Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 13


Tiếng suối ngân nga Hoà theo gió núi.

Ta đào mương mở suối

Tuổi ta là những tuổi đấu tranh. Cho dù bạc áo nông binh

Vẫn còn vỡ đất cấy xanh núi đèo.

(Bài ca vỡ đất)

Hình ảnh cánh đồng, làng quê trong thơ Hoàng Trung Thông là hình ảnh của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp trên miền Bắc. Tác giả nhiệt tình ca ngợi sức sống mới đang đâm chồi nảy lộc trong nông thôn hợp tác hoá:

Anh trỏ đây cánh đồng hợp tác Lúa tươi vàng như ráng như mây Tôi nói lúa làm chung phải khác Hạt mẩy bông dài cây sát cây…

(Thăm lúa)

Hoàng Trung Thông cũng hay viết về những thác, những hồ, những đèo, những phiên chợ của người miền núi. Đây là những hình ảnh đáng chú ý ở một mảng thơ mà ông viết về những thay đổi và nhịp sống lao động dựng xây ở miền núi. (Trên hồ Ba Bể, Chợ Cô Sầu, Thác Bản Giốc, Tiếng đàn, Ngựa thồ, Đêm vằn chải).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hình ảnh thác nước, hồ nước trong thơ Hoàng Trung Thông nằm trong dụng công nghệ thuật và tâm tình của ông. Thác nước, hồ nước đem lại mặt không gian yên ả thanh sạch, mọi cảm giác vẩn đục từ bụi trần được thanh lọc, chỉ còn sự thanh sạch trong trẻo lan toả trong không gian:

Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 13


Trên cả mây trời trên núi xanh Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ Mái chèo khua bóng núi rung rinh.

(Trên hồ Ba Bể)


Song hình ảnh thác nước, hồ nước không chỉ là cảnh quan với vẻ đẹp tuyệt vời thiên nhiên ban tặng mà còn là tiếng nói ngợi ca quê hương giàu đẹp đang hàng ngày hàng giờ chuyển mình thay da đổi thịt dưới bàn tay lao động cần cù của dân nơi đây:

– Thuyền ta quanh quất trên Ba Bể Đỏ ối vười cam thắm bãi ngô Nhộn nhịp trâu về vang tiếng trẻ Đâu còn giông bão hung thần xưa.

(Trên hồ Ba Bể)


– Đền tạ đế vương đã sụp đổ Pháo đài kia cũng đứng im hơi

Chỉ còn tiếng người reo bên thác đổ Chỉ có vang xa tiếng thác cười.

(Thác Bản Giốc)


Hình ảnh ngựa thồ, đèo cao, phiên chợ của người miền núi trong thơ Hoàng Trung Thông cũng tập trung phản ánh cuộc sống đang lên của người dân miền núi (Chợ Cô Sầu). Có khi là sự phản ánh cuộc chiến đấu của đồng


bào miền núi hoà chung với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của toàn dân tộc:

Ngựa thồ ơi ngựa thồ Cùng người đi chiến đấu Ngựa quản gì đói no Xông pha trong lửa máu.

(Ngựa thồ)


3.3.1.3. Hình ảnh rượu và em


Thơ Hoàng Trung Thông do bám sát đời sống hiện thực để phản ánh nên nhiều khi tỉnh táo quá, thiếu chất men say của ngòi bút thơ. Nhưng càng về cuối đời thơ ông càng phong phú, đa dạng. Thơ ông cũng bay, cũng say chứ không còn tỉnh khô như trước. Bắt đầu từ tập Hương mùa thơ đến Tiếng thơ không dứt rồi Mời trăng thơ ông trở nên suy tư hơn, nhiều chiêm nghiệm của người từng trải. Ông viết thơ tình và cũng gây được sự chú ý và có bản sắc riêng. Đáng nói hơn cả là thơ ông thời kỳ này đầy những hình ảnh rượu và em. Rượu thấm đẫm trong thơ ông và hình ảnh em luôn chập chờn ẩn hiện giữa các dòng thơ, trong từng câu chữ.

Hình ảnh rượu trong thơ đã từng xuất hiện nhiều trong thơ ca từ cổ chí kim. Người đọc vẫn còn nhớ mãi những câu thơ Đường nói tới rượu:

– Cử bôi tiêu sầu, sầu cách sầu Trìu đao đoạn thuỷ, thuỷ cách lưu.

– Khuyến quân cách tận nhất bôi tửu Dù ngã đồng tiêu vạn cổ sầu.

Cũng ít ai quên những câu thơ thấm đẫm rượu trong thơ ca Việt Nam:


– Sống không dốc chén cạn bình Sau này ai tưới mộ mình rượu cho.

(Tản Đà - bản dịch)

– Trăm năm thơ trữ rượu bầu Ngàn năm thi sĩ tửu đồ là ai.

(Tản Đà)

Thơ Hoàng Trung Thông cũng thấm đẫm rượu. Ông cũng như Tản Đà hay các nhà thơ khác là một trong những đệ tử tài ba của Lưu Linh, Đế Thích. Ông đã từng tự hào: “tửu lượng ta nào có kém ai”. Nhưng điều ta quan tâm hơn là hình ảnh rượu trong thơ Hoàng Trung Thông có gì đặc sắc? Trước hết rượu trong thơ ông đơn thuần chỉ nói tới một nhu cầu, một thú vui của con người trần thế. Cho nên khi phải chừa rượu thì tâm trạng con người trần thế này đây dằn vặt, đấu tranh:

Ngày xuân ta chừa rượu Uống rượu có ích gì Thà sáng mai tản bộ Không rượu có cần chi.

(Chừa rượu)

Nói là “Không rượu có cần chi” nhưng thực ra là rất cần, chẳng khác nào tâm trạng của Phạm Thái trước đây:

Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa Hay ưa nên nỗi không chừa được

Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.


(Phạm Thái)


Hình ảnh rượu trong thơ Hoàng Trung Thông còn chứa đựng một nội dung thế sự. Ông mượn hình ảnh rượu để tâm sự về tình đời, tình người. Trong cuộc đời mỗi con người không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Không phải dự định nào cũng thực hiện được, ước muốn, kế hoạch nào cũng thành công.

Tôi muốn uống rượu trong Lại phải uống rượu đục Chao! Sông cũng như người Có khúc và có lúc.

(Tứ tuyệt)


Hình ảnh rượu trong thơ Hoàng Trung Thông có khi lại là sự thể hiện tình bạn luôn gắn bó keo sơn giữa những con người tri kỷ.

Thế rồi ta cất chén cùng tri âm


Không phải chén quỳnh đâu đừng trầm ngâm Một mình ta mời trăng mời bạn

Trăng biết đâu lòng ta lệ đầm.


(Mời trăng)


Hoàng Trung Thông học tập Lý Bạch, Lý Bạch mời trăng và quay sang mời bóng còn Hoàng Trung Thông thì mời trăng và tưởng nhớ một hồn bè bạn đã đi xa:

Bạn uống rượu lòng ta không thể chán


Ta thương ta, thương người xa thương thầm.


(Mời trăng)


Rượu trong thơ Hoàng Trung Thông còn có một ý nghĩa độc đáo: Đôi khi nhà thơ đánh đồng rượu với em. Hình ảnh rượu và em hoà quyện khiến người đọc có cảm tưởng thơ với rượu đã góp phần tạo nên em. Nhà thơ so sánh “em như rượu” và tâm sự:

Anh yêu em như rượu và thơ


(Em như rượu)


Hoàng Trung Thông viết thơ tình ở tuổi năm mươi và cũng có những độc đáo riêng. Thơ ông càng về sau càng lặp đi lặp lại hình ảnh em. Phải chăng đây chính là hình ảnh người bạn đời chịu khổ chịu thương đã cùng ông đi gần suốt chặng đường đời. Thơ Hoàng Trung Thông càng về sau càng tỏ ra có nhiều chiêm nghiệm, nghĩ suy và ông cũng có nhiều vần thơ viết về người bạn đời thuỷ chung son sắt (Tặng vợ, Sao?, Hai tính cách, Sao em nói quá nhiều, Em thích gì, Em như rượu, Chiều nhớ, Chờ…). Hình ảnh em trong thơ Hoàng Trung Thông có khi thể hiện tình cảm sự cảm thông với nỗi nhọc nhằn, vất vả của vợ (Tặng vợ), có khi là sự chiêm nghiệm, nghĩ suy về cả hai người (hai tính cách) cũng có thể là lời trách móc nhẹ nhàng đáng yêu (Sao em nói quá nhiều) và còn là cảm giác trống vắng, đợi chờ mong mỏi (Chiều nhớ, Chờ)…

Tóm lại: Rượu và thơ là hình ảnh độc đáo lặp đi lặp lại trong thơ Hoàng Trung Thông, nhất là ở chặng cuối (gồm cả thơ di cảo). Hình ảnh này cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả và nó đã góp phần tạo nên bản sắc riêng cho thơ Hoàng Trung Thông.

Hoàng Trung Thông thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến. Ông vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng của thơ luật Đường và nhờ thế thơ ông nhiều bài chứa chan phong vị cổ điển. Tuy nhiên thơ Hoàng Trung Thông chủ yếu là thể tự do, ông ít khi viết theo một thể thơ mà đan xen nhiều thể trong


một bài. Nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh, mô típ mang tính lặp lại. Đó là mô típ: Kẻ thù dã man tàn bạo và tư thế hiên ngang của người dân yêu nước. Hình ảnh ông hay dùng là hình ảnh những con đường; những bước đi; những hình ảnh gắn bó với nông thôn, miền núi; hình ảnh rượu và em thấm đẫm trong thơ Hoàng Trung Thông.


3.3.2. Mô típ: Kẻ thù tàn ác, dã man, hèn hạ và tư thế hiên ngang của người dân yêu nước.

Ở những nhà thơ phong cách đã định hình, nhất là các nhà thơ lớn thì sự lặp lại mô típ, hình ảnh là tất yếu bởi chính sự lặp lại ấy làm nên phong cách nhà thơ. Mô típ được hiểu là những “khuôn” “dạng”, “kiểu” nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong các sáng tác văn học, nghệ thuật.

Trong thơ Hoàng Trung Thông, mảng thơ viết về cuộc chiến đấu anh dũng chống ngoại xâm của nhân dân ta, mô típ: Kẻ thù tàn bạo, dã man, hèn hạ và tư thế hiên ngang của người dân yêu nước được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều bài thơ khác nhau. Mô típ này hoàn toàn phù hợp với cảm hứng viết về đời sống chiến đấu của nhân dân ta. Mô típ này được Hoàng Trung Thông sử dụng phổ biến trong tập thơ đầu Quê hương chiến đấu. Trong nhiều bài thơ đều có hình ảnh “Kẻ thù đi đến đâu có tàn phá, giam cầm, bắn giết đến đấy và vượt lên trên bộ mặt dã man hèn hạ của kẻ thù là tư thế hiên ngang của người dân yêu nước”. [61,tr.286].

Trong Đồng bằng, quê hương chiến đấu nhà thơ Hoàng Trung Thông đã vạch trần bộ mặt dã man, tàn bạo của kẻ thù bằng những câu thơ chắc thật như hiện thực vốn có:

Đêm đêm từng tràng đại bác


Từ trong bốt giặc, Dội về xóm thôn Những bà mẹ bế con

Chạy Tây càn cực nhọc Những bé em gào khóc Trong quán lạnh bên đường Mỗi tấc ruộng bờ nương Mỗi gốc cây hòn đá

Đều nói lên tất cả Tội ác của quân thù

Nói mãi đến nghìn thu Vẫn còn chưa hả.

(Đồng bằ, quê hương chiến đấu)


Kẻ thù dù có dã man tàn bạo đến đâu cũng không khuất phục nổi tình yêu quê hương đất nước sâu nặng thiết tha và tinh thần chiến đấu anh dũng hiên ngang của nhân dân ta:

Ơi đồng bằng!


Quê hương anh dũng.


Ngày đêm không ngớt súng Bộ đội ta công đồn.

Vút tiếng mìn vút lại tiếng bom Nổ trên đường cái.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023