Doanh thu của FAST trong những năm qua.
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Doanh thu (tỷ VNĐ) | 18,34 | 22,27 | 31 | 40,3 |
Lợi nhuận trước thuế ( tỷ VNĐ) | 2,45 | 3,56 | 6,15 | 8,92 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Thị Trường Phần Mềm Kế Toán Việt Nam
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Thị Trường Phần Mềm Kế Toán
- Doanh Nghiệp Cung Cấp Sản Phẩm Phần Mềm Kế Toán Nước Ngoài
- Giải Pháp Pmkt Nước Ngoài Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Thách Thức Đối Với Thị Trường Phần Mềm Kế Toán Tại Việt Nam
- Giải Pháp Đối Với Doanh Nghiệp Sử Dụng Phần Mềm Kế Toán
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Bảng 4: Doanh thu của Fast trong giai đoạn 2006-2009 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Fast
Doanh thu và lợi nhuận của công ty Fast giai đoạn
Doanh số ( tỷ VNĐ)
50
40
30
20
10
0
2006 - 2009
Doanh thu
Lợi nhuận
2006 2007
Năm
2008 2009
Hình 5 : Doanh thu và lợi nhuận của công ty Fast giai đoạn 2006-2009.
Với tốc độ tăng trưởng liên tục khoảng 20-30% được biệt các năm 2006-2009 tăng ở mức ấn tượng 30%, Fast đã nhận được giải thưởng Sao khuê cho doanh nghiệp tăng trưởng tiêu biểu năm 2007.
Với số lượng khách hàng hiện tại của công ty Fast là hơn 4500 doanh nghiệp, Fast đang trở thành phần mềm kế toán được ưa thích trên thị trường Việt nam. Được thành lập với số vốn là 1 tỷ đồng, ngay trong năm đầu hoạt động doanh thu của Fast đã đạt được 300 triệu VNĐ. Phần mềm Fast Education được đưa vào dạy ở hơn 40 trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước đã giúp
cho nguồn nhân lực tương lai của các công ty tiếp cận dần với Fast. Đó chính là ưu thế rất mạnh của Fast. Được thành lập từ khi thị trường Việt Nam còn đang ngỡ ngàng với phần mềm kế toán còn làm cho doanh nghiệp này có thuận lợi hơn là tạo hướng đi cho lĩnh vực phần mềm kế toán, kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nào cũng có khó khăn. Ngay từ bước khởi đầu tưởng như rất thuận lợi nhưng năm 2003 – 2004 doanh số của Fast gần như bằng 0 do sự ra đi của một số chủ chốt quan trọng trong công ty. Tuy nhiên công ty đã khôi phục lại kinh tế với mức doanh thu rất cao. Hiện nay Fast trở thành PMKT được yêu thích trên thị trường.
2.2.2 Công ty cổ phần Misa
Người đại diện: TGĐ.Nguyễn Xuân Hoàng
Địa chỉ: 218 Đội Cấn – Q. Ba Đình – TP Hà Nội.
Các sản phẩm chính:
Misa Mimosa: PMKT Hành chính sự nghiệp Misa SME.NET: PMKT doanh nghiệp
Misa HRM.NET: Phần mềm quản trị nguồn nhân lực Misa Bamboo.NET: PMKT xã
Misa CRM.NET: Phần mềm Quản trị Quan hệ khách hàng Misa Panda.NET: PMKT Nghiệp vụ thi hành án
Các giải thưởng:
1. Doanh nghiệp làm phần mềm và dịch vụ nội địa tốt nhất năm 2009 do Bộ Thông tin – Truyền thông tổ chức trao hôm 20-3-2010.
2. Sáu năm liên tiếp từ 2005 đến 2009 đạt giải Cúp vàng BIT Cup cho sản phẩm Misa SME do khách hàng bình chọn thông qua tạp chí PCWorld.
3. Giải Sao khuê 2008 cho Phần mềm quản trị Misa CRM.NET
4. Năm 2007 nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ do đã có thành tích phát triển ấn tượng trong 3 năm liên tiếp góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
5. Và rất nhiều giải thưởng do TP HCM và TP Hà Nội tặng cho doanh nghiệp có thành tích xuất sắc.
Nhận xét: Công ty cổ phần Misa ra đời và đi đầu thị trường, sản phẩm của công ty có chất lượng tốt kết hợp với dịch vụ hoàn hảo đang dần chiếm lĩnh thị trường PMKT. Công ty cổ phần Misa là một trong số rất ít công ty chịu khó đầu tư cho sản phẩm của mình. Sản phẩm của Misa luôn được đánh giá cao trên toàn quốc nhờ vào việc chú trọng đầu tư về chất lượng thể hiện rõ nhất qua quá trình hoạt động của công ty được trình bày dưới đầy.
Thông tin về quá trình hoạt động:
Hoạt động | |
1994 | Thành lập Misa Group + Ra mắt Misa 1.0 |
1995 | Kế toán doanh nghiệp Misa-SME 2.0 và RESTAB: Phần mềm báo cáo ngân hàng |
1996 | Misa SME 3.0 |
1997 | Misa Mimosa 4.9 + Misa SME 4.0 Huy chương bạc phần mềm Việt Nam |
1998 | Misa Mimosa 4.5 được Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT khuyến cáo sử dụng trên phạm vi toàn quốc Giải thưởng khoa học kỹ thuật Thanh niên Misa SME 4.5 |
1999 | Misa Mimosa 4.5 chinh phục thị trường Nam bộ & Tây Nguyên |
Misa SME 5.1 + Misa Mimosa 5.0 Thành lập văn phòng giao dịch tại TP HCM | |
2002 | Misa chuyển đổi thành công ty Cổ phần Chính thức thành lập Văn phòng Misa HCM |
2003 | Misa Mimosa 5.3 + Misa SME 7.0 Cúp vàng CNTT đầu tiên cho Misa SME |
2004 | Misa Mimosa 5.5 + Misa SME 7.1 Thành lập văn phòng Đà Nẵng và VP BMT BIT Cup đầu tiên cho Misa SME |
2005 | Misa Mimosa 2005 + Misa Panda.Net 2006 2 giải thưởng Sao Khuê + BIT Cup lần thứ 2 cho Misa SME |
2006 | Misa Mimosa 2006 + Misa SME 7.5 Misa Mimosa.NET X1 2006 BIT Cup thứ 3 cho Misa SME Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ |
2007 | Misa SME 7.9; Misa CRM-NET 2008; Misa Bamboo.Net 2008 Thành lập VP Hà Nội BIT Cup lần thứ 4 cho MISA SME |
2008 | Misa Mimosa.NET 2009 BIT Cup đầu tiên cho Misa CRM.NET 2008 |
2009 | Misa SME.Net 2010 Misa HRM.NET 2010 BIT Cup lần thứ 5 cho MISA SME BIT Cup lần thứ 2 cho MISA CRM.NET |
Bảng 5: Quá trình hoạt động của công ty cổ phần Misa
Thông quá trình hoạt động của công ty cổ phần Misa ta thấy, công ty cổ phần Misa liên tục cập nhật sản phẩm, nâng cấp sản phẩm mới để thích ứng với thị trường. Các sản phẩm của Misa luôn được đánh giá cao trên thị trường. Điều này chứng tỏ công ty cổ phần Misa rất chú trọng tới chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm của Misa có sự phát triển mạnh mẽ và vượt trội trong những năm qua càng khẳng định thêm chất lượng về dịch vụ của công ty cổ phần Misa.
Bảng giá sản phẩm PMKT Misa SME (Nguồn: Công ty Misa)
Bảng 6: Bảng giá sản phẩm của công ty Misa.
Doanh thu của công ty Misa trong những năm qua
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Doanh thu ( Tỷ VNĐ) | 22,8 | 33,9 | 47,288 | 89,356 |
Lợi nhuận (Tỷ VNĐ) | 9,8 | 10,4 | 9,54 | 17,043 |
Bảng 7: Doanh thu của công ty Misa giai đoạn 2006-2009 Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán - công ty cổ phần Misa.
Doanh thu
Lợi nhuận
Doanh thu và lợi nhuận của Misa giai đoạn 2006-2009
100
Doanh số (tỷ VNĐ)
80
60
40
20
0
2006 2007 2008 2009 Năm
Tăng trưởng khách hàng của PMKT doanh nghiệp
Số lượng khách hàng của Misa qua các năm
50000
Số lượng
40000
30000
20000
10000
0
2006 2007 2008 2009
Năm
Hình 7: Số lượng khách hàng của Misa từ năm 2006 đến 2009 Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty Misa
Nhận xét:
Doanh thu năm 2009 của Misa tăng 190% so với năm 2008 cùng với số lượng khách hàng tăng từ hơn 4000 khách hàng lên hơn 40000 khách hàng là một con số kỷ lục với một công ty kinh doanh. Cũng nhớ đó công ty Misa đã nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2009. Năm 2009 với số lượng các chi nhánh được mở rộng theo quy trình mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty, các chi nhánh tại Đà Nẵng, TPHCM, Quảng Ninh, Buôn Ma Thuột ( Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum) đã giúp doanh thu cũng như sô lượng khách hàng của công ty Misa tăng lên đáng kể. Chất lượng sản phẩm đã được đánh giá thông qua nhiều giải thưởng được bình chọn bởi cả các chuyên gia và các khách hàng chuyên nghiệp, sản phẩm Misa có nhiều ưu điểm vượt trội giúp nó nhanh chóng phát triển trên thị trường. Kết hợp với việc mở rộng thị trường kinh doanh Misa cũng đi sâu đầu tư vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước để tài trợ phát triển đội ngũ nhân viên sử dụng Misa trong tương lai.
Với sự chấp nhận của nhiều khách hàng cũng như các chuyên gia, sản phẩm Misa dược đánh giá là sản phẩm phần mềm được yêu thích trong nhiều năm. Hơn nữa, công ty cổ phần Misa cũng đã khai thác lợi ích của mình để xây dựng thương hiệu Misa trở thành thương hiệu mạnh
3. Các sản phẩm phần mềm kế toán
3.1 Giải pháp Oracle, SAP và Solomon cho doanh nghiệp quy mô lớn
Như đã nói ở trên, các phần mềm ERP với tên gọi là phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp đóng vai trò lớn hơn nhiều so với chức năng là PMKT.Tuy nhiên không giống như phần mềm kế toán nước ngoài FMS Sunsystem, các phần mềm Oracle (công ty Oracle - USA), SAP (công ty SAP – Cộng hòa liên bang Đức) và Solomon (Giải pháp của Microsoft – USA) không tách biệt
chức năng kế toán với nhiệm vụ quản lý nguồn lực doanh nghiệp.Hệ thống phần mềm Oracle, SAP là cả một quy trình lớn, thống nhất với nhau. Hiện nay các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thường sử dụng hai loại phần mềm này do phần mềm Oracle và SAP là hai phần mềm được cung cấp bởi các công ty phần mềm tài chính kế toán lớn nhất, nhì trên thế giới. Hệ thống Oracle và SAP phát triển rất mạnh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó giúp các doanh nghiệp phát triển ở thị trường các nước khác nhau có thể thống nhất sử dụng một loại hệ thống quản trị nói chung, kế toán nói riêng để dễ dàng quản lý hoạt động của doanh nghiệp đó. Đa số các công ty lớn đều có yêu cầu cao, thống nhất trong quy trình quản lý, do đó hai phần mềm Oracle và SAP tuy là hai phần mềm ERP nhưng vẫn được coi là phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp lớn theo như tiêu chí của đề tài này.
Tính năng của hai phần mềm này gần giống nhau và giống với các phần mềm ERP khác trên thị trường Việt Nam. Với vai trò là phần mềm kế toán thì hai phần mềm này đáp ứng đủ các yếu tố mà một phần mềm kế toán yêu cầu kèm theo là tính ổn định, bảo mật rất cao; đồng thời là hệ thống kết nối thông tin giữa các máy tạo ra sự thuận lợi cho quá trình quản lý thông tin. Điều dở nhất của hai phần mềm này là chẳng công ty nào sử dụng được hết các chức năng của nó cả. Những kế toán viên đã từng sử dụng phần mềm nước ngoài đều lựa chọn hai sản phẩm SAP và Oracle là hai sản phẩm số một. Tuy nhiên hai sản phẩm này có nhược điểm là:
Chi phí khá đắt khoảng từ 30.000 đến 200.000 USD.
Phải mất thời gian dài để đào tạo đội ngũ nhân viên sử dụng.
Đội ngũ nhân viên phải có trình độ cao.
Nói tóm lại là thời gian và chi phí bỏ ra cho các phần mềm này là khá tốn kém. Do đó khi muốn chuyển đổi sử dụng phần mềm này, cần thiết phải nghiên cứu xem doanh nghiệp phù hợp với gói sản phẩm nào để phần mềm đáp ứng tốt