lẻ, hoang vắng, trong những mối quan hệ chòm xóm cùng lao động, cùng sinh hoạt văn hóa” [10; 10]. Trong một bài viết Sự hướng thiện của các nhân vật trong tiểu thuyết Sơn Nam, sau khi phân tích quá trình trăn trở, dằn vặt bản thân để đi đến tự hoàn thiện mình của các nhân vật trong tiểu thuyết Xóm Bàu Láng, Bà Chúa Hòn, Vạch một chân trời, Chim quyên xuống đất, tác giả Trần Thị Hạnh khái quát “Thành công của Sơn Nam chính là nhìn được quá trình đấu tranh hướng đến cái thiện và tạo cơ hội cho các nhân vật tự hoàn thiện mình. Ông đã thể hiện cái chất của con người Nam Bộ một cách đặc sắc với đầy đủ tính hiện thực” [63].
Trong Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Sơn Nam, sau khi khảo sát các nhân vật trong truyện ngắn, chủ yếu là Hương rừng Cà Mau, Trần Phỏng Diều nhận định “Nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam đa dạng và phong phú”. Một bài viết đã phân tích nhân vật Tây đầu đỏ một cách tỉ mỉ và không kém phần sâu sắc của Nguyễn Văn Hà trong Sơn Nam và truyện ngắn Tây đầu đỏ đã khái quát về nhân vật kẻ xâm lược” điển hình, thật sự chứ không phải là “cái bóng” hoặc một hình ảnh mờ nhạt “Nhân vật Tây Đầu đỏ của Sơn Nam là bước tổng hợp, nâng cao hình ảnh của giặc Pháp ít nhiều đã được đề cập trong các sáng tác văn xuôi cùng thời” [207].
Như vậy, khi bàn về nhân vật trong truyện của Sơn Nam, Tạ Tỵ, Nguyễn Quốc Trung, Trần phỏng Diều, Hoàng Ngọc Bích đều có chung nhận xét nhân vật trong truyện Sơn Nam phong phú và đa dạng. Dù loại nhân vật nào họ cũng là những con người bình dị của làng quê Nam Bộ.
Về lối kể chuyện, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu… của Sơn Nam cũng được các nhà phê bình chú ý.
Phần lớn các tác giả đều cho rằng Sơn Nam đã đưa lối nói Nam Bộ hồn nhiên và dung dị vào văn chương một cách thú vị và độc đáo.
Ngay từ năm 1970, trong bài viết Sơn Nam – Hơi thở của miền Nam nước Việt trích trong Mười khuôn mặt văn nghệ, nhà văn Tạ Tỵ đã rất tâm đắc với Sơn Nam, với những câu chuyện bất hủ như Bác vật xà bông, Miễu Bà chúa Xứ, Cây huê xà, Cô Út về rừng, Hát bội giữa rừng…đã có nhận xét về cách viết truyện của nhà văn của vùng châu thổ này “Trong tác phẩm “Chim quyên xuống đất”, Sơn Nam áp dụng kỹ thuật viết truyện dài với những gút thắt mở, với tình tiết ly kỳ để “bắt trớn” và đôi khi rời bỏ quê hương – sở trường – để thử sức với đôi cánh. Đường bay tuy không đuối nhưng nó làm người đọc bơ vơ, nhức mỏi” [196]. Hoàng Phủ Ngọc Phan nhấn mạnh giá trị của tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau khi nó vừa được tái bản năm 1998 “... Cái hay của nó không chỉ ở hình ảnh, câu chữ mà còn ở cái “thần” của bút pháp
được tác giả dành ở mấy câu kết “nhẹ như gió thoảng và êm như mật ngọt” [141; 6]. Năm 2006, người biên soạn Từ điển từ ngữ Nam Bộ Huỳnh Công Tín trong bài viết Nhà văn Sơn Nam, Nhà Nam Bộ học đã tỏ ra tâm đắc cách dùng ngôn ngữ dẫn chuyện trong các tác phẩm Bà Chúa Hòn, Xóm Bàu Láng, tập truyện Hương rừng Cà Mau, Biển cỏ miền Tây, Hồi kí Sơn Nam (4 tập: Từ U Minh đến Cần Thơ - Ở chiến khu 9 – 20 năm giữa lòng đô thị - Bình an) của nhà văn Sơn Nam. Theo tác giả thì lối viết của nhà Nam Bộ học “có thể xem là tiêu biểu của lối “văn nói Nam Bộ”, lối văn thường gồm những câu ngắn gọn, có nhiều từ ngữ Nam Bộ trong giao tiếp bằng lời được thể thành văn viết”[245].
Trong bài viết Đặc trưng phương ngữ Nam Bộ qua Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam (2007), Nguyễn Phú Cường viết “Văn của Sơn Nam thường là những câu ngắn gọn, trong sáng, rò ý. Đặc biệt là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Nó mang những đặc trưng đầy đủ về phương ngữ Nam Bộ ở cả các bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả phong cách diễn đạt” [17]. Năm 2012, Trong công trình Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam, Vò Văn Thành nhận định “Lối hành văn của ông mộc mạc, viết như nói” nhưng không phải dạng thu âm “các cuộc nói chuyện của người Nam Bộ thì chúng trở thành các tác phẩm văn học” [173; 45]. Trong một bài viết được đăng tải trên trang web http://baomoi.com có tên là Sơn Nam - người đánh đàn độc huyền kể chuyện Nam Bộ (1997), Hoài Anh - tác giả bài viết nhận định về ngôn ngữ kể chuyện của Sơn Nam “Ngôn ngữ của anh dung dị, sinh động hấp dẫn, có màu, có tiếng kết hợp với động tác, không những đã góp phần tô đậm tính cách nhân vật mà còn vẽ lên bộ mặt tinh thần của từng con người thuần Nam Bộ” (Tạp chí Văn hóa, số 5/1997). Huỳnh Công Tín trong Sơn Nam – Nhà Nam Bộ học (2006) cho rằng ngôn ngữ của Sơn Nam trong sáng tác được nhiều nhà lý luận phê bình thừa nhận rằng người miền Nam cũng như các nhà văn miền Nam “viết như nói”, hàm ý chê “văn miền Nam dở”, nói sao viết vậy, nhiều từ ngữ đời thường, câu cú không thành, ý tứ không chặt… Ông không đồng ý với quan niệm này, theo ông, văn chương Nam Bộ phải có một cái gì khác, đó là thứ văn chương gần với ngôn ngữ nói, không nặng trau chuốt mượt mà làm mất đi bản sắc đời thường, với những “góc cạnh” của nó. Đối với vấn đề thưởng thức nghệ thuật, người đọc cần đọc thứ văn phong mà ngôn ngữ thuần Nam Bộ hoặc Bắc Bộ, không nên đọc loại văn phong hỗn hợp Bắc Nam, nó làm mất đi lối diễn đạt mang chất liệu đời sống của vùng miền. Ngôn ngữ mà Sơn Nam sử dụng là ngôn ngữ Nam Bộ ròng. Tác giả ghi nhận “Ngôn ngữ đối thoại, hay ngôn ngữ nhân vật trong truyện Sơn Nam là ngôn ngữ thường nhật của
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 1
- Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 2
- Nghiên Cứu Một Số Phương Diện Thuộc Yếu Tố Mang Phong Cách Sơn Nam
- Bản Chất Phong Cách Nghệ Thuật Nhà Văn
- Cơ Sở Hình Thành Phong Cách Nghệ Thuật Sơn Nam
- Quan Niệm Sáng Tác Văn Chương Của Nhà Văn Sơn Nam
Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.
người dân Nam Bộ”. Ngoài ra ông còn sử dụng một khối lượng rất lớn từ ngữ Nam Bộ thông thường trong cuộc sống [245].
Nguyễn Phú Cường trong một bài nghiên cứu có tính chất sơ khảo về phương ngữ trong truyện ngắn của Sơn Nam có tên là Đặc trưng phương ngữ Nam Bộ qua Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam (2007), cùng với việc giới thiệu nội dung tập truyện Hương rừng Cà Mau, tác giả bài viết đã khái quát những nét chính về đặc điểm của phương ngữ trong ngôn ngữ của Sơn Nam (mô tả về vùng đất, kinh nghiệm sống, ngành nghề đặc trưng, phong tục tập quán ở nông thôn Nam Bộ…) [17]. Anh Vân trong Hương rừng Cà Mau, 50 năm thơm mãi tình quê cũng có một nhận định "Truyện ngắn của Sơn Nam rất cô đọng, súc tích, ngôn ngữ nặng tính địa phương mà giản dị, dễ gần. Ông viết như đang kể chuyện, thủ thỉ, tâm tình. Ông tả cảnh, tả người sống động đến từng chi tiết nhỏ" [252]. Trần Phỏng Diều trong Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Sơn Nam, đã rút ra một kết luận sau khi phân tích đặc điểm trong ngôn ngữ của các loại nhân vật trong tác phẩm Sơn Nam "nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam (…) nhiều giọng điệu riêng và mỗi loại hạng người đều có cách nói riêng. Tất cả tạo nên sự sinh động, nhiều vẻ của nhân vật trong các truyện của ông" [22; 25]. Năm 2006, một bài viết của nhà văn Nguyễn Quốc Trung có tên là Dấu ấn Sơn Nam ghi nhận về giọng điệu của Sơn Nam như sau “Sơn Nam có giọng điệu rất riêng. Văn của Sơn Nam cũng không trau chuốt với những câu chữ lạ, nhưng chữ luôn có sức sống, câu văn tãi ra, đó là lối nói của người dân quê mộc mạc” [248].
Năm 2008, Nguyễn Q. Thắng trong Văn học Việt Nam - miền đất mới, tập 3 đã nhận định giọng kể chuyện của Sơn Nam "... thường khi rất giản dị, không có chút gì trau chuốt... Đôi khi cuối những truyện vắn tắt ấy tác giả rút ra một bài học gấp quá, đột ngột quá khiến người đọc rất đỗi bất ngờ. Thế cho nên có người cho rằng truyện của Sơn Nam có vẻ như hơi vội vàng, cạn cợt. Nhưng chỗ tài tình của Sơn Nam là sau cái bề ngoài giản dị như vậy, ông vẫn tỏ ra là một người hóm hỉnh, sắc bén, ông diễn tả được những sự thực tâm lý tế nhị..." [175; 1214]. Còn Trần Phỏng Diều trong bài viết Yếu tố giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam (2006) viết "giọng văn của Sơn Nam thường chậm, đều đều, mạch văn thong thả, ít tính hùng hồn vội vã. Ông không "lên gân" (…). Câu văn của ông thường rất mộc mạc, chân tình. Mộc mạc đến mức có khi như là văn nói... Ông viết rất chân phương, ít dùng từ hoa mỹ, những câu văn không đến nỗi trúc trắc như đánh đố người đọc" [91; 113]. Cùng suy nghĩ đó, Trần Mạnh Hảo trong bài viết Sơn Nam, dề lục bình Nam Bộ (2007) cho rằng “Những cảnh, những đời, những tâm sự của ông (…) bao giờ cũng pha một giọng kể trầm
trầm, u buồn, xa vắng” [209]. Có thể nói rằng khi đề cập đến lối kể chuyện, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của Sơn Nam, các nhà nghiên cứu đều có một nhận định giống nhau là văn Sơn Nam mộc mạc, viết như nói. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng là ngôn ngữ thường ngày, từ ngữ địa phương của người dân Nam Bộ. Giọng điệu phong phú khi kể chuyện.
Ngoài ra, một đặc điểm rất thú vị của văn Sơn Nam cũng được các nhà phê bình đề cập đến, đó là cách sử dụng hò, vè, thành ngữ, tục ngữ… trong tác phẩm. Đôi khi ông đưa vào truyện những câu ca dao, những câu hò đối đáp Nam Bộ phản ánh được tính chân xác của thực tại dưới cái nhìn của nhà văn gắn liền với nông thôn Nam Bộ. Năm 2011, trong hai công trình khảo sát Thành ngữ, tục ngữ cải biên trong tác phẩm Sơn Nam và Môi trường tự nhiên, văn hóa và con người Nam Bộ trong tác phẩm Sơn Nam qua thành ngữ, tục ngữ của Nguyễn Văn Nở và Dương Thị Thu Hằng, hai tác giả đã khảo sát và thống kê là trong tác phẩm Sơn Nam (Hương rừng Cà Mau, Bà chúa Hòn, Xóm Bàu Láng, Đồng bằng sông Cửu Long, - Nét sinh hoạt xưa và Văn minh miệt vườn) với kết quả là tổng số thành ngữ, tục ngữ được sử dụng là 683, và tần số xuất hiện là 1175 lần, trong đó 110 ngữ cảnh có sử dụng thành ngữ, tục ngữ ở dạng biến thể ngữ âm, 55 ngữ cảnh sử dụng thành ngữ, tục ngữ Hán Việt, chiếm 50% trong tổng số ngữ cảnh được thống kê. Tác giả cho rằng Sơn Nam đã thuần thục sử dụng thành ngữ, tục ngữ với hai lý do, một là để Tái hiện thiên nhiên, đất trời Nam Bộ một thời mở còi, hai là Phản ánh thực trạng xã hội. Đồng thời nhận định về cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các sáng tác của Sơn Nam “Cùng với việc miêu tả đặc trưng văn hóa, lịch sử qua thành ngữ, tục ngữ (…) phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cá tính của người dân ở một vùng, miền” [135; 148].
Ngoài ra, chất mộc mạc, dân dã, phóng khoáng, bộc trực thấm sâu trong tác phẩm của Sơn Nam, cũng được Lê Phú Khải, Anh Vân đề cập đến trong các bài viết, xem như là một đặc điểm riêng của nhà văn Nam Bộ.
Cũng trong bài viết Đó là Sơn Nam, có một kết luận rất chính xác về Sơn Nam của Lê Phú Khải "Thường thì tác giả và tác phẩm luôn gần gũi với nhau, nhưng với Sơn Nam thì phải nói là con người và tác phẩm hòa nhập làm một. Cái chất thoáng đãng, mộc mạc, khoáng đạt, bộc trực từ anh thấm sâu vào tác phẩm. Đọc tác phẩm là có thể biết được con người anh" [91; 15]. Trong buổi Tọa đàm 50 năm Hương rừng Cà Mau, cuối năm 2012, nhiều tham luận, bình luận, chuyện kể về “Ông già đi bộ” cùng tác phẩm Hương rừng Cà Mau, Anh Vân có bài viết Hương rừng Cà Mau – 50 năm thơm mãi tình quê nhận định chân xác về chất mộc mạc, dân dã nhưng hóm hỉnh,
hài hước của Sơn Nam “trong tập sách của Sơn Nam dễ làm độc giả khi cay xè nơi sóng mũi vì nét dân dã mộc mạc ấp iu trong từng mảnh đời, thân phận con người tứ xứ của vùng đất phương Nam. Khi lại khiến ta bật cười với lối viết cà rỡn, hài hước như kiểu bác Ba Phi” [252].
Tóm lại, nhiều ý kiến đã thoáng phát hiện về văn phong Sơn Nam với nét dung dị dân dã trong nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.
Các nhà phê bình cũng gặp nhau khi nhận xét về những hạn chế của ngòi bút SơnNam.
Năm 2006, Nguyễn Quốc Trung trong Dấu ấn Sơn Nam sau khi phân tích, đánh giá nhìn nhận những mặt mạnh trong văn chương Sơn Nam, cuối cùng, nhà văn đã nhận định về mặt hạn chế của tiểu thuyết Sơn Nam“Vẫn là những câu chuyện theo mô típ cũ, tuy vậy, khi lạm dụng quá nhiều về một mảng đề tài, dễ nhàm, câu chữ chai đi, thiếu sự hồn nhiên. Các tiểu thuyết này có giá trị về mặt tư liệu, nhưng chất văn không cao, bởi vì chuyện không có xung đột, giọng văn đều đều, có phần hơi cũ, nhân vật có diện mạo nhưng không có tính cách… chất sáng tạo ít” [248]. Năm 2008, trong công trình Văn học Việt Nam – miền đất mới, tập 3, Nguyễn Q. Thắng cho rằng, văn phong biên khảo của Sơn Nam dù rất nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn vì pha lẫn chất truyện nhưng không đáng tin cậy vì nhiều tư liệu ông viết dựa trên cảm xúc cá nhân không theo tiêu chí khoa học về tư liệu, phương pháp nghiên cứu… [175]. Ngoài ra, cũng có những nhận xét “truyện của Sơn Nam có vẻ như hơi vội vàng, cạn cợt” [dẫn theo 175; 1214].
Năm 2012, trong Sơn Nam với truyện ngắn Tây Đầu Đỏ, Nguyễn Văn Hà đánh giá một cách trân trọng những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn Tây đầu đỏ rồi chỉ cho người đọc những nét còn hạn chế của tác phẩm. Tác giả bài viết cho rằng tuy cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn nhưng còn nhiều hạn chế như là truyện vừa thiếu điểm nhấn vừa thừa nhiều chi tiết, lại bị câu thúc vào thời gian lịch sử nên tạo cảm giác chậm chạp, nặng nề; lối kể chuyện có đầu, có đuôi, kết thúc có hậu, nên mang tính công thức; bố cục truyện thiếu cân xứng về dung lượng, không đồng đều về chất lượng... [207]. Năm 2013, trong Lời giới thiệu của chuyên luận Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam, nhà lý luận Lý Tùng Hiếu có nhận định: Sơn Nam là nhà văn, nhà biên khảo, nhà hoạt động văn hóa, ông đã để lại cho đời một sự nghiệp đồ sộ đặc sắc về giá trị văn hóa và phong cách nhưng “trong sự nghiệp của ông hàm chứa rất nhiều tư liệu cá nhân, cảm nhận cá nhân, phỏng đoán cá nhân mà người đọc chỉ có thể tin tưởng vào bản thân ông với tư cách là một người cầm bút “có lương tâm nghề
nghiệp”…” [173; 10].
Cũng có một số nhà lý luận phê bình nhận định Hương rừng Cà Mau còn nhiều điểm hạn chế nhưng có thể nói rằng những điểm hạn chế ấy quá nhỏ bé so với những đóng góp của Sơn Nam đối với nền văn hóa, văn học dân tộc. Giá trị đóng góp ấy và tầm ảnh hưởng về khoa học và văn hóa của nhà văn, nhà Nam Bộ học này thì rò ràng không ai có thể phủ nhận “Chẳng cứ gì sân chim mà còn nhiều thứ khác cũng mất dần đi theo thời gian và tiến bộ chung của quốc gia, nhưng chúng ta còn Sơn Nam, tức là còn tiếng nói cổ sơ của miền Hậu Giang yêu dấu ngàn đời không phai lạt qua Vạch một chân trời, Cô gái Phù Nam và Nhà ông Cả đang sinh động quanh đây” (Tạ Tỵ, 1970).
Ngoài ra còn có những bài viết có tính chất riêng lẻ đăng trên các sách, tạp chí, hay những trang web..., những Luận văn cử nhân và thạc sĩ của các trường Đại học, những công trình nghiên cứu khá sâu về một số nét đặc điểm văn chương nhà văn Nam Bộ này.
1.4. Một số vấn đề đặt ra đối với luận án
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đã phát hiện và thống nhất rằng Sơn Nam là nhà văn có phong cách độc đáo. Ông có khả năng nổi trội về sự phản ánh những vấn đề về cuộc sống, con người và truyền thống văn hóa quê hương miền Nam. Nhà văn thể hiện điều đó một cách uyên bác dung dị và chân thật bằng ngòi bút hồn nhiên đậm chất địa phương Nam Bộ. Cái nhìn tinh tế sâu sắc của nhà văn luôn mang tính ổn định và in đậm dấu ấn riêng của tác giả, Nguyễn Quốc Trung nhận xét “Với Sơn Nam, tác phẩm của ông không lẫn với bất cứ ai (…) trước sau ông vẫn bám sát vào mảng đề tài đất và người miệt vườn mà viết” [248].
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu về Sơn Nam, tác giả nhận thấy các tác giả đã có những phân tích sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp văn chương Sơn Nam bằng nhiều phương pháp tiếp cận, nhiều lý thuyết phê bình. Tuy được đánh giá cao song vẫn chưa có một công trình dài hơi mang tính hệ thống nào về Sơn Nam để tìm hiểu cũng như đánh giá thỏa đáng về sự nghiệp văn chương của ông. Hầu hết những bài phê bình, nghiên cứu chỉ là những nhận xét lẻ tẻ, chỉ mới bao quát một phương diện nào đó của ngòi bút Sơn Nam, chưa đi vào khảo sát phân loại và tìm hiểu thấu đáo cặn kẽ phong cách nghệ thuật Sơn Nam như một hệ thống hoàn chỉnh thống nhất. Sơn Nam là nhà văn đa diện, ngòi bút linh hoạt, nhiều sắc thái. Luận án của chúng tôi là một công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu phong cách nghệ thuật Sơn Nam sử dụng phương pháp phê bình phong cách học và vận dụng lý thuyết về phong cách tác
giả để làm rò những đặc sắc làm nên gương mặt riêng, đồng thời cũng là những đóng góp của một nhà văn tiêu biểu của Nam Bộ.
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án này, nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu để làm sáng rò các nội dung chính sau:
- Những vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật và các yếu tố tạo thành phong cách nhà văn.
- Trình bày, phân tích, tổng hợp các khía cạnh của phong cách nghệ thuật Sơn Nam về mặt nội dung và các yếu tố hình thức nghệ thuật.
- Trên cơ sở đó, đề xuất một số nét đặc sắc nghệ thuật và cảm nhận tổng thể về phong cách nghệ thuật Sơn Nam.
Chương 2
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT SƠN NAM
2.1. Khái niệm về phong cách nghệ thuật
Phong cách là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau, nó mang ý nghĩa riêng tùy vào đối tượng khoa học mà nó phục vụ. Xét về nguồn gốc thì phong cách (style) có gốc gác từ rất xưa, từ thời cổ đại Hy lạp, La Mã cho đến trung đại qua cận hiện đại.
Phong cách nghệ thuật là khái niệm không chỉ dành cho Văn học và nghệ thuật nói chung mà nó còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như nghệ thuật học, mỹ học, xã hội học, nhân chủng học, thể thao, thời trang…đôi khi bị quá lạm dụng. Chúng ta cần nghiên cứu và làm rò nội hàm của khái niệm phong cách với tư cách là một phạm trù lý luận văn học.
2.1.1. Các quan điểm khác nhau về phong cách nghệ thuật
Hiện nay, tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về phong cách. Ở phương Đông, các quan điểm về phong cách nghệ thuật tiêu biểu ở Trung Quốc và Ấn Độ. Lưu Hiệp trong Văn Tâm Điêu long cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ VI đã đồng nhất phong cách với cá tính sáng tạo của nhà văn khi phân tích quan điểm văn là người. Ông đưa ra quan điểm về “thần tư” và thuật ngữ “phong cốt” để chỉ sự hợp nhất giữa phong thái và cốt cách tức là sự hợp nhất giữa tư tưởng và hình thức nghệ thuật ngôn từ. Như vậy, Lưu Hiệp bó hẹp phạm vi của phong cách nghệ thuật vì phong cách nghệ thuật không chỉ có mỗi tính chủ quan cá tính sáng tạo của nhà văn mà còn có nhiều yếu tố khách quan khác như vấn đề thời đại, xuất thân nhà văn hay nhu cầu của độc giả. Tức là muốn người nghệ sĩ cần phải học hỏi trau dồi kinh nghiệm sống, thành công… cần có năng lực bẩm sinh trong đó năng lực tưởng tượng là quan trọng nhất.
Ở Ấn Độ, ngay từ thế kỷ V – VI, chưa có một thuật ngữ phong cách nhưng các nhà thơ, nhà văn đã có ý thức về điều này. Bramaha trong Kaviyalankara (vẻ đẹp/ các biện pháp nghệ thuật của thơ ca/ văn chương). Khi đề cập về vẻ đẹp và các biện pháp nghệ thuật văn chương đòi hỏi các nghệ sĩ phải tạo ra những viên ngọc đích thực “Tác phẩm dở đem lại tai tiếng cho người ta, cũng như đứa con hư vậy” [68; 44]. Thế kỷ VI – VII, Dandin và Bhamaha đề cập đến phong cách địa phương nhưng cũng chưa xác lập thuật ngữ. Đến thế kỷ VIII, với tư cách là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ Riti, Varama coi phong cách là một cách tổ chức từ ngữ nhất định, mỗi tổ chức