái vật.


(Gửi nước Mỹ)


Từ cái nhìn chân thực khỏe khoắn không bỏ qua, không xoa dịu những gian khổ mất mát, và nhanh chóng chuyển hoá sang sức mạnh căm thù và phấn đấu thơ Hoàng Trung Thông đã kết tụ được khí thế hào hùng của dân tộc một thời nóng bỏng:

Ta lại viết bài thơ trên báng súng


Con lớn lên đang viết tiếp thay cha Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.

…..


Ta lại viết bài thơ trên báng súng Hai mươi năm súng kết cùng thơ Thơ ta thét tiếng kêu căm giận Súng ta cầm giữ lấy ước mơ.

Đi đi lên tay ghì chặt súng


Đi đi lên giải phóng miền Nam!


Trên đỉnh núi tung bay cờ chiến thắng


Cờ ta bay như lửa đỏ xóm làng.


(Bài thơ báng súng)


Những câu thơ bừng bừng khí thế của cả dân tộc “Những câu thơ như súng giao tận tay từng người, thôi thúc” (61). Đọc những câu thơ của Hoàng Trung Thông ta lại nhớ đến những câu thơ đầy khí thế anh hùng, với phong cách sử thi trang nghiêm như cảnh rừng Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp của Tố Hữu:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay…


(Việt Bắc)


Hay những câu thơ nói lên sự chiến thắng tất yếu của cách mạng, sự bất tử của dân tộc và cũng bừng bừng khí thế hào hùng của nhà thơ Nguyễn Đình Thi:

Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ màu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

(Đất nước)

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí