Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

------------------


LÊ THỊ NGÂN TRANG


PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT SƠN NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

------------------


LÊ THỊ NGÂN TRANG


PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT SƠN NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62. 22. 01. 21


Người hướng dẫn khoa học:


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đoàn Trọng Huy và PGS. TS Nguyễn Văn Kha. Các số liệu, những kết luận, nhận định là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong công trình của các tác giả khác


Tác giả luận án



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 5

1.1. Tình hình nghiên cứu phong cách nghệ thuật 5

1.2. Nghiên cứu nét phong cách qua sáng tác nói chung 9

1.3. Nghiên cứu một số phương diện thuộc yếu tố mang phong cách Sơn Nam 17 1.4. Một số vấn đề đặt ra đối với luận án 24

Chương 2. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT SƠN NAM 26

2.1. Khái niệm về phong cách nghệ thuật 26

2.1.1. Các quan điểm khác nhau về phong cách nghệ thuật 26

2.1.2. Bản chất phong cách nghệ thuật nhà văn 32

2.2. Cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật Sơn Nam 35

2.2.1. Thời đại và truyền thống văn hóa 36

2.2.2. Hoàn cảnh xuất thân và cá tính nhà văn 41

2.2.3. Quan niệm sáng tác văn chương của nhà văn Sơn Nam 45

Tiểu kết chương 2 52

Chương 3. CẢM QUAN VỀ THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA NAM BỘ TRONG SÁNG TÁC SƠN NAM 54

3.1. Cảm quan thiên nhiên Nam Bộ trong sáng tác Sơn Nam 54

3.1.1. Bức tranh thiên nhiên dữ dội, bí ẩn và đầy khắc nghiệt 54

3.1.2. Thiên nhiên trù phú, hiền hòa, thơ mộng gần gũi gắn bó với con người 57

3.2. Cảm quan về con người Nam Bộ trong văn xuôi Sơn Nam 60

3.2.1. Con người hoàn cảnh – con người số phận 61

3.2.2 Con người với những tính cách đặc biệt điển hình Nam Bộ 71

3.3. Cảm quan về văn hóa Nam Bộ trong sáng tác Sơn Nam 85

3.3.1. Văn hóa vật chất 87

3.3.2. Văn hóa tinh thần 95

Tiểu kết chương 3 106

Chương 4. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT, GIỌNG ĐIỆU, NGÔN NGỮ TRONG SÁNG TÁC SƠN NAM 108

4.1. Nghệ thuật trần thuật 110

4.1.1. Người trần thuật (Ngôi phát ngôn) 111

4.1.2. Điểm nhìn trần thuật 116

4.1.3. Trần thuật kết hợp với phương pháp miêu tả chân thực, sinh động 118

4.2. Giọng điệu nghệ thuật trong sáng tác Sơn Nam 121

4.2.1. Giọng điệu dân dã, mộc mạc 122

4.2.2. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng 123

4.2.3. Giọng điệu hóm hỉnh, hài hước 125

4.2.4. Giọng điệu triết lý, suy ngẫm sâu xa 127

4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác Sơn Nam 129

4.3.1. Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày mộc mạc, dung dị đời thường 130

4.3.2. Phương ngữ Nam Bộ 132

4.3.3. Nghệ thuật sử dụng lớp từ khẩu ngữ 139

4.3.4. Nghệ thuật vận dụng văn học dân gian vào tác phẩm 142

Tiểu kết chương 4 147

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

PHỤ LỤC 175


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Sơn Nam sinh ra và lớn lên ở vùng đất phương Nam, có thể nói, đời văn của Sơn Nam là cuộc hành trình đi tìm, quan sát, lắng nghe, ghi nhận, chắt lọc những chất liệu từ hiện thực cuộc sống của người miền Nam để làm chất liệu sáng tác. Ông từng tâm sự "Tôi là một con người của đồng quê, dòng máu, tâm hồn nông dân, giọng điệu nông dân, kiến thức nông dân. Đồng bằng sông Cửu Long là giấc mơ, là chân trời sáng tác suốt đời của tôi".

1.1. Sơn Nam bắt đầu sự nghiệp văn chương từ 1952 với hai truyện ngắn Bên rừng Cù lao Dung Tây Đầu Đỏ. Tuy cả hai truyện đều đạt giải Nhất và giải Nhì trong cuộc thi văn học do Ủy Ban kháng chiến Nam Bộ tổ chức 1952 nhưng độc giả Sài Gòn cũng chưa biết đến ông. Phải đến năm 1962, khi những truyện ngắn Con Bảy đưa đò, Tình nghĩa Quốc văn giáo khoa thư, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Mùa “len” trâu … của Sơn Nam được in trên các báo và được Nhà xuất bản Phù Sa tập hợp thành tập truyện Hương rừng Cà Mau thì tên tuổi nhà văn mới được văn đàn Sài Gòn công nhận và cũng là lúc phong cách Sơn Nam được hình thành. Ông đã khai sinh tên tuổi "nhà văn miệt vườn" mà trong buổi Tọa đàm “50 năm Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam” ngày 27/12/2013, nhà thơ Lê Minh Quốc đúc kết “Ông đã đẻ ra từ “văn minh miệt vườn” đi vào văn học sử, được cả xã hội công nhận” [263].

Sự xuất hiện của Sơn Nam trên văn đàn miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 cùng với Bình Nguyên Lộc, Vò Hồng..., đã tạo niềm tin cho người đọc giai đoạn này. Ông được mệnh danh là Pho tự điển sống miền Nam. Sự nhận định, đánh giá Sơn Nam qua sáng tác về đề tài, tư tưởng nhân văn, sắc màu văn hóa Nam Bộ, thi pháp trong truyện ngắn... từ các nhà nghiên cứu trước đến nay đều nhất quán. Văn phong của ông từ đầu đến cuối đều có sự ổn định.

1.2. Lâu nay các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã giành nhiều sức lực và tâm huyết cho những sáng tác của Sơn Nam nhưng những công trình coi phong cách nghệ thuật Sơn Nam, một phương diện quan trọng tạo cơ sở xác lập vị trí của ông trong dòng văn học Nam Bộ nói riêng và văn học dân tộc nói chung chưa được chú trọng. Cho đến nay, đây vẫn là một khoảng trống. Chúng tôi nghĩ rằng Sơn Nam là một nhà văn lớn hiện đại của nước nhà, ông rất xứng đáng dành một đề tài chuyên biệt nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác giả. Trong đội ngũ các nhà văn hiện đại, cũng đang thiếu những công trình có sự so sánh đối chiếu một cách đầy đủ phong


cách nghệ thuật Sơn Nam với các nhà văn Việt Nam cùng thời. Ngoài ra, văn nghiệp của Sơn Nam có "độ mở" nhất định và đang tác động rò rệt lên sáng tác không ít nhà văn miền Nam đương đại. Đồng thời, sáng tác của Sơn Nam được tuyển chọn vào giảng dạy bậc phổ thông đến cao đẳng, đại học... Chúng tôi chọn phong cách nghệ thuật tác giả làm vấn đề nghiên cứu cho luận án. Một vấn đề vừa hấp dẫn, vừa khó khăn. Những vấn đề về phong cách Sơn Nam trong cảm quan, tư tưởng nhà văn cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, giọng điệu, và phương thức tổ chức lời văn... cần được khảo sát kỹ càng hơn để tìm ra tiếng nói riêng của nhà văn Sơn Nam.

1.3. Do tiếp cận đề tài từ góc độ phong cách nghệ thuật nhà văn nên luận án không đi sâu trình bày lịch sử vấn đề lý luận về phong cách học và những mối quan hệ đa dạng phức tạp của nó với các phạm trù khác của lý luận văn học. Nhiệm vụ chủ yếu của luận án là trình bày hệ thống những đặc điểm tư tưởng - nghệ thuật tạo nên sự độc đáo, mới mẻ, nhất quán mang tính giá trị của phong cách nghệ thuật Sơn Nam, góp phần khẳng định những đóng góp và vị trí nhà văn trong lịch sử văn học Việt Nam.

Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề phong cách nghệ thuật Sơn Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu :

Làm rò đặc trưng phong cách nghệ thuật của Sơn Nam. Để đạt được mục tiêu này, luận án cần xác định được cấu trúc của phong cách nghệ thuật nhà văn thể hiện qua cảm quan nghệ thuật của Sơn Nam; những đặc điểm của nghệ thuật trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Xác lập nội hàm thuật ngữ phong cách nghệ thuật và các thuật ngữ có liên quan đến đề tài, từ đó tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên hệ thống chỉnh thể trong sáng tác của nhà văn.

- Khảo sát, thống kê, phân tích, khái quát những yếu tố đặc sắc trong thế giới nghệ thuật Sơn Nam, xác định tư tưởng nghệ thuật; cảm quan hiện thực đời thường hoà kết với cảm quan văn hóa là yếu tố chủ đạo là cấu trúc phong cách tác giả.

- Chỉ ra mối quan hệ thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố nổi trội, cảm quan hiện thực, cảm quan văn hóa về cuộc sống, con người, nghệ thuật trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật Sơn Nam... Từ đó rút ra phong cách nghệ thuật tác giả.

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022