Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 14


Những con đường nát mình phá hoại Những chiếc cầu mặt gục xuống lòng sông

Những hầm ngầm, những chiến luỹ giao thông Như hang chuột chạy dài dưới đất.

Mỗi mảnh ruộng Mỗi góc hầm bí mật,

Những bóng người du kích hiện lên Người dân cày địch hậu ngày đêm Cầm giáo mác

Giữ gìn xóm mạc.


(Đồng bằng, quê hương chiến đấu)


Trước sự tàn phá, bắn giết dã man của quân thù, người dân yêu nước có những thời điểm phải tạm thời rút vào hoạt động bí mật để bảo toàn lực lượng. Tuy vậy, tinh thần chiến đấu của họ cũng vẫn rất anh dũng kiên cường mặc dù “cuộc sống ở hầm, gian khổ không nói hết”:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đồng chí ta ngày đêm Sống trong hầm bí mật Bám làng, bám đất Bám chặt lấy lòng dân.

(Sống trong hầm bí mật)

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 14


Mô típ này cũng được thể hiện rất rõ ràng trong bài thơ Sông Hồng Hà. Bài thơ vẫn xoay quanh lối lập ý: tội ác của giặc, tư thế hiên ngang, anh dũng của nhân dân ta. Đây là những tội ác mà kẻ thù đi đến đâu gieo rắc đến đấy:


Sông Hồng Hà Máu thắm quê ta.

Dòng sông rộng nối hai vùng địch hậu. Đồng bằng đấy,

Tháng năm dài chiến đấu.

Xóm làng ta xơ xác luỹ tre xanh Từng gốc đa bãi nhãn tan tành,

Từng ruộng mạ, mái nhà gianh bốc cháy.

(Sông Hồng Hà)

Và đây là tinh thần chiến đấu anh dũng, quật cường của cả dân tộc ta từ những em bé đến cụ già tóc bạc ở khắp mọi nơi:

Thù đang trả từng giờ, Ai có thấy?

Trên bãi mìn

Trên mỗi hố chông?

Những đàn em bé nhỏ cũng anh hùng Những bà cụ cũng thành du kích.

(Sông Hồng Hà)

Trong nhiều bài thơ khác trong tập quê hương chiến đấu đều đi theo mô típ nói trên. Cách lặp lại mô típ thế cũng là một đặc điểm độc đáo góp phần thể hiện đời sống chiến đấu và làm nên phong cách riêng cho thơ Hoàng Trung Thông.


C. PHẦN KẾT LUẬN

1. Ngay từ những năm 60 vấn đề phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông đã được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm đến. Thời điểm này thơ Hoàng Trung Thông mới chỉ được đánh giá bước đầu mang dáng dấp của một phong cách nghệ thuật. Càng về sau phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông càng ổn định và định hình mang bản sắc riêng. Bản sắc riêng ấy được nhà thơ thể hiện ở cả phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật.

2. Những cảm hứng lớn trong thơ Hoàng Trung Thông là một khía cạnh quan trọng trong phương diện nội dung. Hoàng Trung Thông là nhà thơ gắn bó sâu sắc với đời sống nông thôn. Nhờ gắn bó sâu sắc với đời sống nông nghiệp và mỗi chặng đường thơ, ông đều có những sáng tác xung quanh lĩnh vực này mà người đọc cảm nhận rất rõ: Đời sống nông nghiệp là một trong những cảm hứng lớn trong thơ Hoàng Trung Thông. Cảm hứng này đã thể hiện khá phong phú các sắc độ, phương diện của đời sống lao động nông nghiệp.

Hoàng Trung Thông thuộc lớp nhà thơ sinh ra, lớn lên trưởng thành cùng cách mạng. Không khí cách mạng, hiên thực kháng chiến vĩ đại của đất nước, dân tộc hàng ngày thấm đẫm, ăn sâu vào trong máu thịt của người cầm bút. Có lẽ vì thế không có nhà thơ nào lại không viết về công cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc. Hoà vào xu hướng chung đó Hoàng Trung Thông đã thể hiện rõ nét trong các tập thơ của mình hiện thực kháng chiến của đất nước, của đồng bằng chiến đấu. Đây cũng chính là một trong những cảm hứng lớn trong thơ Hoàng Trung Thông.

Bên cạnh hai nguồn cảm hứng lớn nói trên thơ Hoàng Trung Thông còn có nguồn cảm hứng chủ đạo khác: Đời sống tình cảm. Nguồn cảm hứng này


đã bổ sung cho sự thiếu hụt của thơ ông trước đó. Những tập thơ đầu không ít ý kiến cho rằng thơ ông ít chất say mê nồng ấm, cứng quá, khô quá, càng về sau thơ ông càng phong phú đa dạng hơn và cũng không thiếu chất men say cần có của thơ.

3. Những xu hướng chính trong thơ Hoàng Trung Thông là một khía cạnh quan trọng thứ hai trong phương diện nội dung của phong cách nghệ thuật thơ ông. Nhà thơ luôn bám chắc vào đời sống thực tế nên thơ vừa nặng chất sống vừa thắm thiết lung linh. Vẫn bám chắc vào hiện thực đời sống đang vận động trên đất nước nhưng càng về sau Hoàng Trung Thông càng có ý thức suy ngẫm để gia tăng tính khái quát cho thơ. Đó cũng là xu hướng phát triển chung của thơ thế hệ ông và rộng ra là cả nền thơ ca cách mạng qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Truyền thống thơ nước ta nói chung mang tinh thần duy cảm. Thơ trước hết nhằm tác động vào trái tim người. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng hát của con tim. Thơ Hoàng Trung Thông cũng vậy. Nhưng thơ cũng là một hoạt động nhận thức. Tuy không phải lá cờ đầu nhưng Hoàng Trung Thông cũng có ý thức tăng cường sức mạnh nhận thức, khám phá cho thơ. Thơ Hoàng Trung Thông ban đầu là phản ánh biểu hiện nhưng càng về sau càng gia tăng sự khái quát về các phương diện, các nội dung. Chính sức khái quát, sự tổng hợp trong thơ ông là tiền đề, là bệ phóng để nâng cánh cất cao lên tầm chính luận.

4. Phong cách thơ Hoàng Trung Thông không chỉ được thể hiện ở phương diện nội dung mà còn được thể hiện ở phương diện nghệ thuật. Hai phương diện này bổ sung cho nhau và tôn nhau lên, hoà thành một thể thống nhất.


Trước hết phải kể tới giọng điệu ngôn ngữ. Nhịp thơ, hơi thở của Hoàng Trung Thông không phải không có lúc uyển chuyển nhưng nói chung nổi trội là giọng rắn rỏi, chắc khoẻ. Ông thường dùng ngôn ngữ được rút ra từ cách nói dung dị chắc thật của quần chúng.

Về thể thơ, Hoàng Trung Thông có sử dụng thể thơ thuần nhất, truyền thống: 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ… tạo màu sắc cổ điển và nhiều bài chứa chan phong vị Đường thi, nhưng nhìn chung nhà thơ sáng tác theo thể thơ tự do là chính hoặc phối hợp nhiều thể thơ trong một bài. Thể thơ này giúp ông đi sát cuộc sống, phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện được cách nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ. Thể thơ tự do đã được Hoàng Trung Thông vận dụng và tạo hiệu quả nghệ thuật độc đáo. Thể thơ đó giúp ông thay đổi cấu trúc ngữ pháp của câu thơ, tạo ra những câu thơ có cấu trúc ngữ pháp tràn biên, các câu thơ gối sóng lên nhau, câu thơ không trùng khít với câu ngữ pháp. Hoàng Trung Thông còn có cách ngắt câu thơ thành câu bậc thang khá đặc biệt có tác dụng nhấn mạnh những sự kiện, hành động, trạng thái… nằm trong ý đồ của tác giả.

Trong thơ của thi sĩ họ Hoàng có nhiều hình ảnh mô típ lặp lại trong nhiều bài thơ. Đây là một sự lặp lại mang dụng ý nghệ thuật. Thơ ông thường đi theo mô típ: Kẻ thù tàn ác, dã mãn, hèn hạ và tư thế hiên ngang của người dân yếu nước. Hoàng Trung Thông thường nói nhiều tới những con đường, những bước đi, nhất là trong Đường chúng ta đi Những cánh buồm. Thơ ông cũng hay nói về việc đào mương mở suối, về cây, về cánh đồng, làng quê, về những thác những hồ, những đèo những phiên chợ của người miền núi. Nói chung là những hình ảnh gắn bó với nông thôn và miền núi. Những hình ảnh này góp phần làm cho thơ ông ấm nồng chất hiện thực của đời sống. Và sẽ là thiếu sót nếu không nói tới hình ảnh rượu và em. Rượu luôn thấm đẫm trong thơ ông và bóng hình em luôn chập chờn ẩn hiện trên từng câu chữ. Đây


là những hình ảnh góp phần tạo nên chất men say, chất bay bay cần có của thơ ông.

Thời gian và công luận luôn là sự thách đố với văn chương nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng. Song thơ Hoàng Trung Thông như vẫn vẹn nguyên giá trị – một thông điệp nghệ thuật đặc sắc mà nhà thơ để lại cho đời.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí