Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Phát Triển Tín Dụng Tiêu Dùng Của Công Ty Tài Chính Trực Thuộc Ngân Hàng Thương Mại


Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Theo thông lệ quốc tế, có hai mô hình phổ biến đang được các CTTC áp dụng bao gồm: mô hình quản lý rủi ro tập trung và mô hình quản lý rủi ro phân tán.

- Mô hình quản lý rủi ro tập trung là mô hình có sự tách biệt rõ ràng chức năng quản lý rủi ro và kinh doanh với ưu điểm chính là quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn công ty, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài, thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro, xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. Mô hình này rất thích hợp với các NHTM, CTTC lớn do tốn thời gian và công sức đầu tư, đòi hỏi đội ngũ cán bộ có sự am hiểu sâu về kiến thức và thực tiễn triển khai. Tuy nhiên, không phải TCTD nào khi áp dụng mô hình này cũng thu được thành tựu như nhau do mức độ quan tâm chú trọng tới các yếu tố trong mô hình khác nhau.

- Mô hình quản lý rủi ro phân tán chưa có sự tách bạch giữa quản lý rủi ro và kinh doanh, trong đó Trung tâm kinh doanh thực hiện đầy đủ tất cả các khâu của khoản vay từ thẩm định, giải ngân, kiểm soát đến xử lý nợ. Mô hình này nhờ tính đơn giản gọn nhẹ nên được các CTTC độc lập, quy mô nhỏ áp dụng. Điểm yếu của mô hình này là việc quản trị rủi ro mang tính gián đoạn, không chuyên sâu, chủ yếu tập trung vào chức năng xử lý nợ mà không có dự báo rủi ro và có các biện pháp dự phòng rủi ro xảy ra.

Việc xây dựng và triển khai được mô hình quản trị rủi ro TDTD tại CTTC trực thuộc là một trong các tiêu chí thể hiện năng lực tổ chức quản trị rủi ro TDTD. Tùy thuộc vào chiến lược phát triển mà các CTTC trực thuộc sẽ lựa chọn các mô hình quản trị rủi ro tương thích. Tuy nhiên, mô hình quản trị rủi ro của CTTC trực thuộc tương thích với NHTM mẹ đang là mô hình được khuyến nghị áp dụng căn cứ trên thực tiễn của hoạt động tín dụng, khuyến cáo của Ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế.

Chính sách tín dụng

Nhằm đảm bảo hoạt động TDTD triển khai theo mô hinh quản trị rủi ro và chiến lược kinh doanh từ cấp Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị của CTTC, CTTC trực thuộc cần xây dựng và triển khai ban hành chính sách tín dụng và hàng loạt các văn bản nội bộ điều phối và kiểm soát hoạt động TDTD của CTTC. Một số văn bản quan trọng cần được CTTC ban hành như sau:

- Chiến lược/chính sách tín dụng: Hoạt động tín dụng là hoạt động cốt yếu của CTTC trực thuộc. Hoạt động này luôn phải được thực hiện theo một chính sách nhất



quán rõ ràng được Hội đồng thành viên của CTTC trực tiếp ban hành nhằm định hướng hoạt động tín dụng của CTTC từng thời kỳ. Mục đích ban hành nhằm định hướng hoạt động cấp tín dụng tại CTTC, thống nhất các nguyên tắc cơ bản để nhận diện, đo lường, giám sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín đụng đối với danh mục cho vay và từng khoản vay, phân công nhiệm vụ và quy định vai trò trách nhiệm của các đơn vị tại CTTC trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Một số nội dung chính trong chính sách tín dụng bao gồm: mục tiêu của hoạt động cấp tín dụng, cấu trúc quản lý rủi ro tín dụng, vai trò và trách nhiệm của các đơn vị trong quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng, quy định quản lý rủi ro tín dụng (về thị trường mục tiêu, quản lý rủi ro với sản phẩm mới, lãi suất, biện pháp giảm thiểu rủi ro), các quy định về xếp hạng tín dụng, thẩm định và phê duyệt tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng, quy định về vận hành và hỗ trợ.

- Các quy định/quy trình liên quan: Căn cứ vào chính sách tín dụng, Ban điều hành sẽ ban hành các quy định, hướng dẫn, quy trình quản trị rủi ro tín dụng để các phòng ban chức năng trong CTTC thực hiện như quy định theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng, quy định và quy trình phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quy trình xử lý nợ/thu hồi nợ...

Quy trình tín dụng

- Quy trình tín dụng: quy định toàn bộ các nguyên tắc và luồng tác nghiệp của các bộ phận nghiệp vụ của CTTC từ lúc tiếp cận hồ sơ vay vốn của KHCN cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng. Quy trình tín dụng được xây dựng theo tiêu chuẩn toàn trình (end to end) và có đầy đủ các chốt kiểm soát theo hướng tự động hóa giúp CTTC đảm bảo không xảy ra sơ sót trong quá trình cho vay, giúp phân định rõ chức năng các đơn vị nghiệp vụ trong CTTC tham gia luồng TDTD được minh bạch, rõ ràng, hiểu rõ phương thức phối hợp và nắm được đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình. Các CTTC trực thuộc có lộ trình theo dõi, đánh giá sát sao và kịp thời sửa đổi quy trình tín dụng phù hợp với định hướng kinh doanh, chuẩn mực và thông lệ quốc tế sẽ có cơ hội đi đầu trong hoạt động phát triển TDTD với tính an toàn cao. Theo Nguyễn Thị Kim Thanh (2013) và tham khảo các chuyên gia trong ngành tài chính ngân hàng, quy trình tín dụng gồm có 5 bước chính:

- Bước 1: Nhân viên tư vấn tín dụng tư vấn thông tin khoản vay. Tại bước này, nhân viên tư vấn thực hiện tiếp cận và tư vấn khoản vay khách hàng trực tiếp tại các điểm tư vấn bán hàng hoặc thông qua qua tổng đài. Nếu KHCN đồng ý vay vốn, nhân viên tư vấn bán hàng thực hiện thu thập hồ sơ vay vốn từ KHCN theo quy định sản phẩm.

- Bước 2: Thu thập hồ sơ: nếu khách hàng chấp nhận vay vốn, nhân viên tư vấn



tại điểm giao dịch hoặc nhân viên tư vấn tín dụng DSA thực hiện thu thập bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng, đăng nhập và khởi tạo hồ sơ trên hệ thống, nhập liệu, scan hồ sơ và upload lên hệ thống hệ thống điện tử của CTTC.

- Bước 3: Thẩm định và phê duyệt khoản vay. Nhân viên thẩm định thực hiện gọi điện cho KHCN để làm rõ tình trạng thân nhân, các hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của KHCN, thực hiện thẩm định khoản vay trên hệ thống tín dụng của CTTC. Gửi email kết quả phê duyệt cho Nhân viên tư vấn bán hàng. Nhân viên tư vấn bán hàng thông báo kết quả phê duyệt cho khách hàng.

- Bước 4: Giải ngân khoản vay. Nhân viên hỗ trợ tín dụng thực hiện giải ngân khoản tiền vay trực tiếp cho bên bán hàng đối với các khoản vay mua hàng hoặc giải ngân trực tiếp vào tài khoản của KHCN mở tại ngân hàng trong trường hợp KHCN vay tiền mặt.

- Bước 5: Theo dõi khoản vay và thu hồi nợ vay. Nhân viên hỗ trợ tín dụng của CTTC hoặc đối tác của CTTC trực thuộc thực hiện nhắc nợ KHCN trực tiếp qua Call Center hoặc các hình thức khác và thực hiện thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng.

Từ các phân tích ở trên, tác giả cho rằng để có thể phát triển TDTD được về chất, các CTTC trực thuộc phải triển khai được mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với chiến lược phát triển, xây dựng được quy trình tín dụng chặt chẽ/tối ưu và hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động TDTD.


2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại

2.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu phát triển TDTD về lượng

Mức tăng số lượng sản phẩm TDTD

Số lượng sản phẩm TDTD là tiêu chí thể hiện tính đa dạng, phong phú về mặt sản phẩm TDTD được CTTC trực thuộc cung ứng tới khách hàng. Việc mở rộng số lượng sản phẩm TDTD giúp CTTC trực thuộc bao phủ nhu cầu và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, tăng cơ hội cạnh tranh với các CTTC khác. Ưu điểm chính của việc tăng số lượng sản phẩm TDTD giúp CTTC tăng cơ hội đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng dư nợ TDTD. Công thức tính mức tăng số lượng sản phẩm TDTD được xác định như sau:



Mức tăng SL sản

phẩm TDTD

=

SL sản phẩm TDTD năm n - SL sản phẩm

TDTD năm n -1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc NHTM ở Việt Nam - 8


Mức độ tăng trưởng số lượng kênh phân phối TDTD

Kênh phân phối là một trong các phương thức phát triển TDTD chủ lực của CTTC. Việc mở rộng kênh phân phối chính như POS, DSA về số lượng có tính sống còn và góp phần đảm bảo được vị thế của CTTC trên thị trường và tăng trưởng khách hàng, quy mô dư nợ TDTD. Do vậy, mức độ tăng trưởng số lượng kênh phân phối chủ yếu của CTTC giúp đánh giá đầy đủ thực trạng phát triển TDTD của CTTC trực thuộc. Mức độ tăng trưởng số lượng kênh phân phối được xác định theo công thức sau:


Mức độ TT SL kênh phân phối

SL KPP năm n - SL KPP năm n -1

=

x 100%

SL KPP năm n


Mức độ tăng trưởng thị trường TDTD

Việc mở rộng thị trường theo khu vực địa lý hành chính sẽ giúp CTTC trực thuộc thu hút nhiều khách hàng mới và tăng năng lực cạnh tranh với các CTTC đang hoạt động trên các địa bàn hẹp hơn. Mức độ tăng trưởng số lượng thị trường theo khu vực địa lý hành chính được xác định theo công thức sau:


Mức độ TT SL thị trường

SL thị trường năm n - SL thị trường năm n -1

=


x 100%

SL thị trường năm n


Việc mở rộng thị trường còn được thể hiện qua mức tăng tổng quy mô khách hàng, số lượng nhóm/tập khách hàng mới...và được các định theo công thức sau:


SLKH năm n - SLKH thị trường năm n -1

Mức độ TT SLKH

=


x 100%


SLKH năm n


Mức độ tăng trưởng dư nợ TDTD

Tăng trưởng dư nợ TDTD được thể hiện qua sự biến động tăng giảm về quy mô TDTD của CTTC trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sự phát triển TDTD của CTTC và được thể hiện qua công thức sau:


Mức độ TT dư nợ TDTD

Dư nợ TDTD năm n - Dư nợ TDTD năm n-1

=


x 100%

Dư nợ TDTD năm n-1


Mức độ tăng trưởng thị phần TDTD

Thị phần TDTD thể hiện vị thế và năng lực phát triển TDTD của CTTC trực thuộc so với các CTTC đang hoạt động trên thị trường. Thị phần TDTD hàng năm có sự tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng quy mô TDTD của các thể hiện sự tăng trưởng bền vững của CTTC trực thuộc. Đây cũng là mục tiêu dài hạn mà các CTTC hướng tới. Việc tăng trưởng thị phần hàng năm thể hiện CTTC có năng lực cạnh tranh, có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại và khả năng thu hút khách hàng mới. Thị phần TDTD và mức độ tăng trưởng thị phần TDTD của CTTC được xác định qua các công thức sau:



Dư nợ TDTD của CTTC năm n

Thị phần TDTD

=

x 100%

Tổng dư nợ TDTD của các CTTC năm n

Mức độ TT thị phần TDTD

Thị phần TDTD năm n- Thị phần TDTD năm n-1

=

x 100%

Thị phần TDTD năm n

Mức độ tăng trưởng lợi nhuận TDTD

Lợi nhuận của hoạt động TDTD thể hiện kết quả hoạt động TDTD của CTTC. Lợi nhuận của hoạt động TDTD càng cao và có sự tăng trưởng qua các năm thể hiện hiệu quả của phát triển TDTD. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và an toàn vốn có mối tương quan, CTTC trực thuộc đạt được lợi nhuận dương và có sự tăng trưởng cũng thể hiện hoạt động TDTD có mức độ an toàn, không ảnh hưởng tới vốn góp của các bên sở hữu CTTC.. Mức độ tăng trưởng lợi nhuận được xác định bằng công thức dưới đây:


Mức độ TT

lợi nhuận

LN TDTD năm n – LN TDTD năm n-1

=

x 100%

LN TDTD năm n-1


2.1.3.2. Nhóm các chỉ tiêu TDTD về chất lượng

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu thể hiện rõ nét năng lực quản trị chất lượng TDTD của các CTTC trực thuộc hàng năm, cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục TDTD của CTTC trực thuộc, thể hiện qua bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Trong trường hợp tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cao hơn trung bình ngành hoặc có dấu hiệu tăng dần theo các năm cho thấy CTTC trực thuộc đang đối với mặt với nhiều rủi ro hơn trong kinh doanh và phải quản lý danh mục TDTD với chất lượng đi xuống.



Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp hơn trung bình ngành và ngày càng giảm thể hiện các CTTC trực thuộc đang quản lý chặt chẽ danh mục cho vay với chất lượng được cải thiện hơn. Theo thông lệ quốc tế, các tổ chức tài chính được đánh giá hoạt động TDTD có chất lượng tốt nếu tỷ lệ nợ xấu hàng năm dưới 3%. Công thức tính tỷ lệ nợ xấu được xác định như sau:


Tỷ lệ nợ xấu

năm n

Nợ xấu TDTD năm n

=

x 100%

Tổng dư nợ TDTD năm n

Hệ số an toàn vốn tối thiểu

Với các CTTC tiêu dùng, TDTD là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu. Vì vậy, hệ số an toàn vốn là tối thiểu (CAR) là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng TDTD. Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn Basel. Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng được thành lập bởi NHTW thuộc Chính Phủ của 10 quốc gia thuộc nhóm G10 vào cuối năm 1974. Trước sự sụt giảm vốn của các ngân hàng quốc tế và nguy cơ gia tăng rủi ro quốc tế liên quan tới các nước có tỷ lệ nợ lớn, Ủy ban đã ban hành hệ thống đo lường vốn gọi là Hiệp ước Basel. Theo Hiệp ước, CAR là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng và cũng có thể được sử dụng để đo lường mức độ an toàn vốn của CTTC trực thuộc. Hệ số CAR hàng năm là một trong các chỉ tiêu thể hiện năng lực thiết lập và giám sát các giới hạn hoạt động an toàn của CTTC. Theo tiêu chuẩn Basel II, các ngân hàng cần đạt hệ số CAR ở mức tối thiểu 8%, giảm 1% so với tiêu chuẩn Basel I nhưng cách thức tính toán phức tạp hơn:



Vốn chủ sở hữu

CAR

=


Tổng tài sản có rủi ro

Ngoài ra, sự phát triển của hoạt động TDTD của CTTC trực thuộc còn được đánh giá thông qua sự đóng góp của công ty vào kết quả, vị thế, uy tín... của NHTM mẹ, vào thực hiện mục tiêu hạn chế tín dụng đen trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia...

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại

2.4.1.1. Các yếu tố thuộc về các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại

Chiến lược phát triển

Chiến lược phát triển hay còn gọi là chiến lược cấp toàn doanh nghiệp do ban lãnh đạo của CTTC lập ra để thực hiện mục tiêu của CTTC trong ngắn, trung và dài



hạn. Tùy thuộc từng CTTC trực thuộc, chiến lược phát triển gắn kết chặt chẽ với NHTM mẹ theo một số mục tiêu riêng hoặc kết hợp nhiều mục tiêu về thị phần, quy mô, doanh thu, hiệu quả, thương hiệu…Chiến lược phát triển được thể hiện rõ nét trong kết quả hoạt động phát triển TDTD của CTTC trực thuộc trong từng thời kỳ. Một số chiến lược phát triển thường được các CTTC trực thuộc lựa chọn như sau:

- Chiến lược phát triển nhằm đạt mục tiêu về quy mô thị phần: Trong trường hợp CTTC trực thuộc đặt mục tiêu về quy mô và thị phần, CTTC trực thuộc sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực vào tăng năng lực phát triển sản phẩm, tăng cường nhân lực kinh doanh, mở rộng kênh phân phối, tăng cường xúc tiến bán hàng và mở rộng thị trường nhằm đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về doanh số TDTD, dư nợ TDTD, thị phần TDTD… Với mục tiêu này, công tác tổ chức quản trị rủi ro mặc dù được coi trọng nhưng CTTC trực thuộc không đủ nguồn lực để đảm bảo phân bổ đều cho mảng kinh doanh và quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, mục tiêu quy mô có thể ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả hoạt động và mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn. Chiến lược này thường có tính ngắn hạn hơn và thường được CTTC trực thuộc kết hợp với các mục tiêu trong trung dài hạn… Một số dấu hiệu phản ảnh chiến lược này trong hoạt động của CTTC trực thuộc như: tăng trưởng dư nợ TDTD, tăng thị phần, tăng số lượng khách hàng, tăng kênh phân phối. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả như lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, CAR có thể chưa đạt được kỳ vọng.

- Chiến lược phát triển nhằm đạt mục tiêu về hiệu quả và an toàn: Với chiến lược này, CTTC trực thuộc ưu tiên nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả trong mối tương quan với an toàn vốn trong dài hạn. Các CTTC trực thuộc lựa chọn chiến lược này sẽ lựa chọn các mô hình kinh doanh sản phẩm TDTD còn nhiều dư địa phát triển, xây dựng các chính sách, quy trình tín dụng chặt chẽ nhằm đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro tín dụng. Mục tiêu hiệu quả có tính tương đối so với quy mô kinh doanh. Các CTTC trực thuộc thường sẽ xây dựng chiến lược hiệu quả và an toàn trong trung dài hạn. Các chỉ tiêu an toàn hiệu quả như lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, CAR được thiết lập mục tiêu rõ ràng, tăng trưởng quy mô được xem xét ở mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

- Chiến lược phát triển về quy mô nhưng đảm bảo an toàn: Các CTTC trực thuộc có quy mô lớn và nguồn lực tài chính vững vàng sẽ phân bổ nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và đảm bảo an toàn. Với các CTTC thực thi chiến lược phát triển nhằm đạt mục tiêu hiệu quả và an toàn, mô hình quản trị rủi ro được xây dựng



với các nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, có thể áp dụng theo thông lệ quốc tế hoặc chuẩn mực quản trị cao hơn so với mặt bằng các CTTC trong nước, kèm theo đó là các chính sách tín dụng và quy trình tín dụng được ban hành theo định hướng kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Mô hình quản trị rủi ro thường được chuyển giao từ NHTM mẹ và điều chỉnh phù hợp với đặc thù hoạt động của CTTC trực thuộc.

Năng lực tổ chức phát triển sản phẩm

CTTC không thể triển khai đa dạng hóa sản phẩm và phát triển các sản phẩm TDTD phù hợp với thị trường và khách hàng nếu không có năng lực tổ chức phát triển sản phẩm. Năng lực tổ chức phát triển sản phẩm được thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Khả năng thiết lập mô hình tổ chức quản lý sản phẩm hiệu quả phù hợp với chiến lược sản phẩm trong CTTC trực thuộc. Tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu phát triển TDTD của từng CTTC trực thuộc, mô hình tổ chức quản lý sản phẩm sẽ có sự khác biệt giữa các CTTC. Đối với các CTTC có mục tiêu phát triển TDTD, mô hình tổ chức quản lý sản phẩm phải đảm bảo được một số yêu cầu như: Ban điều hành tham gia chỉ đạo trực tiếp và sát sao với hoạt động phát triển sản phẩm, có Hội đồng chuyên môn hỗ trợ Ban điều hành điều phối hoạt động phát triển sản phẩm, hoạt động phát triển sản phẩm do một phòng chức năng đầu mối và có sự phối hợp của các đơn vị chuyên môn nhằm đảm bảo sản phẩm được ban hành trong thời gian ngắn nhất, phù hợp nhất với thị trường và khách hàng, sản phẩm được kiểm soát và đánh giá hiệu quả thường xuyên.

- Khung pháp lý nội bộ phải đảm bảo ban hành đầy đủ, tối thiểu bao gồm các quy định về phát triển và quản lý sản phẩm, quy trình phát triển và quản lý sản phẩm. Quy định hoạt động phát triển và quản lý sản phẩm là văn bản nội bộ do CTTC ban hành nhằm thống nhất hoạt động phát triển và quản lý sản phẩm. Văn bản này quy định các nội dung liên quan tới cây sản phẩm, kế hoạch hàng năm, điều kiện triển khai phát triển sản phẩm, các quy định liên quan tới phê duyệt, quản lý sản phẩm, các nguyên tắc khen thưởng kỷ luật, và trách nhiệm của các đơn vị trong CTTC tham gia phát triển sản phẩm. Quy trình phát triển và quản lý sản phẩm: là văn bản nội bộ của CTTC được ban hành nhằm chuẩn hóa các bước phát triển và quản lý sản phẩm, các biểu mẫu nội bộ và biểu mẫu giữa CTTC và khách hàng cũng thuộc phạm vi văn bản. Các bước phát triển và quản lý sản phẩm TDTD điển hình bao gồm thiết kế sản phẩm, phát triển sản phẩm, thí điểm và triển khai sản phẩm, và quản lý sản phẩm.

Tóm lại, CTTC trực thuộc có đầy đủ năng lực phát triển sản phẩm sẽ có tác dụng tích cực tới sự phát triển TDTD và ngược lại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024